Điện Biên: Hình thành vùng sản xuất nông nghiệp chủ lực lòng chảo Mường Thanh

Vùng lòng chảo Mường Thanh hội tụ đầy đủ các yếu tố để phát triển nông nghiệp chất lượng cao như: Ðịa hình bằng phẳng, khí hậu ôn hòa, đất đai màu mỡ và người dân có trình độ canh tác cao. Trên cơ sở tiềm năng, lợi thế sẵn có, nhiều năm qua, huyện Ðiện Biên đã ưu tiên phát triển trồng trọt vùng lòng chảo là lĩnh vực sản xuất quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong phát triển kinh tế nông nghiệp huyện.
Điện Biên: Hình thành vùng sản xuất nông nghiệp chủ lực lòng chảo Mường Thanh
Nông dân các xã vùng lòng chảo Ðiện Biên sử dụng máy gặt đập liên hợp trong thu hoạch lúa. Ảnh: Phạm Trung

Sản xuất lúa gạo chất lượng cao tại cánh đồng Mường Thanh là ưu tiên hàng đầu trong phát triển nông nghiệp của huyện Ðiện Biên. Cánh đồng Mường Thanh có diện tích khoảng 4.100ha, canh tác 2 vụ lúa. Sản phẩm gạo Ðiện Biên đã nổi tiếng với độ dẻo, thơm ngon và có chỗ đứng nhất định trên thị trường lúa gạo Việt Nam. Những năm gần đây, huyện Ðiện Biên chú trọng nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng và nâng tầm giá trị của sản phẩm lúa gạo Ðiện Biên. Hàng năm, huyện quan tâm đưa các bộ giống lúa chất lượng thay thế các giống lúa đã canh tác nhiều năm, có biểu hiện thoái hóa giống. Hiện nay, các giống lúa chủ lực thường xuyên được canh tác tại cánh đồng Mường Thanh gồm có: Séng cù, Hana và các loại giống lúa thơm. Bên cạnh đó, nông dân các xã vùng lòng chảo đã đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất. Nhiều hộ dân mạnh dạn đầu tư máy móc, nông cụ, cơ giới hóa khâu làm đất đạt 93%, khâu thu hoạch đạt đạt 95%; diện tích áp dụng máy cấy gắn động cơ thay thế hình thức gieo thẳng đạt gần 500ha. Ngoài ra, huyện Ðiện Biên tích cực thu hút các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) triển khai các dự án liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng cao nhằm nâng cao giá trị sản phẩm gạo Ðiện Biên. Hiện nay, nhiều dòng sản phẩm gạo Ðiện Biên đã đạt chuẩn OCOP.

Ông Nguyễn Văn Tâm, thôn 1, xã Pom Lót cho biết: Hơn 30 năm sản xuất trên cánh đồng Mường Thanh, tôi nhận thấy rất phù hợp với canh tác lúa nước 2 vụ. Ðồng ruộng bằng phẳng, hệ thống thủy lợi được đầu tư đảm bảo nước phục vụ sản xuất; nhất là cấp ủy, chính quyền từ huyện đến xã rất quan tâm, hỗ trợ người dân từ vật tư nông nghiệp, giống lúa và kỹ thuật. Nhiều năm nay, cơ cấu giống trong các vụ sản xuất luôn được thay đổi phù hợp với từng mùa vụ với phương châm hạn chế sâu bệnh, nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng lúa gạo. Ðơn cử như trước đây vùng đồng ruộng xã Pom Lót chỉ tập trung vào 2 giống lúa IR64 và Bắc thơm số 7 song nay cơ cấu chủ yếu là giống Séng cù, Hana và giống lúa thơm. Vài năm gần đây, người dân tham gia liên kết với doanh nghiệp sản xuất theo mô hình “cánh đồng một giống” và được doanh nghiệp bao tiêu toàn bộ sản phẩm.

Xác định sản xuất lúa gạo là ưu tiên hàng đầu trong phát triển nông nghiệp, xã Thanh Xương luôn chú trọng và tiên phong trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm gạo Ðiện Biên.

