BSR - 15 năm khát vọng
Tháng 5 vừa qua đánh dấu mốc son 15 năm thành lập BSR. Một chặng đường đủ dài để khẳng định những thành tựu mà công ty đã đóng góp quan trọng và xứng đáng vào sự phát triển của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, của ngành công nghiệp dầu khí nước nhà và cả nền kinh tế. Nhà máy lọc dầu Dung Quất là dự án trọng điểm quốc gia, có vị trí hết sức quan trọng với năng lượng của đất nước.
15 năm qua, tập thể lãnh đạo và người lao động BSR qua các thời kỳ đã luôn đoàn kết, đồng lòng, hăng say lao động, không ngừng nỗ lực phấn đấu, vượt qua nhiều khó khăn, thử thách để vận hành NMLD Dung Quất an toàn, ổn định, hiệu quả; quản trị điều hành tốt hoạt động sản xuất kinh doanh. BSR đã xây dựng được đội ngũ hơn 1.500 nhân sự được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, chuyên tâm, chuyên nghiệp và sáng tạo trong lao động - đây là nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành Dầu khí.
Cơ cấu sản phẩm của NMLD Dung Quất bao gồm sản phẩm chủ lực như xăng RON A92/95, dầu Diesel ô tô, khí Propylene và hạt nhựa Polypropylene, khí hóa lỏng (LPG), dầu hỏa, nhiên liệu phản lực Jet A1 và dầu nhiên liệu (FO). Bên cạnh đó, công ty đã nghiên cứu sản xuất thêm nhiều chủng loại sản phẩm mới, trong đó có nhiên liệu phản lực Jet A-1K, dầu diesel L-62 sử dụng cho các thiết bị quân sự chiến lược của Bộ Quốc phòng.
Đến nay, BSR đã đánh giá và bổ sung gần 83 loại dầu thô khác nhau có thể chế biến tại nhà máy, trong đó đã đưa vào thử nghiệm và chế biến thành công 31 loại dầu thô trong và ngoài nước thay thế cho dầu thô Bạch Hổ, cùng với 2 loại nguyên liệu mới quan trọng cho phân xưởng RFCC là SR LSFO và VGO. Bên cạnh đó, BSR đã nghiên cứu sản xuất và xuất bán thành công 7 sản phẩm nhiên liệu mới bao gồm Marine FO, Treated LCO, Xăng RFCC, MixC4 và 3 sản phẩm nhiên liệu JetA1K, ADO-L62, Xăng A80 cung cấp cho các phương tiện đặc chủng quốc phòng, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và quốc phòng, cùng với 7 sản phẩm hóa dầu mới Polypropylene có hiệu quả cao.
Tổng Giám đốc BSR Bùi Ngọc Dương
Tổng giám đốc BSR Bùi Ngọc Dương cho biết, từ khi NMLD Dung Quất đi vào vận hành đến nay, BSR đã đưa vào chế biến trên 95,7 triệu tấn dầu thô, sản xuất và xuất bán ra thị trường hơn 86 triệu tấn sản phẩm, đáp ứng trên 30% nhu cầu xăng dầu của cả nước; doanh thu đạt gần 1,7 triệu tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hơn 44 nghìn tỷ đồng. Sau 15 năm đi vào vận hành, tổng doanh thu của BSR cho đến nay đạt gần 1,49 triệu tỷ đồng, tổng nộp ngân sách Nhà nước hơn 210 nghìn tỷ đồng (tương đương hơn 9 tỷ USD) gần gấp 3 lần mức đầu tư, đóng góp đáng kể vào doanh thu, lợi nhuận của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, ngân sách của tỉnh Quảng Ngãi, Nhà nước, sự phát triển kinh tế của đất nước và ngày càng có vai trò quan trọng là công cụ điều tiết vĩ mô của Chính phủ liên quan đến nguồn cung xăng dầu, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và cung cấp các nhiên liệu đặc chủng cho quốc phòng.
Trong tình hình nền công nghiệp dầu khí thế giới đang đối mặt với những thách thức do biến đổi bất thường của khí hậu, quy chuẩn về công nghệ ngày càng khác biệt trong lĩnh vực lọc hóa dầu và thách thức cạnh tranh. Tương tự như các NMLD trên thế giới, BSR đã đưa vào áp dụng chỉ số EII (Energy Intensive Index) của tổ chức quốc tế Solomon để đánh giá hiệu quả sử dụng năng lượng của NMLD Dung Quất. BSR đã áp dụng tiêu chuẩn ISO 50001. Tiêu chuẩn này dựa trên khuôn khổ cải tiến liên tục Hoạch định - Thực hiện - Kiểm tra - Hành động (PDCA) để cải thiện hiệu suất năng lượng một cách liên tục và kết hợp quản lý năng lượng vào thực tiễn hàng ngày của tổ chức.
Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thăm Phòng Điều khiển Trung tâm của NMLD Dung Quất.
BSR đã thường xuyên nghiên cứu, triển khai, áp dụng nhiều giải pháp tối ưu hóa năng lượng và giảm phát thải có hiệu quả lớn áp dụng cho NMLD Dung Quất. Từ 2015 đến nay, BSR đã triển khai thành công hơn 60 giải pháp tối ưu hóa năng lượng, tiết kiệm cho nhà máy khoảng trên 500 tỷ đồng/năm. Để nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng sản lượng sản phẩm xuất bán đáp ứng nhu cầu thị trường, BSR đã tận dụng và khai thác tối ưu công suất vận hành của nhà máy so với thiết kế như: Phân xưởng CDU: 114%; KTU: 135%; NHT: 135%; ISOM: 150%; CCR: 110%; RFCC: 105%; PP Plant: 115%. BSR đã thực hiện thành công 4 lần bảo dưỡng tổng thể nhà máy và dự kiến sẽ triển khai bảo dưỡng tổng thể lần 5 vào tháng 3-4/2024.
Hiện nay, BSR đang triển khai Dự án Nâng cấp mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất, đồng thời tập trung hoàn thiện chiến lược phát triển của BSR gắn với chiến lược phát triển ngành Dầu khí đến năm 2030 tầm nhìn 2045, xây dựng thành công Trung tâm lọc, hóa dầu và năng lượng Quốc gia tại Khu kinh tế Dung Quất theo Nghị Quyết số 26/NQ-TW của Bộ Chính trị.
Trong quá trình hình thành, phát triển, BSR đã đào tạo một lực lượng nhân sự chất lượng cao cho ngành lọc hoá dầu Việt Nam.
Thực hiện chủ trương đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước của Thủ tướng Chính phủ, Công ty Lọc Hóa dầu Bình Sơn (mã chứng khoán BSR) đã chính thức chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang công ty cổ phần kể từ ngày 1/7/2018. Kết quả sản xuất kinh doanh của BSR từ đó có sự phát triển ổn định, năng lực tài chính ngày càng lớn mạnh.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2022 kiểm toán được BSR công bố mới đây, năm 2022, với sản lượng sản xuất và xuất bán đạt hơn 7 triệu tấn sản phẩm các loại, BSR đạt doanh thu 168.900 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước trên 19.040,7 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 14.669,3 tỷ đồng, cao nhất từ khi Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đi vào vận hành đến nay.
Trong năm 2022, Công ty đã hoàn thành trả xong nợ vay dài hạn đầu tư nhà máy; dòng tiền hoạt động kinh doanh cả năm 2022 đạt 6.066 tỷ đồng. Ngoài ra, trong năm 2022, sản lượng tiêu thụ các sản phẩm tăng khoảng 580.000 tấn so với năm trước cũng góp phần làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của BSR. Tổng tài sản tính đến ngày 31/12/2022 của BSR đạt 78.488 tỷ đồng.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi, lãnh đạo Petrovietnam, lãnh đạo BSR và các vị đại biểu chúc mừng kỷ niệm 15 năm Ngày thành lập BSR
Năm 2023, BSR đặt kế hoạch doanh thu đạt 95.370 tỷ đồng; nộp ngân sách Nhà nước đạt 9.812 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế khoảng 1.721 tỷ đồng và sản lượng hơn 5,6 triệu tấn thành phẩm.
Các chuyên gia đánh giá, trong ngắn hạn, việc chuyển niêm yết cổ phiếu từ sàn UPCoM sang HoSE sẽ là động lực tăng giá tiềm năng cho BSR. Hiện tại, công ty chỉ còn thiếu một tiêu chí liên quan đến các khoản nợ quá hạn để được niêm yết cổ phiếu trên HoSE. BSR đang phối hợp với các cơ quan chức năng giải quyết vấn đề này và đặt mục tiêu chuyển sàn trong quý III/2023.
Bên cạnh đó, BSR có tình hình tài chính lành mạnh, vững vàng, với số dư tiền mặt ròng là 22.900 tỷ đồng và hệ số nợ vay ròng/vốn chủ sở hữu là -0,43 vào cuối quý 1/2023. Về dài hạn, Dự án Nâng cấp, mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất điều chỉnh đã được Chính phủ phê duyệt vào tháng 5, tạo tiền đề để BSR triển khai dự án trong thời gian tới. Với công suất mới là 171.000 thùng dầu/ngày, tổng mức đầu tư mới của dự án là 1,257 tỷ USD được nhà đầu tư cho là phù hợp với khả năng thu xếp vốn của mình. Dự án dự kiến đưa vào vận hành quý I/2028, sau 37 tháng thi công.
