Điện Biên: Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái

Với nguồn tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan phong phú, nền văn hóa đa dạng, Ðiện Biên có tiềm năng rất lớn để trở thành một trong những điểm du lịch sinh thái hấp dẫn, mang lại hướng phát triển kinh tế bền vững cho người dân. Thực tế cho thấy, trong những năm trở lại đây, loại hình du lịch này đang có bước phát triển và dần hình thành các khu, điểm du lịch sinh thái hấp dẫn ở nhiều địa phương trong toàn tỉnh...
Điện BiênTiềm năng phát triển du lịch sinh thái
Du khách trải nghiệm hái chè tại trang trại Phan Nhất, xã Xuân Lao, huyện Mường Ảng. Ảnh: C.T.V

Theo đánh giá thì huyện Mường Ảng có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng từ cảnh quan, địa hình đến thổ nhưỡng, tạo nên nhiều điểm đến tiềm năng để phát triển du lịch. Ðơn cử như Ðào Viên Sơn tọa lạc tại bản Bua, xã Ẳng Tở, là điểm tham quan được đầu tư kỹ lưỡng, hấp dẫn. Ðây là điểm du lịch tư nhân, được gia đình ông Nguyễn Ðức Lợi đầu tư, phát triển trên diện tích 7ha. Trong khuôn viên Ðào Viên Sơn có nhiều khung cảnh phục vụ check-in: Vườn đào rừng, khu trồng hoa hồng cổ và một số tiểu cảnh khóa trái tim, khèn Mông, cầu thang lên trời. Bên cạnh đó, Ðào Viên Sơn còn phục vụ các món ẩm thực được nuôi, trồng, chế biến tại chỗ như lợn rừng, nhím, cà phê và đặc biệt là tảo xoắn được trồng theo mô hình khép kín - là sản phẩm chủ đạo cho các món ăn nhẹ và giải khát. Ngoài khu du lịch Ðào Viên Sơn, nằm ở bãi Pháy Váng, xã Xuân Lao rộng khoảng 20ha là cơ sở trang trại chè của gia đình ông Phan Nhất đang trồng và chăm sóc 13ha chè. Chè Phan Nhất được trồng và chăm bón theo phương pháp hữu cơ đã cho ra thành phẩm chè ngon, sạch đạt chuẩn. Không chỉ vậy, đồi chè hữu cơ Phan Nhất vẫn là một điểm đến tiềm năng có thể khai thác loại hình du lịch sinh thái nông nghiệp. Ðược biết, chủ cơ sở trong thời gian tới sẽ mở rộng diện tích trồng chè và xây dựng homestay để phục vụ du khách nghỉ đêm và cung cấp dịch vụ trải nghiệm các công đoạn sản xuất chè…

Ở vị trí khá xa trung tâm TP. Ðiện Biên Phủ nhưng cao nguyên đá Tủa Chùa lại là nơi có nhiều điểm tiềm năng du lịch sinh thái hấp dẫn. Ðiển hình như khu vực xã Sín Chải - nơi có độ cao hơn 1.400m so với mực nước biển, thời tiết mát mẻ quanh năm. Chính điều kiện khí hậu đặc biệt với bốn mùa trong một ngày cùng thổ nhưỡng thích hợp của cao nguyên đã sản sinh ra cây chè shan tuyết nổi tiếng trong và ngoài tỉnh. Ðặc biệt, vào đầu năm 2022, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam đã công nhận quần thể 100 cây chè shan tuyết tại thôn Sín Chải và Hấu Chua, xã Sín Chải, huyện Tủa Chùa là cây di sản Việt Nam. Ðược biết, huyện Tủa Chùa có gần 600ha chè; trong đó, 7.933 cây chè shan tuyết cổ thụ, nhiều cây vài trăm tuổi, tập trung chủ yếu ở xã Sín Chải và xã Tả Sìn Thàng. Giống chè cổ thụ ở đây chủ yếu mọc tự nhiên, sinh trưởng hoàn toàn hữu cơ, tự thích nghi với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu nơi đây. Hiện nay, với diện tích trồng chè này chưa diễn ra hoạt động du lịch nào nhưng nếu được đầu tư hợp lý hứa hẹn sẽ là điểm đến lý tưởng cho những người thích hòa mình vào thiên nhiên...

