Điện Biên: Người thanh niên xung phong nặng tình với Tây Bắc
Ông Nguyễn Tiến Năng (hàng thứ 2) cùng các cựu TNXP Việt Nam vào thắp hương Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia A1. |
Ngày cuối tháng 3, ông Nguyễn Tiến Năng, nguyên Phó Đội trưởng Đội 34 TNXP tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, nguyên trợ lý Thủ tướng Phạm Văn Đồng, cùng đoàn cựu TNXP Việt Nam đặt chân đến Điện Biên trong hành trình về nguồn và tổ chức các hoạt động an sinh xã hội. Ký ức một thời gian khó, vượt qua mưa bom bão đạn góp sức làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lại ùa về trong ông.
Ông Nguyễn Tiến Năng gắn bó với Tây Bắc từ năm 1953. Khi ấy ông là Bí thư Huyện đoàn huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Tháng 8, 9/1953, theo chủ trương của Trung ương tuyển TNXP, hàng nghìn thanh niên Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh tình nguyện đăng ký lên đường. Toàn bộ lực lượng tập kết tại Thanh Hóa. Ông Năng được điều động giao trọng trách Phó Đội trưởng Đội 34. Sau khi tập trung học điều lệ đoàn TNXP, 2 đội 34 và 40 nhận lệnh lên đường đi Tây Bắc, mỗi đội có 20 đại đội với tổng gần 8.000 người.
Ông Năng kể lại: “Lúc đấy không biết Tây Bắc như thế nào, cũng chẳng biết mình sẽ làm nhiệm vụ cụ thể gì, nhưng nhận lệnh là lên đường khí thế, hăng hái. Mọi thanh niên đều sẵn sàng đi bất cứ đâu, làm bất cứ điều gì vì dân tộc mà Đảng, Bác Hồ giao phó. Cứ thế, chúng tôi xuyên rừng, gánh theo lương thực, thực phẩm, đêm đi, ngày nghỉ. Lần đầu tiên, tôi thấy ngợp về rừng như thế, càng đi thì rừng càng trùng trùng điệp điệp và lạnh buốt. 40 đại đội lần lượt đi, rải rác, vừa đi vừa mở đường, cả mấy tháng mới đến nơi. Tết Giáp Ngọ 1954 năm ấy, 40 đại đội ăn tết rải từ Mộc Châu lên đến Tuần Giáo, đường 13 đến phà Tạ Khoa, Yên Bái”.
Chân dung ông Nguyễn Tiến Năng, nguyên Phó Đội trưởng Đội 34 TNXP tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, nguyên trợ lý Thủ tướng Phạm Văn Đồng. |
Sau đó, 2 đội TNXP nhận lệnh phục vụ Chiến dịch Trần Đình với nhiều phần việc: Tải thương, tải đạn, bảo vệ lương thực, làm kho, bảo vệ kho... Và nhiệm vụ chính, quan trọng nhất là bảo đảm giao thông thông suốt lên Điện Biên Phủ. Ông Năng hồi tưởng: “Thật sự anh em lúc đó không biết mật danh Trần Đình là ai, chiến dịch gì, nhận nhiệm vụ thì cố gắng hoàn thành tốt. Đến khi ta nổ súng mở màn chiến dịch, thì máy bay địch bắn phá ác liệt, quyết cắt đứt đường vận chuyển của ta cho tiền tuyến, nhất là các đoạn: Đèo Chẹn, phà Tạ Khoa, đèo Pha Đin... Đặc biệt là “cuống họng” ngã ba Cò Nòi - nơi các phương tiện đều phải đi qua để vào mặt trận. Chúng thả hàng trăm tấn bom các loại, gồm bom nổ, bom napan, bom bướm... Có ngày địch dùng 69 lượt máy bay B26, B29 ném tới 300 quả bom, có đợt địch đánh liên tục 2 - 3 tuần”.
“Ban đầu chúng tôi chưa có hiểu biết về các loại bom, nên nhiều người bị thương và hi sinh. Để hạn chế thương vong, đội phá bom được thành lập, các đại đội cũng lập tổ phá bom. Các anh công binh huấn luyện phá bom cho TNXP. Riêng khu vực ngã ba Cò Nòi bố trí 5 - 6 đại đội. Anh em đều quyết tâm phải phá được bom, đảm bảo khôi phục được mặt đường trong thời gian sớm nhất. Thế là cả “đại quân” chỉ với xà beng, cuốc, xẻng, xe cút kít, đòn gánh, tấm đan... cùng lao động dũng cảm. Cứ địch thả bom xong, mình lại vào rà phá, làm đường, thường chỉ 5 - 6 tiếng là khôi phục cơ bản để xe đi lại. Tháng 3, Pháp đánh gớm nhất, lại còn mưa khiến đường ngập bùn lầy, lấp hố bom rất khó khăn. Chúng tôi phải lấy đất khô từ xa chuyển về. Dù gian khổ, hiểm nguy, nhưng anh em vẫn làm việc hối hả, đoàn kết, tương trợ nhau vượt khó khăn với tinh thần tất cả cho tiền tuyến, tất cả vì chiến thắng” - ông Năng tự hào kể lại những ngày hào hùng mà bi tráng.