Ông Lò Văn Bun, cán bộ khuyến nông xã Thanh Xương cho biết: Xã Thanh Xương luôn đi đầu trong áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất, đến nay tỷ lệ cơ giới hóa các khâu làm đất và thu hoạch đạt 100%. Trong khâu gieo cấy, toàn xã có 67 máy cấy gắn động cơ, chiếm 80% số lượng máy cấy trong toàn huyện Ðiện Biên. Diện tích áp dụng máy cấy khoảng 200ha/vụ, chiếm trên 80% tổng diện tích gieo cấy của xã. Phấn đấu đến năm 2025, 100% diện tích lúa của xã áp dụng máy cấy gắn động cơ.

Bên cạnh phát triển cây lúa, huyện Ðiện Biên cũng chú trọng phát triển cây rau màu tại các xã vùng lòng chảo Mường Thanh. Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, toàn huyện có hơn 2.100ha rau màu; trong đó vùng lòng chảo có hơn 1.700ha tập trung chủ yếu trên địa bàn các xã Thanh Luông, Noong Luống, Thanh Hưng, Thanh Xương, Pom Lót. Năng suất rau xanh trên địa bàn huyện tương đối ổn định: Cải bắp đạt khoảng 30 - 35 tấn/ha; su hào 20 - 30 tấn/ha; rau cải các loại đạt từ 20 - 40 tấn/ha; cà chua từ 8 - 15 tấn/ha... Ðể đảm bảo phát triển rau màu bền vững, hàng năm các cơ quan chuyên môn của huyện thường xuyên hướng dẫn người dân về kỹ thuật, ứng dụng các tiêu chuẩn an toàn vào sản xuất, đặc biệt là áp dụng quy trình VietGAP để có những sản phẩm rau chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Anh Nguyễn Xuân Huy, Giám đốc HTX Nông nghiệp tổng hợp Noong Luống cho biết: Hiện nay, 11ha đỗ leo của HTX được trồng theo hướng GAP đã được công nhận sản phẩm đạt chuẩn OCOP, với năng suất trung bình khoảng 200 tấn/vụ. Trở thành sản phẩm OCOP không những tạo điều kiện cho đỗ leo Noong Luống có thương hiệu, chỗ đứng trên thị trường mà quan trọng hơn là góp phần thay đổi tư duy sản xuất của nông dân trên địa bàn. Thời gian tới, chúng tôi cố gắng nâng hạng sản phẩm OCOP lên hạng 4,5 sao. Ðồng thời hướng đến mục tiêu là đầu mối phân phối của các công ty, khu công nghiệp, siêu thị và xa hơn nữa là xuất khẩu.

Thực hiện Ðề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, những năm gần đây, huyện Ðiện Biên vận động người dân cải tạo vườn tạp, hỗ trợ các dự án liên kết sản xuất cây ăn quả tại các xã vùng lòng chảo. Hiện nay, tổng diện tích cây ăn quả vùng lòng chảo đạt 1.215ha. Năm 2023, toàn huyện đã trồng mới gần 100ha các loại cây ăn quả như: Bưởi da xanh, mít, nhãn, thanh long, ổi tại các xã: Thanh Yên, Thanh Nưa, Noong Luống, Sam Mứn, Thanh An, Thanh Xương, Pom Lót; trồng 60ha dứa tại bản Pu Lau (xã Mường Nhà); 35ha cây bơ tại xã Núa Ngam.

Ông Trần Thế Hoàn, Chủ tịch UBND xã Noong Luống cho biết: Từ năm 2020 đến nay, thực hiện chủ trương của Huyện ủy, UBND huyện Ðiện Biên, xã Noong Luống đã vận động các hộ dân thực hiện cải tạo vườn tạp, chuyển đổi từ các cây trồng truyền thống sang trồng cây ăn quả. Ðến nay, diện tích cây ăn quả của xã đạt 80ha, trong đó diện tích cây bưởi da xanh trồng theo các dự án liên kết chiếm gần 40%. Cơ bản các diện tích cây ăn quả đã cho thu hoạch, giúp người dân có việc làm ổn định, tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích. Những năm tới, xã Noong Luống tiếp tục vận động các hộ dân có quỹ đất, nhu cầu trồng cây ăn quả tham gia các dự án liên kết sản xuất, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ tái cơ cấu ngành Nông nghiệp huyện Ðiện Biên và Ðề án Phát triển cây ăn quả tỉnh Ðiện Biên.

