Bộ GD-ĐT giảm tải chương trình cấp THCS và THPT - vninfor.vn
Bài liên quan
Du học – Cầu nối tri thức “hòa nhập chứ không hòa tan”
Bộ phim tài liệu mang hy vọng của những cặp vợ chồng mang gen lặn đột biến
Danh tính nữ MC “7 thứ tiếng” của Đường Lên Đỉnh Olympia
Vì sao đề thi tốt nghiệp THPT ngày càng dễ?
Bộ GD-ĐT vừa ban hành công văn hướng dẫn thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS và THPT năm học 2021-2022 ứng phó với dịch Covid-19.
Đây là cơ sở để các cơ quan quản lý giáo dục, các nhà trường, giáo viên, học sinh có cách tiếp cận tốt nhất đảm bảo yêu cầu đầu ra của chương trình giáo dục trung học trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh.
Một số nội dung được tích hợp
Nội dung Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS, THPT năm học 2021-2022 được thực hiện theo nguyên tắc: giữ lại yêu cầu tối thiểu cần đạt với mỗi môn học/lớp học, không yêu cầu học sinh thực hiện các nội dung học tập nâng cao, trùng lặp giữa các môn học, các nội dung đã quá cũ so với kiến thức khoa học hiện đại. Một số nội dung được tích hợp theo các chủ đề để tiết kiệm thời gian nhưng đảm bảo yêu cầu về kiến thức, kỹ năng đối với lớp học từ lớp 7 đến lớp 12 theo chương trình giáo dục phổ thông 2006 và yêu cầu về phẩm chất, năng lực đối với lớp 6 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Nội dung yêu cầu học sinh thực hiện mang tính logic, đảm bảo mạch kiến thức và tính logic của kiến thức; đồng thời bảo đảm tính phù hợp trong điều kiện giãn cách, các em phải thực hiện nhiệm vụ học tập thông qua giảng dạy trực tuyến và dạy học trên truyền hình.
Học sinh tại một trường THPT. Ảnh: Thanh Hùng |
Cụ thể đối với lớp 6 thực hiện chương trình phổ thông mới, Bộ GD-ĐT hướng dẫn thực hiện dạy học theo chương trình, bám sát yêu cầu cần đạt của chương trình các môn học/hoạt động giáo dục trong điều kiện phòng, chống Covid-19. Trong đó, những nội dung phù hợp và thuận lợi cho học sinh khai thác, sử dụng hiệu quả sách giáo khoa và học liệu dạy học trực tuyến, các nhà trường sẽ tổ chức dạy học đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình. Đối với những nội dung yêu cầu học sinh thực hành, thí nghiệm, nhà trường tổ chức lựa chọn, sử dụng học liệu dạy học trực tuyến để dạy học, hoặc hướng dẫn học sinh tự thực hiện ở nhà phù hợp với điều kiện thực tế.
Đối với các lớp từ lớp 7 đến lớp 12 thực hiện chương trình phổ thông 2006, Bộ GD-ĐT hướng thực hiện dạy học theo mức độ cần đạt của chương trình và hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học các môn học theo phụ lục kèm theo công văn này. Các môn học theo chương trình nâng cao ở cấp THPT và lớp học theo mô hình trường học mới, cơ sở giáo dục cũng tham khảo phụ lục để chủ động điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp với điều kiện thực tế.
Các phụ lục của công văn thể hiện rõ những nội dung giáo viên cần làm, cũng như hướng dẫn học sinh thực hiện như: học sinh tự học, học sinh tự đọc, học sinh tự thực hiện…
Không kiểm tra, đánh giá định kì những nội dung học sinh tự học
Căn cứ công văn này, cơ sở giáo dục trung học xây dựng, hoàn thiện kế hoạch giáo dục của nhà trường, bảo đảm chủ động, linh hoạt ứng phó với các tình huống của dịch Covid-19 tại địa phương. Các nhà trường kịp thời tổ chức dạy học những nội dung kiến thức cơ bản theo yêu cầu cần đạt của chương trình, làm cơ sở để tiếp tục dạy học các nội dung còn lại. Nhà trường đồng thời kết hợp tổ chức ôn tập, củng cố kiến thức cơ bản đã dạy cho các nhóm đối tượng học sinh một cách linh hoạt, phù hợp với tình hình kiểm soát dịch bệnh tại địa phương.
Đặc biệt, công văn yêu cầu không kiểm tra, đánh giá định kì những nội dung hướng dẫn học sinh tự đọc, tự học, tự làm, tự thực hiện, không yêu cầu; những nội dung yêu cầu học sinh thực hành, thí nghiệm.
Theo Vietnamnet
Tin liên quan
Quận Cầu Giấy điểm sáng trong công tác giáo dục và đào tạo Thủ đô 24/10/2024 09:34
Bà Nguyễn Thị Kim Chi giữ chức Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo 02/02/2024 09:41
Cùng chuyên mục
Messi vỡ mộng tại Mỹ
Đời sống 13/11/2024 12:53
Man City chốt tương lai Haaland
Đời sống 12/11/2024 13:20
Concert Anh trai cháy vé, sập hệ thống
Đời sống 12/11/2024 12:46
Ca sĩ IU kiện 180 người vì hành vi lăng mạ, đe dọa trên mạng
Đời sống 11/11/2024 21:49
Chelsea đang dần nắm quyền tự quyết tại Premier League
Đời sống 11/11/2024 21:00
Chi Dân trước khi bị công an giữ vì nghi vấn sử dụng ma túy
Đời sống 10/11/2024 11:39
Các tin khác
Messi ghi bàn, Inter Miami vẫn bị loại khỏi MLS Cup
Đời sống 10/11/2024 11:33
Tuyển Việt Nam cần luồng gió mới ở hàng tiền vệ
Đời sống 09/11/2024 13:03
V BTS người đẹp trai nhất thế giới, bỏ xa phiếu bầu Tom Cruise
Đời sống 09/11/2024 12:59
Cơ hội hiếm có để MU sở hữu Gyokeres
Đời sống 07/11/2024 13:41
Vợ kém 40 tuổi của Lý Khôn Thành bị phạt vì ăn trộm
Đời sống 07/11/2024 13:39
Ngày đen tối của Haaland
Đời sống 06/11/2024 10:16
Di sản của G-Dragon
Đời sống 06/11/2024 10:11
U17 nữ CHDCND Triều Tiên vô địch giải U17 World Cup 2024
Đời sống 04/11/2024 00:00
Đặc quyền của Tuchel ở tuyển Anh
Đời sống 03/11/2024 13:36
Tăng Duy Tân chưa đủ lực
Đời sống 01/11/2024 11:01
Man United trông đợi gì khi thay tướng?
Đời sống 01/11/2024 10:56
Xuân Bắc: Hành trình từ diễn viên trở thành Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn
Đời sống 31/10/2024 16:42
Lợi thế của Kỳ Duyên khi thi Miss Universe 2024
Văn hóa - Thể thao 30/10/2024 14:58
Ruben Amorim đồng ý dẫn dắt Man United
Đời sống 30/10/2024 14:54
Rodri giành Quả bóng Vàng 2024
Văn hóa - Thể thao 29/10/2024 12:19
Lợi thế của Kỳ Duyên khi thi Miss Universe 2024
Văn hóa - Thể thao 29/10/2024 12:14
Thói quen khó bỏ của Erik ten Hag
Đời sống 28/10/2024 13:25
Luật ngầm showbiz Việt: Từ cát-xê đến “chỗ đứng trên poster
Đời sống 26/10/2024 15:10
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00