Cũng tại Tủa Chùa, bản Huổi Lóng nằm cách trung tâm xã Huổi Só 15km, cách trung tâm huyện khoảng 60km. Ðây là một trong những bản xa nhất đồng thời cũng khó khăn nhất của huyện Tủa Chùa, tập trung phần lớn đồng bào dân tộc Dao với tổng cộng hơn 200 hộ dân của 2 bản tái định cư nằm ven sông. Khi hồ thủy điện Sơn La tích nước, dòng sông Ðà khu vực xã Huổi Só không còn là thác ghềnh nguy hiểm nữa, trở thành mặt hồ phẳng lặng. Lợi thế đường thủy được phát huy, việc giao thương, trao đổi hàng hóa của người dân đi các tỉnh Sơn La, Lai Châu và ngược lại thuận lợi. Thương lái các nơi ngược dòng sông Ðà, neo lại ở bến Huổi Lóng để bán hàng, hình thành và phát triển phiên chợ. Bởi vậy, nơi đây hoàn toàn có thể trở thành điểm du lịch sinh thái hấp dẫn với những sản phẩm như tham quan lòng hồ, trải nghiệm ăn uống, lưu trú, lễ hội, đánh bắt cá...

Ngoài những địa điểm được nhắc tới ở trên, còn rất nhiều các điểm du lịch khác đầy triển vọng trong tương lai, như: Khu du lịch sinh thái hồ Noong U, xã Noong U, huyện Ðiện Biên Ðông; khu trồng dược liệu xã Tênh Phông, huyện Tuần Giáo; du lịch lòng hồ tại TX. Mường Lay... Tháng 3/2023, UBND tỉnh phê duyệt Ðề án Phát triển du lịch tỉnh Ðiện Biên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; trong đó, đề xuất phát triển các sản phẩm du lịch trọng tâm của tỉnh theo 3 trụ cột chính: Sản phẩm du lịch lịch sử, tâm linh; sản phẩm du lịch văn hóa, sinh thái; sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, giải trí, chăm sóc sức khỏe. Cụ thể, đề án xác định rõ cần thu hút đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái - khám phá trên cơ sở khai thác thế mạnh hệ sinh thái rừng, sông, hồ, các danh lam thắng cảnh trên địa bàn; thưởng thức văn hóa ẩm thực đặc trưng của dân tộc, các sản phẩm OCOP...

Trên cơ sở những tiềm năng, lợi thế sẵn có, tỉnh đang tập trung chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tăng cường công tác tham mưu phát triển du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ trên địa bàn tỉnh. Ðến nay, các cơ quan chuyên môn đã xây dựng Ðề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và giải trí trong rừng đặc dụng tại huyện Mường Nhé, TP. Ðiện Biên Phủ. UBND tỉnh cũng đã phê duyệt Ðề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và giải trí tại Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé, giai đoạn 2022 - 2030. Ngoài ra, cơ quan chuyên môn phối hợp với các sở, ngành, địa phương tham mưu xây dựng dự thảo Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới tỉnh Ðiện Biên giai đoạn 2021 - 2025 và trình UBND tỉnh ban hành; đồng thời, đang hoàn thiện, tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các kế hoạch cụ thể, chi tiết các nội dung thực hiện các chuyên đề liên quan đến du lịch sinh thái, nông thôn, nông nghiệp trong Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới tỉnh Ðiện Biên giai đoạn 2021-

Nguồn: Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái

Diệp Chi
www.baodienbienphu.com.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Yên Bái: Sôi nổi Hội thi gói bánh Pẻng cuổi huyện Lục Yên

Yên Bái: Sôi nổi Hội thi gói bánh Pẻng cuổi huyện Lục Yên

Sáng 2/12, huyện Lục Yên đã tổ chức Hội gói bánh chuối (Pẻng cuổi). Đây là một trong những hoạt động mới, đặc sắc trong chương trình du lịch “Về miền Đất Ngọc” năm nay.
Lào Cai: Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiếu số

