Áp lực bán ròng của khối ngoại đè nặng chứng khoán Việt

Năm 2021, khối ngoại từng thiết lập kỷ lục xả hàng mạnh nhất mọi thời đại với giá trị bán ròng 58.800 tỷ đồng. Kỷ lục buồn này đang bị đe doạ khi chỉ sau nửa năm, khối ngoại đã bán ròng 50.000 tỷ đồng.

Thị trường chứng khoán đóng cửa phiên giao dịch tháng 6/2024 khá thất vọng khi giảm 13,77 điểm, tương đương 1,09%. Tính chung cả tháng 6, thị trường đã giảm 1,3%, về 1.245 điểm.

Đóng góp cho đà suy giảm chung của thị trường phải kể tới khối ngoại. Từ đầu năm đến nay, khối ngoại đã bán ròng liên tục trên thị trường chứng khoán. Thống kê riêng phiên giao dịch ngày 28/6, khối này đã bán ròng 1.100 tỷ đồng.

Thời gian gần đây, những phiên bán ròng quy mô nghìn tỷ của khối ngoại ngày càng xuất hiện dày đặc. Lũy kế từ đầu năm đến nay, xấp xỉ 2 tỷ USD giá trị cổ phiếu, tương đương hơn 50.000 tỷ đồng đã bị khối ngoại bán ròng.

Lượng bán ròng mạnh nhất từ đầu năm tới nay ghi nhận tại cổ phiếu bất động sản Vinhomes với giá trị xấp xỉ 12.000 tỷ đồng, trong đó khoảng 9.000 tỷ đồng cổ phiếu bị bán ròng khớp lệnh.

Xếp tiếp theo trong danh sách bán ròng của khối ngoại là chứng chỉ quỹ FUEVFVND với giá trị bán ròng hơn 7.200 tỷ đồng. Hai cổ phiếu bluechips khác là VNM và FPT cũng bị bán ròng lần lượt hơn 5.600 tỷ và hơn 5.100 tỷ đồng.

Tương tự, giá trị bán ròng mạnh của khối ngoại còn ghi nhận tại loạt cổ phiếu khác như VRE (3.300 tỷ đồng), MSN (3.200 tỷ đồng), VND (2.300 tỷ đồng).

Ở chiều ngược lại, khối ngoại cũng mua ròng một số cổ phiếu như Thế giới di động với hơn 2.000 tỷ đồng. Cổ phiếu NLG và MSB cũng được mua ròng với giá trị lần lượt xấp xỉ 810 tỷ và 700 tỷ đồng.

Tuy nhiên, có thể thấy những cổ phiếu bị bán ròng nhiều nhất có giá trị cao hơn rất nhiều so với những cổ phiếu được mua ròng nhiều nhất, cho thấy xu thế bán của khối ngoại hoàn toàn áp đảo.

Lần gần nhất, thị trường chứng kiến đà bán ra ồ ạt của khối ngoại là vào giai đoạn 2021, với giá trị bán ròng luỹ kế khi đó vượt 58.000 tỷ đồng. Đây cũng là năm thiết lập kỷ lục xả hàng mạnh nhất của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Với việc năm 2024 mới đi qua được nửa chặng đường, kỷ lục buồn của năm 2021 hoàn toàn có thể bị phá vỡ, nhất là khi khối ngoại vẫn chưa có dấu hiệu giảm bán.

Dù khối ngoại hiện nay không còn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giao dịch như thời kỳ trước, song động thái của nhóm nhà đầu tư này vẫn rất được thị trường quan tâm, bởi dòng tiền khối ngoại thường dài hạn, mang ý nghĩa “xây nền” cho thị trường. Động thái bán ròng liên tục của khối ngoại, do đó, vẫn tác động tới tâm lý thị trường.

Lý giải động thái của khối ngoại, ông Trần Hoàng Sơn, giám đốc chiến lược thị trường công ty chứng khoán VPBankS cho rằng một trong những lý do quan trọng dẫn tới áp lực rút vốn mạnh không những ở Việt Nam mà còn ở quy mô khu vực châu Á, phần lớn đến từ độ trễ trong kỳ vọng Fed hạ lãi suất.

Tình trạng này ảnh hưởng đến diễn biến tăng giá của USD những tháng đầu năm, có lúc lên tới hơn 5%, và tác động lớn đến tỷ giá của các nền kinh tế mới nổi, trong đó có Việt Nam.

Sự chênh lệch lãi suất kéo dài cùng những bất ổn từ địa chính trị, thương mại gia tăng dẫn tới áp lực rút vốn của các dòng vốn “carry trade” (kinh doanh dựa trên chênh lệch lãi suất) và tạo lực bán mạnh trên thị trường chứng khoán.

Vị chuyên gia đánh giá đây là thời kỳ khá biến động khi cấu trúc dòng vốn toàn cầu đang thay đổi theo các chính sách điều hành của các ngân hàng trung ương.