Nguồn: Hình thành vùng sản xuất nông nghiệp chủ lực lòng chảo Mường Thanh

Phạm Trung
www.baodienbienphu.com.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Điện Biên: Bí thư Tỉnh ủy Trần Quốc Cường tiếp xã giao Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hoa Kỳ tại Việt Nam

Điện Biên: Bí thư Tỉnh ủy Trần Quốc Cường tiếp xã giao Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hoa Kỳ tại Việt Nam

Chiều nay (5/5), tại trụ sở Tỉnh ủy, đồng chí Trần Quốc Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tiếp xã giao Ngài Marc E. Knapper, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hoa Kỳ tại Việt Nam.
Yên Bái: Xã Nghĩa Lộ sản xuất an toàn, sản phẩm không lo ế

Yên Bái: Xã Nghĩa Lộ sản xuất an toàn, sản phẩm không lo ế

Nhiều năm qua, người trồng cây ăn quả ở xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ đã đẩy mạnh sản xuất theo hướng an toàn, không thuốc trừ cỏ, không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) với quan niệm “sản xuất an toàn, sản phẩm không lo ế”.
Yên Bái: Gương sáng Bản Tát

Yên Bái: Gương sáng Bản Tát

Nói đến ông Hoàng Văn On, người dân tộc Dao ở thôn Bản Tát, xã Châu Quê Hạ, huyện Văn Yên ai nấy đều nể phục tấm gương sản xuất giỏi tiêu biểu, trở thành tỷ phú từ trồng quế nhiều năm qua. Trồng quế lâu năm, nguồn thu nhập từ cây quế của gia đình ông trung bình hàng năm đạt trên 800 triệu đồng.
Yên Bái: Giáo dục thế hệ trẻ về Chiến thắng lịch sử Điên Biên Phủ

Yên Bái: Giáo dục thế hệ trẻ về Chiến thắng lịch sử Điên Biên Phủ

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 là mốc son chói lọi trong lịch sử của dân tộc, mở đầu nền hòa bình cho đất nước. Trân trọng và tự hào về những thành quả mà thế hệ cha ông đã đổ máu xương giành được, thời gian qua, các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã có nhiều cách làm thiết thực để giáo dục cho thế hệ trẻ về ý nghĩa của chiến thắng lịch sử "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
Điện Biên: Diện mạo mới Thanh Nưa

Điện Biên: Diện mạo mới Thanh Nưa

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, quân và dân quanh cứ điểm đồi Độc Lập (nay thuộc xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên) đã kiên cường đứng lên chiến đấu với thực dân Pháp. 70 năm sau Chiến thắng Điện Biên Phủ cứ điểm Độc Lập đã có nhiều đổi thay với diện mạo của một xã nông thôn mới.
Sơn La: Miền đất Sơn La trên hành trình du lịch “về nguồn”

Sơn La: Miền đất Sơn La trên hành trình du lịch “về nguồn”

Những ngày này, tuyến quốc lộ 6 kết nối thủ đô Hà Nội với chiến trường Điện Biên xưa nườm nượp những đoàn xe đưa các cựu chiến binh và du khách về thăm lại chiến trường oanh liệt “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Trên hành trình “du lịch về nguồn” ấy, có rất nhiều đoàn khách dừng chân tại Sơn La, thăm các di tích lịch sử hào hùng của quân và dân ta trong các cuộc kháng chiến diễn ra trên miền đất Tây Bắc.

Các tin khác

Sơn La: Lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế hiệu quả

Sơn La: Lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế hiệu quả

Đảng bộ xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu có 382 đảng viên, sinh hoạt ở 20 chi bộ trực thuộc. Những năm qua, Đảng bộ xã đã phát huy vai trò lãnh đạo của cấp ủy trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương, xây dựng và nhân rộng các mô hình kinh tế.
Điện Biên: Bế mạc Triển lãm “Du lịch qua các miền di sản và danh thắng Việt Nam”

Điện Biên: Bế mạc Triển lãm “Du lịch qua các miền di sản và danh thắng Việt Nam”

Tối 24/4, tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa và Thông tin du lịch Điện Biên Phủ đã diễn ra Lễ bế mạc Triển lãm “Du lịch qua các miền di sản và danh thắng Việt Nam”. Đồng chí Lò Văn Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên tới dự.
Điện Biên: Mường Nhé biểu dương điển hình tiên tiến học và làm theo Bác