Lào Cai: Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiếu số

Sáng 1/12, Sở Du lịch tổ chức Hội thảo nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.
Yên Bái đẩy mạnh công tác giảm nghèo

Yên Bái đẩy mạnh công tác giảm nghèo

Những năm qua, công tác giảm nghèo luôn được cấp ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện, đồng bộ và hiệu quả. Nhờ đó, đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện; tỷ lệ hộ nghèo giảm hàng năm.
Lào Cai: Tập huấn canh tác chè theo VietGAP cho người dân xã Nậm Chảy

Lào Cai: Tập huấn canh tác chè theo VietGAP cho người dân xã Nậm Chảy

Ngày 30/11, Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh tổ chức Tập huấn triển khai Mô hình thâm canh cây chè Shan theo VietGAP tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương.
Lai Châu: Hào hứng Giải đua mô tô địa hình trên đất chè Tân Uyên

Lai Châu: Hào hứng Giải đua mô tô địa hình trên đất chè Tân Uyên

Ngày 2/12 tới đây, một sự kiện được rất nhiều người mong đợi đó là Giải đua mô tô địa hình tỉnh Lai Châu mở rộng lần thứ nhất tại huyện Tân Uyên. Giải được tổ chức với sự phối hợp giữa tỉnh Lai Châu, huyện Tân Uyên và kênh VTV5 (Đài Truyền hình Việt Nam). Chỉ còn ít ngày nữa, Tân Uyên đã sẵn sàng mọi điều kiện để đón các đoàn vận động viên (VĐV) và du khách đến xem, cổ vũ.
Yên Bái: Nông dân Mù Cang Chải chú trọng phát triển kinh tế tập thể

Yên Bái: Nông dân Mù Cang Chải chú trọng phát triển kinh tế tập thể

Trong những năm qua, Hội Nông dân huyện Mù Cang Chải đã quan tâm chỉ đạo cơ sở Hội đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ hội viên nông dân xây dựng các mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao, từ đó vận động hội viên nông dân liên kết sản xuất, tham gia các hình thức kinh tế tập thể như tham gia tổ hợp tác (THT), hợp tác xã (HTX).

Các tin khác

Điện Biên: Phối hợp quản lý và bảo vệ rừng

Điện Biên: Phối hợp quản lý và bảo vệ rừng

Xác định công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng không chỉ là nhiệm vụ riêng của cơ quan chuyên môn mà còn là nhiệm vụ chung của cả hệ thống chính trị; do vậy các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở đã nâng cao ý thức, trách nhiệm quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ngày càng tốt hơn. Sự chung sức, đồng lòng đó mang lại nhiều kết quả tích cực, giảm dần các điểm nóng về khai thác rừng trái pháp luật và các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp.
Yên Bái khởi động Chương trình Tình nguyện mùa Đông 2023 và Xuân tình nguyện 2024

Yên Bái khởi động Chương trình Tình nguyện mùa Đông 2023 và Xuân tình nguyện 2024

Sáng 28/11, tại xã Mồ Dề, huyện Mù Cang Chải, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn - Ban Thư ký Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Yên Bái tổ chức Lễ Khởi động Chương trình Tình nguyện mùa Đông năm 2023 và Xuân tình nguyện năm 2024.
Điện Biên: Tạo điều kiện tốt nhất cho “búp non” vùng cao đến trường

Điện Biên: Tạo điều kiện tốt nhất cho “búp non” vùng cao đến trường

Giáo dục mầm non vẫn luôn là bậc học còn nhiều gian khó, vất vả nhất tại vùng cao tỉnh ta. Ngoài đặc thù địa bàn, thì cơ sở vật chất nhiều nơi đã hư hỏng, xuống cấp; điều kiện dạy học, sinh hoạt của cả cô và trò đều thiếu thốn. Vì thế Chương trình “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022 - 2030” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt mở ra nhiều hứa hẹn cho giáo dục mầm non Điện Biên. Và cũng một lần nữa khẳng định thành quả vượt khó đã đạt được trong sự nghiệp này của tỉnh nhà.
Điện Biên: Phát triển du lịch từ di sản văn hóa

