Đề xuất sửa đổi miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại

Bộ Công Thương đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 37/2019/TT-BCT ngày 29/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại.

Theo Bộ Công Thương, sau gần 4 năm tổ chức thực thi Thông tư 37/2019/TT-BCT là văn bản quy phạm pháp luật giúp Cục Phòng vệ thương mại và Bộ Công Thương có cơ sở pháp lý rõ ràng trong việc xử lý các hồ sơ đề nghị và việc quyết định miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại một cách kịp thời, hợp lý, đúng quy định, bảo đảm hiệu quả của biện pháp trên thực tế.

Thế nhưng, trong quá trình rà soát nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật phòng vệ thương mại nói chung và Thông tư 37/2019/TT-BCT nói riêng, một số vấn đề cần sửa đổi trong quy định về việc quyết định miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại tại Thông tư 37/2019/TT-BCT để phù hợp với yêu cầu của thực tiễn.

Đề xuất sửa đổi miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại

Cụ thể, quy định tại Điều 10 Thông tư 37/2019/TT-BCT, Bộ Công Thương xem xét việc miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại theo 6 trường hợp; trong đó, có trường hợp: "Hàng hóa tương tự, hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước không đáp ứng đủ lượng sử dụng trong nước".

Tuy nhiên, thời gian qua đã xảy ra hiện tượng một số doanh nghiệp viện dẫn quy định này để nộp hồ sơ đề nghị miễn trừ. Trong khi đó, hầu hết các vụ việc điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, ngành sản xuất trong nước không thể đáp ứng được 100% nhu cầu trong nước.

Sự thiếu hụt này vẫn có thể được bù đắp từ các nguồn nhập khẩu không bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại nhưng nếu từ chối miễn trừ, doanh nghiệp đề nghị miễn trừ có thể có ý kiến thắc mắc. Vì vậy, cần loại bỏ quy định xem xét miễn trừ trong trường hợp hàng hóa tương tự, hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước không đáp ứng đủ lượng sử dụng trong nước.

Về thành phần hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đã được quy định tại Điều 14 Thông tư 37/2019/TT-BCT. Đây là căn cứ để Cơ quan điều tra thẩm định, tính toán và xác định được lượng hàng hóa nhập khẩu được hưởng miễn trừ trên cơ sở năng lực sản xuất và định mức sử dụng nguyên vật liệu do doanh nghiệp cung cấp theo một phương pháp thống nhất. Tuy vậy, để Cơ quan điều tra thẩm định và xác minh chính xác lượng nhập khẩu được miễn trừ theo đúng nhu cầu, Cơ quan điều tra cần thêm một số thông tin như báo cáo xuất nhập tồn, hợp đồng thuê đất, thuê nhà xưởng, báo cáo thuế.

Những thông tin này chưa được liệt kê cụ thể trong thành phần hồ sơ. Các thành phần hồ sơ cụ thể này là yêu cầu thực tế khi tiến hành thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp từ trước đến nay của các đoàn thanh tra, kiểm tra sau miễn trừ, làm căn cứ để đưa ra kết luận thanh tra, kiểm tra. Do đó, thành phần hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại cần được quy định chi tiết hơn để các doanh nghiệp có thể tuân thủ một cách dễ dàng. Ngoài ra, Thông tư 37/2019/TT-BCT đang quy định thành phần hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại thiếu cụ thể, tách bạch để cá nhân, tổ chức đề nghị miễn trừ có thể hiểu rõ nghĩa vụ cung cấp đầy đủ các tài liệu, thông tin trong hồ sơ.

Thực tế nộp hồ sơ đề nghị miễn trừ cho thấy cá nhân tổ chức đề nghị thường nộp thiếu thành phần hồ sơ do hiểu không đúng về danh mục, thành phần hồ sơ. Thông tư sửa đổi bổ sung đề xuất quy định nhằm làm rõ và chi tiết các đầu mục hồ sơ cần cung cấp, là tài liệu, hồ sơ bắt buộc, có sẵn của doanh nghiệp liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và thủ tục miễn trừ, không làm mất thời gian, phiền hà cho doanh nghiệp, không làm phát sinh thêm thủ tục hành chính.

