Đề xuất cho phép giảm dần giới hạn cấp tín dụng đối với người có liên quan trong 5 năm

So với dự thảo Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5, nhiều nội dung đã được các cơ quan nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý...

Chiều 23/11, Quốc hội thảo luận về Dự án Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi. Theo báo cáo số 691/BC-UBTVQH15, một số vấn đề lớn đã được tiếp thu, giải trình, chỉnh lý.

ĐIỀU CHỈNH QUY ĐỊNH VỀ NGƯỜI CÓ LIÊN QUAN

Cụ thể, Dự thảo Luật bổ sung 01 Chương về Ngân hàng chính sách với 11 điều. Đồng thời, để tạo cơ sở pháp lý rõ ràng, điều kiện thuận lợi cho hoạt động và quá trình phát triển của các ngân hàng chính sách, đề nghị Chính phủ nghiên cứu xây dựng Luật riêng về ngân hàng chính sách.

Trên cơ sở đề xuất của Chính phủ tại Báo cáo số 612/BC-CP, đã chỉnh lý quy định liên quan đến hạn chế thao túng, chi phối tổ chức tín dụng, trong đó điều chỉnh quy định về người có liên quan phù hợp với loại hình quỹ tín dụng nhân dân; điều chỉnh tỷ lệ sở hữu cổ phần với cổ đông cá nhân là 5% (thay vì 3% như dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5) và quy định lộ trình giảm dần giới hạn cấp tín dụng xuống 10% vốn tự có đối với một khách hàng và 15% vốn tự có đối với khách hàng và người có liên quan trong 5 năm nhằm giảm thiểu tác động.

Bổ sung, hoàn thiện nhiều nội dung liên quan đến tài chính, hạch toán, báo cáo của tổ chức tín dụng như: khái niệm về vốn điều lệ (khoản 14 Điều 4); doanh thu và nguyên tắc ghi nhận doanh thu từ hoạt động cấp tín dụng (Điều 145), Chi phí và nguyên tắc ghi nhận chi phí (Điều 146), Phân phối lợi nhuận và các quỹ (Điều 148), trong đó bổ sung quy định về tăng vốn điều lệ cho ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ… Đối với Dự phòng rủi ro (Khoản 2 Điều 147), tiếp thu ý kiến đại biểu quốc hội chỉnh lý thành “Việc phân loại tài sản có, mức trích lập dự phòng rủi ro, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động do Chính phủ quy định”, thay vì Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định như dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5.

Tiếp thu ý kiến của Kiểm toán Nhà nước, Dự thảo đã bỏ quy định liên quan đến trách nhiệm của Kiểm toán Nhà nước tại khoản 1 Điều 168 của dự thảo Luật để phù hợp với quy định của Luật Kiểm toán Nhà nước.

Ngoài các nội dung nêu trên, tiếp thu ý kiến đại biểu quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã bổ sung, chỉnh lý nhiều quy định như: Thư tín dụng (khoản 25 Điều 4); Thẩm quyền cấp, sửa đổi, bổ sung và thu hồi Giấy phép (Điều 27); Tiêu chuẩn, điều kiện đối với người quản lý, người điều hành và một số chức danh khác của Tổ chức tín dụng (Điều 41); Những trường hợp không cùng đảm nhiệm chức vụ (Điều 43); Công khai, công bố thông tin (Điều 49); tổ chức tín dụng là hợp tác xã (Mục 6, Chương IV); Xét duyệt cấp tín dụng, kiểm tra sử dụng tiền vay (Điều 102); Các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng thương mại (Điều 114); khái niệm và hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng (khoản 4 Điều 4 và Mục 3 Chương V); Xây dựng phương án khắc phục dự kiến trong trường hợp được can thiệp sớm (Điều 143)… Đồng thời, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật theo hướng không quy định trách nhiệm của Bộ Công an tại Điều 188, bỏ nội dung “lệ phí trước bạ” tại Điều 191 về thứ tự ưu tiên thanh toán; sửa đổi quy định chuyển tiếp tại Điều 202. Trong đó, bổ sung tại khoản 10 Điều 202 quy định chuyển tiếp đối với tỷ lệ sở hữu cổ phần của một cổ đông lớn, một cổ đông và người có liên quan tại ngân hàng thương mại thực hiện nhiệm vụ phục vụ quốc phòng.