Điện Biên: Phát triển du lịch từ di sản văn hóa

Với lịch sử hình thành lâu đời, văn hóa được xem là thế mạnh nổi trội để phát triển du lịch của tỉnh. Mỗi dân tộc trên địa bàn tỉnh đều có những nét văn hóa đặc trưng, độc đáo với những thiết chế văn hóa xã hội truyền thống, phong tục tập quán trong sản xuất, sinh hoạt, trong tín ngưỡng, nghệ thuật ẩm thực, nghề thủ công truyền thống... Ngoài ra, lễ hội cộng đồng của đồng bào các dân tộc thiểu số được tiếp tục duy trì và phát triển. Tất cả những điều đó đã trở thành yếu tố hấp dẫn thu hút du khách đến trải nghiệm và khám phá Ðiện Biên...
Yên Bái: Triển vọng từ nuôi cá dầm xanh ở Chiềng Xuân

Yên Bái: Triển vọng từ nuôi cá dầm xanh ở Chiềng Xuân

Trong chuyến công tác về xã Chiềng Xuân, huyện Vân Hồ, chúng tôi được người dân nơi đây chia sẻ về bí quyết nuôi thành công cá dầm xanh – loài cá cá quý, xưa kia thường được dùng để tiến vua.
Yên Bái: Xã nghèo Minh Tiến nỗ lực “cán đích” nông thôn mới

Yên Bái: Xã nghèo Minh Tiến nỗ lực “cán đích” nông thôn mới

Trở về Minh Tiến đúng vào ngày địa phương này tổ chức Lễ công bố xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2023. Chưa bao giờ Minh Tiến rộn ràng đến thế: đường làng ngõ xóm trang hàng cờ hoa rực rỡ, người dân ai cũng hồ hởi, phấn khởi! Chắc chắn rồi, họ vui bởi từ một xã “top dưới” của huyện Lục Yên nhưng với sự quyết tâm, nỗ lực của cả hệ thống chính trị, nhất là sự hưởng ứng tích cực của người dân, mục tiêu đạt chuẩn NTM của Minh Tiến đã thành hiện thực.
Điện Biên: Thách thức bảo tồn di sản văn hóa

Điện Biên: Thách thức bảo tồn di sản văn hóa

ĐBP - Toàn tỉnh Ðiện Biên hiện có 18 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, trong đó 02 di sản được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại là nghệ thuật xòe Thái và then Tày, Nùng, Thái. Tỉnh có 37 lễ hội truyền thống cùng 29 di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật và danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng. Cùng với các di tích, di sản văn hóa, trên địa bàn tỉnh có 41 nghệ nhân ưu tú là những người am hiểu, nắm giữ các giá trị văn hóa truyền thống để trao truyền cho thế hệ trẻ nhằm gìn giữ, phát huy giá trị di sản văn hóa cộng đồng các dân tộc.
Điện Biên: Kỳ vọng phát triển du lịch của huyện nghèo vùng cao

Điện Biên: Kỳ vọng phát triển du lịch của huyện nghèo vùng cao

Chợ phiên Keo Lôm, Hồ Noong U, tháp Mường Luân, tháp Chiềng Sơ, hang Mường Tỉnh, khu di tích Vừ Pa Chay, hồ thủy điện sông Mã... là những điểm đến rất giàu tiềm năng để huyện Điện Biên Đông khai thác, phát triển du lịch.
Sơn La: Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc La Ha

Sơn La: Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc La Ha

Liệp Tè là xã vùng III của huyện Thuận Châu, nơi có đồng bào dân tộc La Ha sinh sống. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã luôn chú trọng bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc.
Yên Bái: Chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân

Yên Bái: Chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân

Đồng hành với nông dân, thời gian qua, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Vân Hồ đã bám sát cơ sở, hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; tiếp cận, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao hiêu quả trồng trọt, chăn nuôi, tăng thu nhập cho nhân dân trên địa bàn.
Điện Biên: Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thành Đô kiểm tra một số dự án trọng điểm

Điện Biên: Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thành Đô kiểm tra một số dự án trọng điểm