Trước mắt, ECB đã có động thái hạ lãi suất. Còn với thị trường Mỹ, những chỉ báo hiện tại giúp giới đầu tư duy trì kỳ vọng về đợt giảm lãi suất có thể rơi vào cuối quý III hoặc đầu quý IV năm nay.

Hiện tại, tỷ giá trong nước đang dần hạ nhiệt và kỳ vọng có thể ổn định trở lại trong quý III. Trên cơ sở đó, ông Sơn cho rằng có thể kỳ vọng khối ngoại sẽ giảm dần áp lực rút vốn và sớm quay trở lại mua ròng khi gần đến thời điểm FED và các ngân hàng trung ương lớn hạ lãi suất.

Trong báo cáo mới đây về dòng vốn ngoại trên thị trường, SSI Research cho rằng khác với giai đoạn trước khi cường độ bán lớn của khối ngoại thường gây áp lực lên điểm số thị trường thì dòng vốn từ nhà đầu tư cá nhân mới là động lực dẫn dắt chính trong giai đoạn hiện tại.

Với môi trường lãi suất thấp, nhóm nhà đầu tư cá nhân trong nước vẫn tích cực tham gia thị trường và đối ứng tốt lực bán ròng của khối ngoại. Điều này cũng đang thể hiện sự ảnh hưởng tích cực lên diễn biến VNIndex.

Trong tháng 6, thị trường đã có lúc vượt qua ngưỡng 1.300 điểm lần đầu tiên sau 2 năm. Tính từ đầu năm 2024, thị trường vẫn tăng khoảng 10%, một hiệu suất không thấp so với các kênh đầu tư khác.

Theo SSI Research, các rủi ro liên quan tới lãi suất, tỷ giá là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến dòng vốn ngoại vào Việt Nam ở giai đoạn hiện tại. Song, báo cáo chỉ ra điểm tích cực là kỳ vọng về bản dự thảo lần 2 của thông tư cho phép công ty chứng khoán triển khai hình thức hỗ trợ thanh toán đối với các nhà đầu tư tổ chức sẽ sớm được công bố.

Đội ngũ phân tích duy trì quan điểm thận trọng về dòng vốn vào các quỹ ETF của Việt Nam, tuy nhiên đánh giá cường độ rút ròng sẽ hạn chế hơn. Tín hiệu tích cực có thể sẽ bắt đầu xuất hiện khi môi trường vĩ mô (tỷ giá và lãi suất) ổn định hơn.

Quỹ AFC Vietnam Fund nhận định, một số nhà đầu tư nước ngoài có sự lo lắng và bán ròng quá đà. Bên cạnh đó, diễn biến gần đây mang tới kỳ vọng về việc môi trường kinh doanh sẽ được cải thiện.

Về diễn biến thị trường, AFC Vietnam Fund cho rằng, môi trường lãi suất thấp và các chính sách hỗ trợ tăng trưởng đã thúc đẩy hoạt động tiêu dùng và xuất khẩu. Trong tháng 5, xuất khẩu tăng trưởng 15,8% so với cùng kỳ. Một số lĩnh vực chính như dệt may, quần áo tiếp tục hồi phục ấn tượng, với tổng giá trị xuất khẩu đạt 13,1 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm.

Quỹ này cho biết vẫn đang mua vào cổ phiếu Việt Nam. Tính tới cuối tháng 5/2024, AFC Vietnam Fund đang đầu tư vào 43 mã cổ phiếu và nắm giữ tỷ trọng 6,7% tiền mặt. Các lĩnh vực được phân bổ lớn nhất bao gồm tiêu dùng (54,6%) và tài chính (13,5%).

Đáng chú ý, sau khi bị rút ròng mạnh vài tháng gần đây, Fubon FTSE Vietnam ETF có thể giải ngân thêm 4.000 tỷ đồng mua cổ phiếu Việt Nam trong thời gian tới, sau khi được Ủy ban Quản lý và giám sát tài chính thông qua số tiền huy động vốn bổ sung đợt 6 là khoàng 150 triệu USD.

Nguồn: Áp lực bán ròng của khối ngoại đè nặng chứng khoán Việt

Trần Anh
theleader.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Kiên trì chờ “bắt đáy"

Kiên trì chờ “bắt đáy"

Tuần giao dịch cuối tháng 6 vừa qua có thể coi là tuần “bĩ cực" với nhiều chứng sĩ. Dù chỉ số chung giảm không quá mạnh, song nhiều cổ phiếu đã mất đến hàng chục phần trăm, khiến nhiều nhà đầu tư “mất ăn mất ngủ". Chuyên gia khuyến nghị, tuần tới thị trường có thể có pha “hồi kỹ thuật", song nhà đầu tư cần giữ tâm lý ổn định, chờ tín hiệu để có thể “bắt đáy”.
Dữ liệu tốt hơn kỳ vọng, ‘ngóng’ chứng khoán bật tăng trong tuần mới