CAN THIỆP SỚM TỔ CHỨC TÍN DỤNG KHI LỖ LUỸ KẾ 15% THAY VÌ 20%

Một số ý kiến đề nghị cần nghiên cứu sửa đổi một cách kỹ lưỡng đối với các quy định liên quan đến can thiệp sớm, quản trị rủi ro ngân hàng; quy định can thiệp sớm như dự thảo Luật vẫn là chậm.

Tiếp thu ý kiến của đại biểu quốc hội, dự thảo Luật đã chỉnh lý theo hướng sớm hơn, cụ thể, đối với trường hợp lỗ lũy kế của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài lớn hơn 15% giá trị của vốn điều lệ, vốn được cấp và quỹ dự trữ (so với dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5 là 20%), vi phạm tỷ lệ khả năng chi trả trong thời gian 30 ngày liên tục (so với dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5 là 3 tháng liên tục).

Đối với phương án thiết kế nội dung về can thiệp sớm trong trường hợp lỗ lũy kế và rút tiền hàng loạt, có 02 phương án như sau.

Phương án 1: Giữ quy định tổ chức tín dụng được can thiệp sớm chỉ căn cứ vào lỗ lũy kế là 15%, không kết hợp thêm các điều kiện khác để tránh trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có thể có lỗ lũy kế cao nhưng không được cảnh báo, xử lý kịp thời; bỏ trường hợp rút tiền hàng loạt do đây là trường hợp nhiều người gửi tiền cùng rút tiền, dẫn đến tổ chức tín dụng mất khả năng chi trả hoặc có nguy cơ mất khả năng chi trả, thuộc trường hợp được xem xét đặt vào kiểm soát đặc biệt theo Luật hiện hành. Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện quy định phù hợp với tổ chức tín dụng phi ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô. Đa số ý kiến Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với phương án 1.

Phương án 2: Kết hợp tiêu chí lỗ lũy kế và tiêu chí vi phạm tỷ lệ bảo đảm an toàn như ý kiến của Chính phủ tại Báo cáo số 612/BC-CP vì có một số trường hợp tổ chức tín dụng có lỗ lũy kế lớn hơn 15% giá trị vốn điều lệ, vốn được cấp nhưng tổ chức tín dụng này đã khắc phục được nguyên nhân dẫn đến lỗ (như tăng vốn, giảm đầu tư) và bảo đảm tỷ lệ bảo đảm an toàn; giữ quy định về rút tiền hàng loạt.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

Về các biện pháp hỗ trợ tổ chức tín dụng được can thiệp sớm (Điều 159), Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng giai đoạn can thiệp sớm theo thông lệ quốc tế cũng như khuyến nghị của Ngân hàng Thế giới chủ yếu là biện pháp tự thân của tổ chức tín dụng, không sử dụng nguồn lực của Nhà nước; không có sự tham gia hỗ trợ từ các tổ chức tín dụng khác để tránh tác động lan truyền, lây lan, sẽ ảnh hưởng đến tổ chức tín dụng lành mạnh.

Do đó, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề xuất bỏ các biện pháp hỗ trợ tại Điều 159 Dự thảo Luật và chỉ quy định về các biện pháp tự thân của tổ chức tín dụng (như tăng vốn điều lệ, cắt giảm chi phí hoạt động, không chia cổ tức, tăng cường quản trị rủi ro… quy định tại Điều 157 của dự thảo Luật); không quy định các biện pháp gián tiếp từ nguồn lực Nhà nước, biện pháp không bảo đảm nguyên tắc kế toán, phản ánh không đầy đủ, chính xác tình hình tài chính của các tổ chức tín dụng (như biện pháp phân bổ lãi phải thu phải thoái mà Chính phủ đề xuất tại Báo cáo số 612/BC-CP).