Bộ Công Thương cho biết, hiện tại, việc hậu kiểm cần phải được sử dụng thường xuyên và chặt chẽ. Kinh nghiệm trong thanh tra, kiểm tra nói chung của hầu hết các quốc gia tiên tiến cho thấy hậu kiểm sẽ phát huy được việc tuân thủ pháp luật ở mức độ cao nhất, tăng tính nghiêm minh và loại bỏ được các hành vi gian dối của các đối tượng kiểm tra.

Việc các đối tượng khai báo để xin hưởng miễn trừ là cơ sở phản ánh để việc tuân thủ pháp luật, tính trung thực của đối tượng và là căn cứ cho cơ quan kiểm tra tiến hành hậu kiểm. Quy định Cơ quan điều tra trong quá trình thực hiện kiểm tra có thẩm quyền đánh giá, tính toán thực tế định mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu trong sản xuất, gia công và biện pháp xử lý phế liệu, phế thải, phế phẩm, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa sau sau sản xuất, gia công.

Thực tế kiểm tra sau miễn trừ thời gian qua cho thấy nhiều doanh nghiệp không tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ theo quy định của Thông tư 37/2019/TT-BCT nhưng thủ tục kiểm tra sau miễn trừ và chế tài xử lý vi phạm theo Thông tư này chưa cụ thể và chưa đủ giáo dục và răn đe. Do đó, cần bổ sung chế tài tương ứng với việc không tuân thủ/tuân thủ không đầy đủ các nghĩa vụ theo quy định, sẽ thiết kế các chế tài.

Chẳng hạn như thu hồi quyết định hưởng miễn trừ, không xem xét cho tiếp tục hưởng miễn trừ trong thời gian cụ thể hoặc cho đến khi biện pháp phòng vệ thương mại đang được áp dụng chấm dứt, yêu cầu cơ quan hải quan truy thu thế đối với một phần/toàn bộ hàng hóa đã được hưởng miễn trừ.

Về thời hạn miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại quy định về thời hạn miễn trừ tại Thông tư 37/2019/TT-BCT hiện nay, Bộ Công Thương nêu rõ có thể gây hiểu lầm trong một số trường hợp khi giải thích về câu chữ.

Bộ Công Thương hàng năm xem xét thời hạn miễn trừ đối với các hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại nhằm kiểm soát hiệu quả tổng thể của biện pháp phòng vệ thương mại.

Đặc biệt, tôn chỉ, mục đích của biện pháp phòng vệ thương mại là bảo vệ và khuyến khích ngành sản xuất trong nước phát triển, giảm lệ thuộc vào hàng hóa nhập khẩu. Việc miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại có thời hạn 12 tháng, không giới hạn số lần để nghị cấp miễn trừ bổ sung trong khi tổng thời hạn miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại không thay đổi.

Điều này đặt ra yêu cầu làm rõ quy định về thời hạn miễn trừ, trong đó thống nhất khoảng thời gian tối đa cho 1 cấp miễn trừ căn cứ theo hồ sơ đề nghị miễn trừ của doanh nghiệp và không giới hạn số lần cấp miễn trừ bổ sung. Theo đó nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp cũng như bảo đảm hiệu quả của biện pháp phòng vệ thương mại trên thực tế.

Ngoài một số sửa đổi, bổ sung nêu trên, Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 37/2019/TT-BCT cũng điều chỉnh sửa đổi, bổ sung một số từ ngữ nhằm thống nhất cách thức quy định về một vấn đề, một đối tượng chung trong một điều khoản mà không làm thay đổi bản chất hay phát sinh quyền và nghĩa vụ tương ứng.

Bộ Công Thương nêu rõ, việc xây dựng Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 37/2019/TT-BCT nhằm mục đích đảm bảo thi hành các quy định tại Nghị định 10 và khắc phục những tồn tại, hạn chế của các quy định hiện hành.

Kế thừa những quy định còn phù hợp, tiên tiến và áp dụng trong thực tiễn có hiệu quả của Thông tư 37/2019/TT-BCT, bảo đảm đáp ứng yêu cầu thực tiễn hoạt động miễn trừ áp dung biện pháp phòng vệ thương mại và khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thi hành Thông tư 37/2019/TT-BCT.