Trải qua 15 năm thành lập và phát triển, BSR đã hoàn thành mắt xích cuối cùng trong hoạt động của NMLD Dung Quất từ khai thác đến sản xuất sản phẩm. Các kết quả qua từng năm của BSR đã cho thấy tầm nhìn, đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong việc xây dựng NMLD Dung Quất. Xác định vị thế và vai trò của BSR trong lĩnh vực lọc hoá dầu, ngành năng lượng và nền kinh tế, mục tiêu chiến lược được BSR xây dựng sẽ gồm thay đổi mô hình vận hành; chuyển đổi số; đẩy mạnh công tác đầu tư; nắm bắt các cơ hội tăng trưởng mới; tái cấu trúc doanh nghiệp và thực hiện văn hoá doanh nghiệp.
Tầm nhìn đến năm 2045 của BSR được định hướng sẽ thực hiện đa dạng hoá các sản phẩm hoá dầu; nghiên cứu, triển khai năng lượng xanh/năng lượng tái tạo, giữ vững và duy trì năng lực cạnh tranh trên thị trường, tăng năng lực sản xuất sản phẩm xăng dầu trong nước, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Quảng Ngãi và khu vực miền Trung.
Nguồn: BSR - 15 năm khát vọng
Tin liên quan
PVCFC - Tiên phong cung cấp các giải pháp dinh dưỡng cho cây trồng 01/08/2023 10:29
Vietsovpetro – Biểu tượng hợp tác kinh tế hiệu quả 01/08/2023 09:44
Cùng chuyên mục
Giá vàng tuần tới: “Bệ phóng” từ xung đột Đông Âu
Kinh tế 24/11/2024 08:56
Giá vàng vẫn tăng chóng mặt
Kinh tế 23/11/2024 18:00
Trung Quốc đã sẵn sàng cho nhiệm kỳ tiếp theo của ông Trump?
Kinh tế 23/11/2024 15:00
Việt Nam được xem là động lực kinh tế của ASEAN
Kinh tế 23/11/2024 14:00
Đổi mới sáng tạo là chìa khóa để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành thủy sản
Kinh tế 23/11/2024 06:00
Petrovietnam là doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam
Kinh tế - Tài chính 22/11/2024 18:25
Các tin khác
Giá vàng SJC tăng phiên thứ 6 liên tiếp
Kinh tế 22/11/2024 16:00
Quốc gia châu Á nào sẽ nằm trong tầm ngắm của ông Trump?
Kinh tế 22/11/2024 14:57
Dầu tăng gần 2% khi căng thẳng cuộc chiến Nga – Ukraine leo thang
Kinh tế 22/11/2024 13:00
Khơi nguồn lực, mở cơ hội phát triển
Kinh tế 22/11/2024 11:00
Ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025
Kinh tế 22/11/2024 08:00
Đông Nam Á đối phó thế nào với thách thức từ Mỹ?
Kinh tế 21/11/2024 17:00
Cần minh bạch thị trường, ổn định chính sách để thu hút đầu tư
Kinh tế - Tài chính 21/11/2024 13:00
SME Nghệ An “hưởng lợi” từ xúc tiến thương mại
Kinh tế 21/11/2024 12:00
Động lực thúc đẩy một số nước Đông Nam Á gia nhập BRICS
Kinh tế 21/11/2024 06:00
Techcombank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?
Kinh tế - Tài chính 19/11/2024 16:12
Giá vàng bất ngờ tăng mạnh 1 triệu đồng/lượng
Kinh tế 19/11/2024 14:54
Vì sao phí ship từ Trung Quốc về Việt Nam rẻ hơn cả giao nội địa
Kinh tế 19/11/2024 13:15
Quy định mới về lãi suất và định hướng điều hành tiền tệ hiện nay
Kinh tế 19/11/2024 09:04
Bình ổn thị trường vàng bắt đầu từ “giải phóng” nguồn cung
Kinh tế 19/11/2024 06:00
Thuế quan dưới thời ông Trump có đáng lo?
Kinh tế 18/11/2024 15:00
Vì sao nhu cầu vàng Việt Nam ngược chiều thế giới?
Kinh tế 18/11/2024 14:45
Ai vừa được ông Trump chọn để cắt giảm hàng nghìn tỷ USD?
Kinh tế - Tài chính 18/11/2024 10:00
Hai đầu tàu kinh tế châu Á trì trệ, có đáng lo?
Kinh tế 17/11/2024 09:00
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00