Điện Biên: Mường Nhé biểu dương điển hình tiên tiến học và làm theo Bác

Sáng 24/4, Ban Thường vụ Huyện ủy Mường Nhé tổ chức Hội nghị biểu dương gương điển hình, tiên tiến trong “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và triển khai Mô hình “Cán bộ, đảng viên 5N” gắn với chuyên đề năm 2024. Hội nghị là đợt sinh hoạt chính trị quan trọng, hướng đến Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và kỷ niệm 134 năm ngày sinh nhật Bác.
Sơn La: Du lịch Quỳnh Nhai sẵn sàng cho kỳ nghỉ lễ

Sơn La: Du lịch Quỳnh Nhai sẵn sàng cho kỳ nghỉ lễ

Nằm cách thành phố Sơn La 60 km, huyện Quỳnh Nhai có nhiều điểm đến tham quan, trải nghiệm hấp dẫn, như: Cầu Pá Uôn, Đảo Trái tim, Đền Linh Sơn Thủy Từ, Suối khoáng nóng bản Bon, Vịnh Uy Phong... Khám phá cảnh đẹp vùng lòng hồ Quỳnh Nhai đang là lựa chọn hấp dẫn cho nhiều du khách dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay. Các điểm du lịch, khách sạn trên địa bàn huyện Quỳnh Nhai đã sắn sàng đón tiếp du khách tới tham quan, trải nghiệm.
Sơn La: Giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ

Sơn La: Giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ

Phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, các hội viên cựu chiến binh trong tỉnh luôn gương mẫu thực hiện các phong trào thi đua, hoạt động ở địa phương, chú trọng giáo dục truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng cho thế hệ trẻ.
Yên Bái vượt khó để phát triển rừng gỗ lớn

Yên Bái vượt khó để phát triển rừng gỗ lớn

Trồng rừng gỗ lớn không chỉ thực hiện ước mong lớn về kinh tế mà còn là hướng đi có ý nghĩa lâu dài, bền vững với môi trường và hệ sinh thái. Tuy nhiên, việc trồng rừng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Yên Bái vẫn còn gặp nhiều khó khăn nhất định đòi hỏi phải có thêm những chính sách, hoạt động hỗ trợ, tạo động lực để nhiều hộ dân tham gia…
Điện Biên: Bí thư Tỉnh ủy Trần Quốc Cường kiểm tra công tác chuẩn bị đón đoàn diễu binh, diễu hành tại Mường Ảng

Điện Biên: Bí thư Tỉnh ủy Trần Quốc Cường kiểm tra công tác chuẩn bị đón đoàn diễu binh, diễu hành tại Mường Ảng

Sáng 21/4, Đoàn công tác của Thường trực Tỉnh ủy, do đồng chí Trần Quốc Cường, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra công tác chuẩn bị đón các đoàn công tác, lực lượng diễu binh, diễu hành Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ của Bộ Quốc phòng cơ động đi qua và dừng chân tại huyện Mường Ảng. Cùng đi có các đồng chí: Mùa A Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Phạm Khắc Quân, Ủy viên BTV, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy.
Yên Bái: Đồng bào Mông Văn Chấn đổi mới tư duy làm kinh tế

Yên Bái: Đồng bào Mông Văn Chấn đổi mới tư duy làm kinh tế

Từng chỉ biết cày cấy, nuôi vài con lợn, con gà, ngày nay, nhiều hộ đồng bào Mông trên địa bàn huyện Văn Chấn đã nghĩ khác, làm khác, mạnh dạn đầu tư để chuyển đổi sang các mô hình kinh tế mới. Điều này không những minh chứng cho sự thay đổi trong tư duy và hành động mà còn thể hiện ý chí, khát khao vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên quê hương.
Điện Biên: Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử

Điện Biên: Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử

Sáng nay (20/4), tại Khách sạn Mường Thanh, TP. Điện Biên Phủ, Sở Công thương tỉnh Điện Biên phối hợp Cục Thương mại điện tử (TMĐT) và kinh tế số, Bộ Công thương tổ chức Hội nghị thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển TMĐT tại Điện Biên và các tỉnh vùng Tây Bắc. Dự hội nghị có đồng chí Phạm Đức Toàn, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; đại diện UBND, Sở Công Thương các tỉnh khu vực Tây Bắc và 200 đại biểu đến từ các Hiệp hội, doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ sở đào tạo trên địa bàn các tỉnh vùng Tây Bắc; doanh nghiệp trong lĩnh vực TMĐT.
Lào Cai có hơn 4.000 ha trồng cây dược liệu