Đa số ý kiến Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho rằng quy định cụ thể về sự hỗ trợ của tổ chức tín dụng khác ở giai đoạn can thiệp sớm sẽ khiến các tổ chức tín dụng có tâm lý ỷ lại, thiếu thận trọng hơn trong hoạt động.

Bên cạnh đó, một số biện pháp hỗ trợ tổ chức tín dụng hỗ trợ (như Ngân hàng Nhà nước cho vay tái cấp vốn tổ chức tín dụng hỗ trợ khi tổ chức tín dụng này hỗ trợ tổ chức tín dụng được can thiệp sớm) thực chất là hỗ trợ bắc cầu đến tổ chức tín dụng được can thiệp sớm; một số biện pháp dẫn đến phản ánh không đúng thực trạng tài chính của tổ chức tín dụng hỗ trợ, có thể gây ra rủi ro lan truyền trong hệ thống tổ chức tín dụng (như cho phép các khoản vay, tiền gửi tại tổ chức tín dụng được can thiệp sớm được áp dụng hệ số rủi ro 0% khi tính tỷ lệ an toàn vốn và được phân loại vào nhóm nợ đủ tiêu chuẩn; khoản nợ mua lại từ tổ chức tín dụng được can thiệp sớm được loại trừ khi áp dụng các hạn chế, giới hạn cấp tín dụng của tổ chức tín dụng hỗ trợ …).

Nguồn: Đề xuất cho phép giảm dần giới hạn cấp tín dụng đối với người có liên quan trong 5 năm

Phúc Minh
vneconomy.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Kết nối hợp tác khởi nghiệp với nước ngoài

Kết nối hợp tác khởi nghiệp với nước ngoài

Đà Nẵng đang chứng tỏ là một thành phố năng động, cởi mở khi đã chủ động tìm kiếm và kết nối đầu tư cho các doanh nghiệp khởi nghiệp với đối tác nước ngoài.
Xu hướng đầu tư bất thường từ Trung Quốc

Xu hướng đầu tư bất thường từ Trung Quốc

Kênh đầu tư trong nước khó sinh lời, nhà giàu Trung Quốc thông qua các quỹ đầu tư mua lại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ngoài.
Sóc Trăng thu hút đầu tư vào KCN, CCN

Sóc Trăng thu hút đầu tư vào KCN, CCN

Theo quy hoạch đến năm 2030, tỉnh Sóc Trăng có 10 khu công nghiệp (KCN) với diện tích 4.334 ha; 18 cụm công nghiệp (CCN) diện tích 983,6 ha và thành lập khu kinh tế Trần Đề với quy mô khoảng 40.000 ha.
Người giàu Trung Quốc tích cực đổ tiền ra nước ngoài

Người giàu Trung Quốc tích cực đổ tiền ra nước ngoài

Theo các nhà quản lý và cố vấn tài sản, những người giàu có ở Trung Quốc ngày càng tìm cách chuyển vốn ra nước ngoài để theo đuổi các cơ hội kinh doanh, thay vì chỉ theo đuổi lợi nhuận đầu tư.
Nhà xưởng xanh: "Chìa khóa" thu hút vốn FDI

Nhà xưởng xanh: "Chìa khóa" thu hút vốn FDI

Thị trường bất động sản công nghiệp khu vực phía Bắc là điểm sáng của thị trường bất động sản Việt Nam trong nửa đầu năm 2024 với sự hình thành, mở rộng nhiều khu công nghiệp hiện đại và gia tăng số lượng nhà kho xây sẵn, đặc biệt tỉ lệ hấp thụ luôn ở mức cao.
Thông tư 02: Có nên gia hạn tiếp sau 2024?