Sáng nay (22/11), đồng chí Lê Thành Đô, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đi kiểm tra tiến độ, động viên các đơn vị thi công một số công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn TP. Điện Biên Phủ.
Sơn La: Bảo tồn phát huy giá trị văn hóa các lễ hội

Sơn La: Bảo tồn phát huy giá trị văn hóa các lễ hội

Mường La là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử; phong phú các loại hình văn hóa phi vật thể, trong đó, tiêu biểu và đặc sắc là các lễ hội truyền thống. Những năm qua, huyện Mường La đã quan tâm, chú trọng bảo tồn, phục dựng các lễ hội nhằm góp phần gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc trên địa bàn, gắn với phát triển du lịch, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân.
Điện Biên: Lễ hội Hoa anh đào dự kiến tổ chức tháng 1/2024

Điện Biên: Lễ hội Hoa anh đào dự kiến tổ chức tháng 1/2024

Sáng ngày 21/11, đồng chí Trần Quốc Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm việc với Thành ủy, UBND TP. Điện Biên Phủ, các sở, ban, ngành liên quan về công tác chuẩn bị Lễ hội Hoa anh đào năm 2024. Đồng chí Lê Thành Đô, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tham dự, cho ý kiến.
Lai Châu: Cây chanh leo trên đất Dào San

Lai Châu: Cây chanh leo trên đất Dào San

Nhằm nâng hiệu quả sử dụng đất, đưa các loại cây ăn quả vào trồng thay thế diện tích lúa, ngô cho năng suất thấp, thời gian qua, một số hộ dân của xã Dào San (huyện Phong Thổ) trồng thử nghiệm cây chanh leo. Hiện, chanh leo đang dần khẳng định vị thế khi đem lại thu nhập cao cho nông dân.
Yên Bái: Đặc sắc du lịch “Về miền Đất Ngọc” Lục Yên

Yên Bái: Đặc sắc du lịch “Về miền Đất Ngọc” Lục Yên

Từ ngày 1 - 3/12/2023, huyện Lục Yên tổ chức Chương trình du lịch “Về miền Đất Ngọc” lần thứ IV. Qua 3 năm tổ chức, Chương trình đã góp phần quảng bá sâu rộng các điểm du lịch, sản phẩm du lịch đặc trưng của huyện; khẳng định bản sắc văn hóa phong phú của đồng bào các dân tộc Lục Yên; tạo mối liên kết phát triển du lịch bền vững giữa các địa phương trong huyện với các huyện lân cận, tạo thành chuỗi cung ứng sản phẩm du lịch riêng có của huyện Lục Yên với tiêu chí mới mẻ, độc đáo, hấp dẫn và thân thiện.
Điện Biên: Khởi nghiệp từ hoa quả sấy lạnh

Điện Biên: Khởi nghiệp từ hoa quả sấy lạnh

Thời gian qua, phong trào phụ nữ khởi nghiệp tại tỉnh ta có nhiều chuyển biến tích cực. Nhiều mô hình, gương phụ nữ khởi nghiệp đã phát huy vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình, vươn lên làm giàu. Chị Trần Thị Hà (sinh năm 1983), tổ 6, phường Thanh Bình (TP. Ðiện Biên Phủ) là một phụ nữ khởi nghiệp thành công, biến ý tưởng “Áp dụng công nghệ sấy lạnh hoa quả để nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp” thành mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Điện Biên: Tuần Giáo thực hiện hiệu quả công tác an sinh xã hội

Điện Biên: Tuần Giáo thực hiện hiệu quả công tác an sinh xã hội

Cùng với việc tập trung phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo; thời gian qua, huyện Tuần Giáo đã quan tâm thực hiện hiệu quả các hoạt động bảo trợ xã hội, đền ơn đáp nghĩa, hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách… Từ đó, từng bước nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.
Hà Nội chưa phê duyệt kết quả trúng đấu giá 3 mỏ cát

Hà Nội chưa phê duyệt kết quả trúng đấu giá 3 mỏ cát

Sau 10 ngày tổ chức đấu giá, TP. Hà Nội chưa ban hành quyết định phê duyệt kết quả trúng đấu giá 3 mỏ cát Châu Sơn, Tây Đằng - Minh Châu và Liên Mạc.
Xem thêm
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động