Lào Cai có hơn 4.000 ha trồng cây dược liệu

Theo số liệu thống kế của cơ quan chuyên ngành, đến hết năm 2023, tổng diện tích trồng cây dược liệu trên địa bàn toàn tỉnh đạt 4.105 ha.
Sơn La: Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

Sơn La: Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

Sơn La có 12 dân tộc anh em sinh sống, mỗi dân tộc có nền văn hóa lâu đời, phong phú và đặc sắc. Đó là những di sản văn hóa phi vật thể có giá trị được đồng bào lưu giữ từ thế hệ này sang thế hệ khác, mang ý nghĩa đặc biệt, đại diện cho tín ngưỡng, văn hóa truyền thống và nguồn cội dân tộc.
Yên Bái: Mù Cang Chải phát huy thế mạnh chăn nuôi

Yên Bái: Mù Cang Chải phát huy thế mạnh chăn nuôi

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.
Sơn La: Phát triển vùng nguyên liệu trồng cây gai xanh

Sơn La: Phát triển vùng nguyên liệu trồng cây gai xanh

Ngày 17/4, đồng chí Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì cuộc làm việc với Công ty cổ phần nông nghiệp An Phước – Viramie, bàn giải pháp phát triển vùng nguyên liệu trồng cây gai xanh trên địa bàn tỉnh.
Yên Bái: Du lịch đưa sản vật quê hương vươn xa

Yên Bái: Du lịch đưa sản vật quê hương vươn xa

Trên đà phát triển ngày càng mạnh mẽ, du lịch Yên Bái thúc đẩy vào sự phát triển chung của nền kinh tế - xã hội tại tất cả các địa phương. Không chỉ góp phần quảng bá hình ảnh thiên nhiên, văn hoá, con người, du lịch đã tạo cầu nối đưa các sản vật Yên Bái vươn khắp mọi miền Tổ quốc, đặc biệt là các sản phẩm du lịch liên quan ẩm thực.
Sơn La: Sản phẩm OCOP từ món ăn bình dị của người dân tộc Thái

Sơn La: Sản phẩm OCOP từ món ăn bình dị của người dân tộc Thái

Thúa ố là thức chấm được làm từ đậu tương lên men, là món ăn dân dã của đồng bào dân tộc Thái ở Sơn La. HTX Nông nghiệp bản Pặt, xã Mường Chùm, huyện Mường La, đã nghiên cứu, đầu tư đưa món thúa ố thành sản phẩm OCOP đạt chứng nhận 3 sao.
Bình Phước: Đấu giá quyền sử dụng 19 lô đất thuộc Khu dân cư, đô thị và dịch vụ thương mại Suối Đôi

Bình Phước: Đấu giá quyền sử dụng 19 lô đất thuộc Khu dân cư, đô thị và dịch vụ thương mại Suối Đôi

Ngày 10/5, Công ty Đấu giá hợp danh Luật Việt và Trung tâm Phát triển quỹ đất thị xã Chơn Thành sẽ tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất đối với 19 lô đất (cụm LK-7) tại Khu dân cư, đô thị và dịch vụ thương mại Suối Đôi (Khu phố 6, phường Hưng Long, thị xã Chơn Thành, tỉnh Bình Phước).
Yên Bái tăng cường số hóa trong lĩnh vực du lịch

Yên Bái tăng cường số hóa trong lĩnh vực du lịch

Các giải pháp du lịch số qua công nghệ thực tế ảo gắn với bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc được triển khai sáng tạo, hiệu quả, góp phần quảng bá hình ảnh du lịch Yên Bái đến du khách trong nước và quốc tế.
Yên Bái: Xứng đáng là tấm gương để mọi người noi theo

Yên Bái: Xứng đáng là tấm gương để mọi người noi theo

Cả tuổi trẻ cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”, đến khi về hưu bà Phạm Thị Nhâm ở thôn Minh Thành, xã Tuy Lộc, thành phố Yên Bái vẫn nhiệt tình tham gia các phong trào chung, trở thành nữ Bí thư Chi bộ gương mẫu, đồng thời cũng là một tấm gương điển hình làm kinh tế giỏi trên địa bàn xã.
Xem thêm
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động