Thông tư 02: Có nên gia hạn tiếp sau 2024?

Thời hạn mới của Thông tư 02 (31/12/2024) vẫn chưa đủ dài để giúp doanh nghiệp, người dân thực sự phục hồi năng lực sản xuất kinh doanh cũng như khả năng chi tiêu.

Các tin khác

Điều gì đang xảy ra với kinh tế châu Âu?

Điều gì đang xảy ra với kinh tế châu Âu?

Kinh tế châu Âu suy giảm, khiến nhiều doanh nghiệp lớn ở khu vực này đã bắt đầu cảm nhận được tình hình kinh tế khó khăn trong tương lai gần.
Góp "điểm sáng" về xuất khẩu sữa, Vinamilk cho thấy nội lực của thương hiệu Việt

Góp "điểm sáng" về xuất khẩu sữa, Vinamilk cho thấy nội lực của thương hiệu Việt

Không chỉ đóng góp tích cực cho hiệu quả kinh doanh, mảng kinh doanh quốc tế của Vinamilk cũng đang đưa niềm tự hào "thương hiệu Việt" ra thế giới. Liên tiếp gia tăng thị trường xuất khẩu, sản phẩm xuất hiện ngày càng đa dạng, sở hữu nhiều tiêu chuẩn cao của thế giới, Vinamilk đang khẳng định sữa "made in Vietnam" hoàn toàn có chỗ đứng trên thị trường quốc tế.
Các ngành dẫn dắt tăng trưởng lợi nhuận nửa cuối năm

Các ngành dẫn dắt tăng trưởng lợi nhuận nửa cuối năm

Tăng trưởng lợi nhuận cho cả năm 2024 được dự báo nâng lên thêm 2,6 điểm phần trăm, đạt mức 18,2% so với cùng kỳ năm trước.
Vì sao Hải Dương thu hút nhiều dự án đầu tư

Vì sao Hải Dương thu hút nhiều dự án đầu tư

Tin tưởng vào môi trường đầu tư kinh doanh của Hải Dương, từ đầu năm đến nay nhiều doanh nghiệp FDI đã quyết định gắn bó lâu dài, liên tục tăng vốn, đầu tư vào địa phương này.
Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng GDP đạt 7%

Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng GDP đạt 7%

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, từ đó phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP cả năm nay đạt khoảng 7%.
Phát triển cơ sở nhà đầu tư tổ chức trên thị trường vốn, hướng đi nào?

Phát triển cơ sở nhà đầu tư tổ chức trên thị trường vốn, hướng đi nào?

Cơ sở nhà đầu tư tổ chức là một trong những điểm cản trở sự phát triển của thị trường vốn Việt Nam, dù thị trường đã, đang phát triển mạnh mẽ trong thập kỷ qua.
Tập đoàn Trường Hải lãi 1.011 tỷ đồng nửa đầu năm

Tập đoàn Trường Hải lãi 1.011 tỷ đồng nửa đầu năm

Theo báo cáo tài chính mới nhất, nửa đầu năm 2024, Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Hải (Thaco) do tỷ phú Trần Bá Dương làm Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) lãi 1.011 tỷ đồng, giảm 65 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước.
Lạm phát ổn định, FED thêm tự tin giảm lãi suất

Lạm phát ổn định, FED thêm tự tin giảm lãi suất

PCE - chỉ số lạm phát ưa thích của FED, đã tăng đúng như kỳ vọng của các chuyên gia kinh tế, càng củng cố thêm khả năng FED giảm lãi suất vào tháng 9 tới.
Kỷ nguyên kinh tế mới

Kỷ nguyên kinh tế mới

Chưa có thời kỳ nào Việt Nam hội đủ các điều kiện để tham gia vào kỷ nguyên kinh tế mới một cách đầy đủ và chất lượng như hiện nay.
Bánh kẹo Hải Hà (HHC) bớt "ngọt"?

Bánh kẹo Hải Hà (HHC) bớt "ngọt"?