Bên cạnh đó, tạo lập khung khổ pháp lý toàn diện, hợp lý, khả thi nhằm đảm bảo cho công tác miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đúng pháp luật, đạt hiệu quả, chất lượng, góp phần hữu hiệu vào công cuộc đấu tranh phòng, chống, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật phòng vệ thương trong bối cảnh thực tiễn./.

Nguồn: Đề xuất sửa đổi miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại

Theo Uyên Hương/TTXVN
doanhnhanvn.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Nhiều doanh nghiệp châu Âu "đổ bộ" vào các nước ASEAN

Nhiều doanh nghiệp châu Âu "đổ bộ" vào các nước ASEAN

Sau khi Mỹ áp thuế, ASEAN đang thu hút sự chú ý trở lại từ các công ty châu Âu với vai trò là điểm đến đầu tư cũng như nguồn cầu.
Tăng sức mua cần đồng bộ, tránh ‘trống đánh xuôi, kèn thổi ngược’

Tăng sức mua cần đồng bộ, tránh ‘trống đánh xuôi, kèn thổi ngược’

Hiện nay, điều mà các doanh nghiệp trong nước kỳ vọng là có được những giải pháp đồng bộ nhằm thúc đẩy sức mua, tạo đà khai thông thị trường tiêu thụ. Đặc biệt, trong công tác chính sách và quản lý, cần bảo đảm sự thống nhất, tránh tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”, để giữ vững niềm tin của người tiêu dùng đối với hoạt động mua sắm.
Cần sớm ban hành nhiều văn bản pháp lý quan trọng làm đường sắt tốc độ cao

Cần sớm ban hành nhiều văn bản pháp lý quan trọng làm đường sắt tốc độ cao

Bộ Xây dựng vừa trình Chính phủ dự thảo Kế hoạch triển khai Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Dự thảo Kế hoạch đề xuất tiến độ hoàn thành nhiều văn bản pháp lý và đề án quan trọng nhằm tạo bước tiếp theo của dự án.
Khởi động đàm phán thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ

Khởi động đàm phán thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ

Bộ trưởng Bộ Công thương, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Nguyễn Hồng Diên vừa có cuộc điện đàm với Trưởng đại diện Thương mại Hoa Kỳ Jamieson L. Greer để khởi động đàm phán vấn đề kinh tế, thương mại song phương Việt Nam và Hoa Kỳ.
“Vương đạo kinh doanh” – Tư tưởng lãnh đạo khai sáng cho doanh nghiệp tương lai

“Vương đạo kinh doanh” – Tư tưởng lãnh đạo khai sáng cho doanh nghiệp tương lai

Tiếp nối thành công tại Hà Nội, ngày 23/4, tại TP Hồ Chí Minh, hội thảo “Vương đạo kinh doanh” tiếp tục diễn ra nhằm chia sẻ những tư tưởng lãnh đạo khai sáng và chiến lược quản trị doanh nghiệp bền vững. Sự kiện không chỉ mang đến những định hướng giá trị cho cộng đồng doanh nhân mà còn mở rộng kết nối, truyền cảm hứng phát triển bền vững trong thời đại chuyển đổi số.
Chiến lược quốc gia về phòng, chống lãng phí đến năm 2035

Chiến lược quốc gia về phòng, chống lãng phí đến năm 2035

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 806/QĐ-TTg ngày 22/4/2025 ban hành Chiến lược quốc gia về phòng, chống lãng phí đến năm 2035.

Các tin khác

Tiếp tục đề xuất giảm 2% thuế VAT đối với xăng dầu đến hết năm 2026

Tiếp tục đề xuất giảm 2% thuế VAT đối với xăng dầu đến hết năm 2026

Theo đề xuất của Chính phủ, xăng dầu, than, dịch vụ công nghệ thông tin... dự kiến được giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT) tới hết năm 2026.
Cao Bằng: Hơn 520ha cây vụ Xuân có nguy cơ thiếu nước

Cao Bằng: Hơn 520ha cây vụ Xuân có nguy cơ thiếu nước

Thông tin từ Công ty TNHH MTV Thủy nông Cao Bằng, do ảnh hưởng của nắng nóng kéo dài, nhiều hồ chứa dung tích đạt thấp so với thiết kế khiến 521,8ha cây trồng vụ Xuân của địa phương có nguy cơ hạn hán, thiếu nước.
Vì sao Công ty Phát triển đô thị Dầu khí (PXC) bị phạt hơn 92 triệu đồng?

