Chiêm ngưỡng nét uy quyền của rồng qua các vương triều Đại Việt
Ở nước ta, hình tượng rồng xuất hiện từ thời dựng nước với huyền sử Lạc Long Quân - Âu Cơ. Kể từ đó, hình tượng rồng hiện hữu dọc theo tiến trình lịch sử Việt Nam với nhiều biểu trưng cao quý, cấu trúc hình dáng đặc sắc. Kinh đô Thăng Long dưới các thời kỳ quân chủ là một trung tâm lưu giữ, sáng tạo các huyền tích và hình tượng rồng.
Ở Thăng Long, các nhà khảo cổ học đã phát hiện nhiều hình rồng dưới dạng tượng tròn, phù điêu trên các loại chất liệu đất nung, gỗ, đá cát, sứ tráng men, kim loại màu vàng. Thư tịch cổ cho biết hoàng đế nhà Lý đã cho đúc tượng rồng bằng vàng đặt trong cung điện. Các nghiên cứu cho thấy hình tượng con rồng được đặt ở các thềm bậc kiến trúc, mái cung điện, chùa tháp...
Trong thời Lý, hình tượng rồng được đặt tên cho kinh đô của Đại Việt: “Thăng Long” nghĩa là “rồng bay”, báo hiệu điềm lành, sự hưng khởi, phát triển toàn diện của kinh đô và đất nước từ năm 1010. Rồng thời Lý còn mang nhiều biểu trưng cao quý khác: Quyền lực tối cao của hoàng đế, pháp lực vô biên của Phật pháp, sự phồn thịnh của quốc gia.
Nắp hộp gốm men xanh lục trang trí rồng thời nhà Lý thế kỷ 11-12.
Vào thời Trần thế kỷ 13-14, phần lớn tượng đầu rộng được làm bằng đất nung dùng để trang trí các góc mái nhà. Hình tượng rồng nhà Trần có phần cương mãnh uy vũ hơn rồng nhà Lý với thần hình mập mạp, móng vuốt lớn hơn, râu và vẩy rồng cứng cáp chứ không uyển chuyển như rồng thời nhà Lý.
Hình ảnh ván gỗ trang trí 3 ổ rồng thời Trần thế kỷ 13-14.
Hình ảnh tượng đầu rồng làm bằng đất nung thời Lê, thế kỷ 15-17. Có thể thấy, hình tượng rồng nhà Lê cứng cáp như rồng nhà Trần, đầu rồng nhà Lê to, nếu rồng nhà Lý không có sừng thì rồng nhà Lê có có mào và sừng nhô cao, mắt lồi, râu dài trông rất dữ tợn. Rồng nhà Lê Sơ cũng không còn vòi rồng tạo mưa như thời nhà Lý, vì thế mà nông nghiệp dù vẫn phát triển nhưng không còn được xem trọng như thời nhà Lý. Hình tượng rồng cương mãnh, các vua Lê cũng củng cố uy quyền và mở rộng lãnh thổ. Lưng rồng nhô hình vây nhọn theo khúc uốn, chân có 5 ngón sắc nhọn, bên thân rồng có nhiều mây đao lửa thể hiện quyền lực của vua.
Trong dân gian, hình tượng rồng được đưa vào các tục, nghi lễ với mong ước bình an, hạnh phúc, may mắn và sự thịnh vượng.
Hình tượng rồng cũng được nghệ nhân thuộc các làng nghề truyền thống nặn tò he tái hiện vô cùng sinh động, thể hiện sự khéo léo, tỉ mỉ từ đôi bàn tay nghệ nhân.
Hình tượng rồng cũng xuất hiện trên các vật dụng phục vụ nghi lễ truyền thống như trống, chiêng, đàn...
Hình tượng rồng trên trang phục hầu đồng quan lớn Đệ Tứ trong tín ngưỡng Tứ Phủ của người Việt.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, con rồng linh thiêng, cao quý và quyền uy chưa có trong quan niệm của người Việt cổ. Đối với người Việt cổ chỉ có khái niệm về thuồng luồng chỉ chung cho những loài rắn sống dưới nước, thường gây cho họ những tai nạn ở sóng biển mà họ cho là Thủy quái. Vì thế mà họ đã xăm trên thân mình hình những đường ngoằn ngoèo uốn lượn nhằm làm cho Thủy quái sợ hãi. Cho mãi đến nay, nguồn gốc của con rồng hầu như vẫn chưa ai tìm lại được.
Riêng rồng thời Nguyễn thì quả là một kho tàng vô cùng phong phú. Thời Nguyễn không những gần với chúng ta, mà cả một di sản văn hóa đồ sộ bao gồm cung điện, đền đài chùa miếu, lăng tẩm và các vật dụng có chạm khắc trang trí hình rồng đã được lưu giữ cho đến ngày nay. Con rồng thời Nguyễn cũng là con rồng kế thừa của các triều đại trước nó, nhưng có sự tổng hợp và sáng tạo một cách phóng khoáng và đa dạng hơn.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục

U21 CH Séc vs U21 Đức: “Cỗ xe tăng nhỏ” thẳng tiến vào tứ kết
Đời sống 15/06/2025 10:28

Kim Soo Hyun bị tịch thu nhà trị giá gần 60 tỷ đồng sau bê bối gây chấn động
Đời sống 14/06/2025 10:09

Chung chủ sở hữu với CLB Đan Mạch, CLB Ireland bị loại khỏi cúp châu Âu
Đời sống 14/06/2025 10:03

Loạt sao đình đám khiến fan nhầm lẫn vì ngoại hình giống hệt nhau
Đời sống 13/06/2025 10:52

Việt Nam đặt mục tiêu 100 HCV tại SEA Games 33: Kỳ vọng lớn, áp lực lớn
Đời sống 13/06/2025 10:45

'Bạn gái' Sơn Tùng M-TP báo đính hôn
Văn hóa - Thể thao 13/06/2025 09:00
Các tin khác

Ford mở rộng dịch vụ lưu động 4 giờ tới Thành phố Hồ Chí Minh
Nhịp sống số 12/06/2025 12:04

Ngọc Trinh khiến ai nấy không nhận ra trong bộ ảnh mới
Văn hóa - Thể thao 12/06/2025 06:30

Chelsea quyết định tương lai của Sterling và Felix
Văn hóa - Thể thao 12/06/2025 06:19

Đưa âm nhạc và văn hóa Việt lên sân khấu quốc tế
Đời sống 11/06/2025 11:01

Hà Nội xếp hạng 9 di tích lịch sử - văn hóa cấp thành phố
Đời sống 11/06/2025 10:28

Báo Đông Nam Á nhận định trận Malaysia - Việt Nam
Đời sống 10/06/2025 15:51

HLV Ange Postecoglou gửi tâm thư chia tay Tottenham
Đời sống 07/06/2025 11:31

Ghi cú đúp giúp Tây Ban Nha hạ Pháp, thần đồng Yamal bắt chước Ronaldo
Đời sống 06/06/2025 14:00

HLV Didier Deschamps nêu đích danh Quả bóng Vàng 2025
Đời sống 05/06/2025 16:44

“Bắn chỉ thiên” - Những phát súng cảnh tỉnh sắc bén từ ngòi bút nhà báo kỳ cựu
Văn hóa - Thể thao 05/06/2025 16:27

Ford Việt Nam tung ưu đãi mùa hè, tặng quà hơn 6 tỷ đồng cho khách mua xe
Nhịp sống số 05/06/2025 10:49

Báo Malaysia quan tâm đặc biệt hai ngôi sao của tuyển Việt Nam
Đời sống 03/06/2025 16:24

Công Phượng quyết hạ Malaysia ở giải châu Á
Đời sống 31/05/2025 10:54

Nhận định U16 Việt Nam vs U16 Trung Quốc: Quyết tâm tạo bất ngờ
Đời sống 30/05/2025 16:47

Tuyển All Stars ASEAN thắng sốc Man United
Đời sống 29/05/2025 13:00

Trọng Lân - Anh Đào tái hợp trong "Cầu vồng ở phía chân trời"
Đời sống 29/05/2025 07:00

ASEAN All-Stars vs Manchester United: Hơn cả một trận cầu lịch sử
Đời sống 28/05/2025 13:09

Chelsea vs Real Betis: Cuộc đối đầu của thể lực, phong độ và bản lĩnh
Đời sống 27/05/2025 15:42

Nỗ lực gỡ thẻ vàng thủy sản và khai thác nghề cá có trách nhiệm tại các vùng biển.
Video 11/02/2025 16:16

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25

Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58