Vừa nhận án phạt vi phạm hành chính về thuế với số tiền hơn tỷ đồng, bánh kẹo Hải Hà tiếp tục nhận “tin buồn” khi lợi nhuận bán niên 2024 bị “bốc hơi” 7% sau soát xét.
Những chỉ báo kinh tế kỳ lạ trong thời kỳ suy thoái

Những chỉ báo kinh tế kỳ lạ trong thời kỳ suy thoái

Khi nền kinh tế đối mặt với nguy cơ suy thoái, việc dựa vào các chỉ báo kinh tế truyền thống như GDP, lạm phát hay tỷ lệ thất nghiệp có thể trở nên phức tạp. Các chỉ báo truyền thống thường có độ trễ do phải xử lý số liệu thống kê và thường bị ảnh hưởng bởi giả định và phương pháp tính toán, dẫn đến những kết luận có thể trái ngược hoặc mâu thuẫn.
Báo cáo việc làm Mỹ sẽ đẩy hay “dìm” giá vàng tuần tới?

Báo cáo việc làm Mỹ sẽ đẩy hay “dìm” giá vàng tuần tới?

Báo cáo việc làm của Mỹ được công bố vào tuần tới sẽ tác động mạnh đến quyết định cắt giảm lãi suất của FED và giá vàng tuần tới.
“Đau đầu” với phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp cần làm gì?

“Đau đầu” với phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp cần làm gì?

“Để tham gia vào sân chơi chung của thế giới, doanh nghiệp và cơ quan quản lý cần tương hỗ lẫn nhau nhằm kiến tạo lợi thế quốc gia, bảo vệ lợi ích cộng đồng…”.
Chuyên gia lý giải nguyên nhân giúp kinh tế Việt Nam tăng trưởng vượt 6% trong năm 2024

Chuyên gia lý giải nguyên nhân giúp kinh tế Việt Nam tăng trưởng vượt 6% trong năm 2024

Theo dự báo của UOB, tăng trưởng GDP Việt Nam năm nay dự báo 6% và có triển vọng vượt con số này.
Các bị cáo trong đường dây cho vay lãi hơn 2.000%/năm lĩnh án

Các bị cáo trong đường dây cho vay lãi hơn 2.000%/năm lĩnh án

Người bị xác định là chủ mưu, cầm đầu hiện đang bị truy nã; trong khi đó những mắt xích trong đường dây cho vay lãi nặng hơn 2.000%/năm đã lần lượt lĩnh án.
Lo ngại nguy cơ quá tải, trì trệ ở doanh nghiệp nhà nước

Lo ngại nguy cơ quá tải, trì trệ ở doanh nghiệp nhà nước

Dù được đánh giá cao với nhiều quy định mang tính đổi mới, thế nhưng, xoay quanh Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, không ít ý kiến bày tỏ lo ngại về nguy cơ quá tải, trì trệ, mất cơ hội kinh doanh…
Vàng thế giới tăng chờ dữ liệu lạm phát của Mỹ

Vàng thế giới tăng chờ dữ liệu lạm phát của Mỹ

Giá vàng tăng vào ngày thứ Năm (29/08), được thúc đẩy bởi kỳ vọng mạnh mẽ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ hạ lãi suất vào tháng 9, khi nhà đầu tư tập trung vào dữ liệu lạm phát của Mỹ để có thêm thông tin chi tiết về quy mô tiềm năng của đợt hạ lãi suất.
Cảnh báo lừa đảo chiếm tài khoản ngân hàng trước kỳ nghỉ lễ 2-9

Cảnh báo lừa đảo chiếm tài khoản ngân hàng trước kỳ nghỉ lễ 2-9

Lợi dụng kỳ nghỉ lễ kéo dài, nhu cầu sử dụng dịch vụ trực tuyến tăng cao, các đối tượng lừa đảo dùng nhiều thủ đoạn để đánh cắp tiền trong tài khoản.
Xem thêm
[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động