Vì sao Công ty Phát triển đô thị Dầu khí (PXC) bị phạt hơn 92 triệu đồng?

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ra quyết định xử phạt hành chính với mức tiền phạt 92,5 triệu đồng đối với Công ty cổ phần Phát triển đô thị Dầu khí (UPCoM: PXC).
Giá vàng thế giới giảm mạnh sau nhiều ngày tăng sốc

Giá vàng thế giới giảm mạnh sau nhiều ngày tăng sốc

Sau khi liên tục tăng sốc và lập những đỉnh cao mới, giá vàng thế giới sáng nay "quay xe" giảm mạnh, bỏ xa mốc 3.400 và 3.500 USD/ounce.
Petrovietnam và Pharos Energy trao đổi về các cơ hội hợp tác đầu tư tại Việt Nam

Petrovietnam và Pharos Energy trao đổi về các cơ hội hợp tác đầu tư tại Việt Nam

Trong chiến lược phát triển, Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) xác định lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí giữ vai trò cốt lõi trong trụ cột năng lượng của Tập đoàn. Trên cơ sở đó, Tập đoàn tiếp tục tăng cường trao đổi, tìm kiếm, mở rộng hợp tác với các doanh nghiệp, đối tác trong và ngoài trong lĩnh vực này.
Nguyên nhân nào khiến giá vàng liên tục tăng cao kỷ lục?

Nguyên nhân nào khiến giá vàng liên tục tăng cao kỷ lục?

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho rằng, chênh lệch giá trong nước và thế giới đã được kiểm soát trong biên độ phù hợp và đã có tờ trình sửa Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
Luật hóa quyền thu giữ tài sản, tăng quyền quyết định cho vay đặc biệt

Luật hóa quyền thu giữ tài sản, tăng quyền quyết định cho vay đặc biệt

Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng đã cụ thể hóa quy định về quyền thu giữ tài sản bảo đảm của các tổ chức tín dụng, đồng thời điều chỉnh thẩm quyền quyết định việc cho vay đặc biệt với lãi suất 0%/năm, chuyển từ Thủ tướng Chính phủ sang Ngân hàng Nhà nước.
Ứng phó linh hoạt với sự thay đổi chính sách giao thương với các nước

Ứng phó linh hoạt với sự thay đổi chính sách giao thương với các nước

Những khó khăn từ việc Hoa Kỳ áp thuế đối ứng cũng là cơ hội cho chúng ta chủ động tái cấu trúc nền kinh tế, tái cấu trúc doanh nghiệp để tạo ra những thay đổi tích cực hơn trong dài hạn và để thực hiện được mục tiêu này cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan từ doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng đến cơ quan quản lý nhà nước các cấp.
THUẾ QUAN HOA KỲ: Tiến triển các cuộc đàm phán và động thái của các nước

THUẾ QUAN HOA KỲ: Tiến triển các cuộc đàm phán và động thái của các nước

Quan chức Mỹ cho biết, hơn 10 quốc gia đã đưa ra những đề nghị thỏa thuận thương mại "tuyệt vời" với Mỹ.
Đã đến lúc cần cuộc cải cách về thuế - Bài 2: Đưa thuế thành đòn bẩy phát triển

Đã đến lúc cần cuộc cải cách về thuế - Bài 2: Đưa thuế thành đòn bẩy phát triển

Hệ thống thuế như một bộ khung xương sống cho nền kinh tế. Nếu nó được thiết kế hợp lý, vận hành trơn tru và gắn kết linh hoạt với các cơ quan chức năng – doanh nghiệp – người dân, thì toàn bộ cơ thể kinh tế có thể chuyển động khỏe mạnh, ổn định và phát triển. Còn ngược lại, chính nó sẽ làm trật khớp những bộ phận quan trọng khác, gây đau âm ỉ mà không rõ nguyên nhân.
Đa dạng hóa đối tượng nuôi thủy sản để tạo đột phá