Đến khi Chiến dịch Trần Đình (Chiến dịch Điện Biên Phủ) thắng lợi, Đội TNXP 34, 40 vẫn ở lại khôi phục cầu đường. Sau đó tiếp tục hành quân đi Lai Châu làm đường lên biên giới Ma Lù Thàng trong 3 năm liền. Bởi vậy sau ngày trở lại Điện Biên, dù đã thấm mệt, ông Năng vẫn cùng người cháu đón xe lên thăm đồng đội đang yên nghỉ tại Nghĩa trang Liệt sĩ TNXP xã Chăn Nưa, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu - nơi đây là “nhà” của gần 100 TNXP đã hi sinh để mở đường biên giới.
Ông Nguyễn Tiến Năng chia sẻ trong chương trình giao lưu kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ của Hội Cựu TNXP Việt Nam tổ chức tại Điện Biên. |
Ông Năng chia sẻ: “Với tôi, trở về Sơn La, Điện Biên, Lai Châu như về nhà của mình. Bao nhiêu anh em của tôi đã ngã xuống vì mảnh đất này. Tôi còn sống, còn có thể đi được thì về thăm họ. Chắc đây cũng là lần cuối, chứ sức khỏe không cho phép nữa”.
Ở tuổi này, ông vẫn trăn trở: Hàng trăm anh em của tôi đã ngã xuống, gửi thân mình lại dải đất Sơn La, Điện Biên, Lai Châu góp sức làm nên chiến thắng vang dội, đánh đuổi giặc xâm lược, góp công mở đường làm đổi thay đời sống bà con đồng bào các dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Giờ đây, tôi chỉ mong thế hệ sau hiểu về lịch sử và mãi ghi nhớ công lao của họ. Bao nhiêu đồng đội hi sinh không tìm được hài cốt, nhiều phần mộ không xác định được danh tính, mong rằng tại Ngã ba Cò Nòi làm bia khắc tên những TNXP đã nằm lại nơi này. Tại đèo Pha Đin hoặc ngã ba Tuần Giáo (Điện Biên) cũng có bia nhắc nhớ sự kiện lịch sử, công lao của các TNXP...
Tin liên quan
Á hậu Bùi Khánh Linh diện đầm táo bạo tại Miss Intercontinental 2024 25/11/2024 16:53
Hơn 2,3 triệu tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp tại TP HCM 25/11/2024 16:00
Uống nước lá vối hàng ngày có nhiều công dụng ít người biết 25/11/2024 15:01
Cùng chuyên mục
Điện Biên: Huyện Điện Biên công bố di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Địa phương 11/11/2024 09:05
Yên Bái: Văn Yên triển khai nhiệm vụ diễn tập phòng thủ dân sự, ứng phó cháy rừng và tìm kiếm cứu nạn
Địa phương 08/11/2024 22:09
Điện Biên: Nhân rộng mô hình liên kết sản xuất vụ đông
Địa phương 08/11/2024 09:19
Yên Bái: Đinh Thị Hiến và tình yêu Khắp Thái
Địa phương 08/11/2024 07:15
Điện Biên: Thanh An đưa khoai lang thành cây đặc sản
Địa phương 07/11/2024 06:05
Yên Bái: Định vị thương hiệu du lịch từ những chính sách khả thi
Địa phương 06/11/2024 15:40
Các tin khác
Yên Bái: Xuân Tầm xây dựng đời sống văn hóa
Địa phương 05/11/2024 07:15
Điện Biên: Thị xã Mường Lay tổ chức điểm Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc
Địa phương 03/11/2024 09:10
Yên Bái phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao
Địa phương 03/11/2024 07:15
Điện Biên: Bí thư Tỉnh ủy Trần Quốc Cường kiểm tra tiến độ các dự án trọng điểm
Địa phương 02/11/2024 09:11
Yên Bái: Người phụ nữ Tày bền chí làm giàu
Địa phương 01/11/2024 14:40
Điện Biên: Gian nan giảm nghèo ở Hô Nậm Cản
Địa phương 01/11/2024 07:05
Yên Bái: Nông nghiệp đồng bộ giải pháp giữ đà tăng trưởng
Địa phương 29/10/2024 21:22
Điện Biên: Chợ phiên Pu Nhi: Tiềm năng còn bỏ ngỏ
Địa phương 29/10/2024 08:08
Tạo đà cho sản xuất công nghiệp Yên Bái
Địa phương 29/10/2024 05:05
Điện Biên: Khai mạc Du lịch mùa nước nổi trên sông Đà năm 2024 - 2025
Địa phương 28/10/2024 08:05
Yên Bái: Suối Giàng tổ chức Lễ hội tôn vinh cây chè tổ
Địa phương 28/10/2024 07:05
Yến Bái: Đặc sắc lễ Thần Nông đình làng Dọc
Địa phương 24/10/2024 15:05
Yên Bái: Huyện Văn Yên Lễ dâng hương cúng cơm mới Đền Nhược Sơn, xã Châu Quế Hạ
Địa phương 24/10/2024 07:07
Điện Biên: 15 năm hành trình làm “mẹ đặc biệt”
Địa phương 23/10/2024 19:43
Huyện Điện Biên đẩy mạnh trồng cây vụ đông
Địa phương 22/10/2024 09:42
Điện Biên: Phục dựng Lễ hội mừng cơm mới dân tộc Thái bản U Va
Địa phương 20/10/2024 12:00
Yên Bái: Lễ Cơm mới Đền Trái Hút, xã An Bình (Văn Yên)
Địa phương 20/10/2024 07:00
Yên Bái: Chàng trai Mông đi đầu chuyển đổi số du lịch ở Phình Hồ
Địa phương 19/10/2024 08:15
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00