Đa dạng hóa đối tượng nuôi thủy sản để tạo đột phá

Ngành thủy sản Việt Nam đang đứng trước cơ hội và thách thức lớn trong năm 2025, với mục tiêu tăng trưởng 4,35% và kim ngạch xuất khẩu dự kiến đạt 11 tỷ USD.
Cười ra nước mắt chuyện lương nhân viên bảo hiểm mỗi tháng mua được một lượng vàng

Cười ra nước mắt chuyện lương nhân viên bảo hiểm mỗi tháng mua được một lượng vàng

Một số thông tin gần đây phản ánh thu nhập trung bình của nhân viên các công ty bảo hiểm có thể lên đến hơn 100 triệu đồng mỗi tháng, tương đương một lượng vàng. Vậy con số này có thực sự "trong mơ", hay tạo ra những chuyện dở khóc dở cười cho chính người trong cuộc.
Đã đến lúc, cần cuộc cải cách về thuế (Bài 1)

Đã đến lúc, cần cuộc cải cách về thuế (Bài 1)

Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu với thế giới, nếu một hệ thống thuế lạc hậu và rườm rà chẳng khác nào “mạch máu” bị tắc nghẽn trong nền kinh tế – nó trở thành rào cản cho doanh nghiệp và kìm hãm năng lực cạnh tranh quốc gia. Mặt khác, để vươn mình mạnh mẽ trong bối cảnh đầy biến động, khó khăn, thách thức, chúng ta phải có một cơ chế thuế không chỉ phục vụ thu ngân sách mà còn phải thực sự coi trọng chức năng thúc đẩy sản xuất kinh doanh.
Chìa khóa để doanh nghiệp thủy sản Việt Nam chinh phục thị trường Nam Mỹ

Chìa khóa để doanh nghiệp thủy sản Việt Nam chinh phục thị trường Nam Mỹ

Là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại Nam Mỹ, Brazil mang lại cơ hội để doanh nghiệp thủy sản mở rộng thị phần
Hướng dẫn xử lý biện pháp phòng vệ thương mại áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam

Hướng dẫn xử lý biện pháp phòng vệ thương mại áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam

Chính phủ ban hành Nghị định số 86/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại.
Triển khai chương trình tín dụng trên 100 nghìn tỷ đồng với lĩnh vực nông, lâm, thủy sản

Triển khai chương trình tín dụng trên 100 nghìn tỷ đồng với lĩnh vực nông, lâm, thủy sản

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, NHNN đã có văn bản đề nghị các ngân hàng thương mại triển khai thực hiện Chương trình tín dụng đối với lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản với 100 nghìn tỷ đồng tín dụng ưu đãi.
Những thách thức chính của nền kinh tế trong năm 2025

Những thách thức chính của nền kinh tế trong năm 2025

Với những diễn biến trong thời gian qua, kinh tế Việt Nam sẽ đối mặt với nhiều thách thức như: thách thức từ bên ngoài gia tăng; các động lực tăng trưởng truyền thống phục hồi nhưng chưa đồng đều, còn thấp hơn so với trước dịch và chưa bền vững. Hay nợ xấu tăng và còn nhiều thách thức trong xử lý, hoạt động doanh nghiệp còn đối mặt với nhiều khó khăn...
Chính phủ giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng từ 8%

Chính phủ giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng từ 8%

Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương ưu tiên thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng cao, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên.
Xem thêm
Đổi thay nơi ngã ba biên giới Mường Nhé

Đổi thay nơi ngã ba biên giới Mường Nhé

Nỗ lực gỡ thẻ vàng thủy sản và khai thác nghề cá có trách nhiệm tại các vùng  biển.

Nỗ lực gỡ thẻ vàng thủy sản và khai thác nghề cá có trách nhiệm tại các vùng biển.

Gỡ thẻ vàng thủy sản gắn với xây dựng kinh tế biển

Gỡ thẻ vàng thủy sản gắn với xây dựng kinh tế biển

Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Quảng Trị

Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Quảng Trị

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giao diện di động