Dữ liệu tốt hơn kỳ vọng, ‘ngóng’ chứng khoán bật tăng trong tuần mới

Số liệu vĩ mô tháng 6 và quý II/2024 tốt hơn kỳ vọng khiến nhiều nhà đầu tư (NĐT) kỳ vọng VN-Index sẽ sớm bật tăng trở lại, hướng đến kiểm định lại vùng đỉnh cũ.
19 doanh nghiệp trả cổ tức bằng tiền tuần từ 1/7-5/7

19 doanh nghiệp trả cổ tức bằng tiền tuần từ 1/7-5/7

Tuần từ 1-5/7, trên thị trường chứng khoán Việt Nam có 19 doanh nghiệp chốt quyền nhận cổ tức bằng tiền mặt. Trong số đó doanh nghiệp trả cổ tức tỷ lệ cao như CTCP Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer – Mã: MCH) trả tỷ lệ 55%.
Áp lực bán ròng của khối ngoại đè nặng chứng khoán Việt

Áp lực bán ròng của khối ngoại đè nặng chứng khoán Việt

Năm 2021, khối ngoại từng thiết lập kỷ lục xả hàng mạnh nhất mọi thời đại với giá trị bán ròng 58.800 tỷ đồng. Kỷ lục buồn này đang bị đe doạ khi chỉ sau nửa năm, khối ngoại đã bán ròng 50.000 tỷ đồng.

Các tin khác

Khó khăn chưa qua với trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Khó khăn chưa qua với trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Các doanh nghiệp bất động sản đang gặp khó khăn khi vừa phải giãn nợ, vừa phải tìm kiếm nguồn vốn mới.
Du lịch tăng trưởng, kinh tế và cổ phiếu nhiều ngành hưởng lợi

Du lịch tăng trưởng, kinh tế và cổ phiếu nhiều ngành hưởng lợi

Doanh thu của các công ty dịch vụ lữ hành trong nước tăng gần 50% so với cùng kỳ trong tháng 5 đầu năm 2024 và giá cổ phiếu các hãng hàng không đã bay "vạn dặm".
Dòng tiền “sôi sục” tìm kiếm cơ hội

Dòng tiền “sôi sục” tìm kiếm cơ hội

Giá nhiều cổ phiếu đã không còn rẻ, nhưng chưa có dấu hiệu nào cho thấy các nhà đầu tư sẽ bán tháo nên dòng tiền nhiều khả năng sẽ còn tìm kiếm cơ hội.
Chứng khoán phái sinh: Các hợp đồng rung lắc, đóng cửa phân hóa

Chứng khoán phái sinh: Các hợp đồng rung lắc, đóng cửa phân hóa

Các hợp đồng tương lai rung lắc nhưng đóng cửa phân hóa nhẹ trên thị trường chứng khoán phái sinh phiên cuối tuần qua (21/6). Riêng hợp đồng tháng hiện tại tăng nhẹ với các chỉ báo kỹ thuật cho thấy tín hiệu tích cực nhẹ. Vì vậy, hợp đồng này dự báo vẫn sẽ giằng co và kỳ vọng phục hồi hướng lên vùng 1.327 điểm.
Thị trường chứng khoán: Bảo toàn nguồn lực, chờ cơ hội

Thị trường chứng khoán: Bảo toàn nguồn lực, chờ cơ hội

VN-Index sẽ tiếp tục gặp khó khi tiệm cận vùng 1.280 – 1.300, nhất là khi điều kiện TTCK toàn cầu đang xấu đi, hoạt động bán ròng từ khối ngoại tiếp diễn, động lực dòng tiền trên thị trường suy yếu.
Bank - Thép sẽ bay?

Bank - Thép sẽ bay?

Tuần giao dịch từ 17 đến 26/6 chứng kiến sự hồi phục nhẹ về điểm số, khi kết tuần VNIndex tăng 2,11 điểm, dừng tại 1282.02. Điểm tích cực là trong tuần dù rung lắc mạnh song VNIndex không “thủng" mốc 1270. Chuyên gia nhận định, tuần tới thị trường nhiều khả năng tiếp tục đi ngang trên vùng 128x-1300. Nhà đầu tư dài hạn vẫn có thể canh mua trong các nhịp điều chỉnh.
32 doanh nghiệp chốt quyền chia cổ tức tiền mặt tuần 24-28/6

32 doanh nghiệp chốt quyền chia cổ tức tiền mặt tuần 24-28/6

Tuần từ 24-28/6, trên thị trường chứng khoán Việt Nam có 32 doanh nghiệp chốt quyền nhận cổ tức bằng tiền mặt. Trong số đó doanh nghiệp trả cổ tức tỷ lệ cao như CTCP Thép Thủ Đức – Vnsteel (Mã: TDS) trả tỷ lệ 70%.
Giao dịch quỹ đầu tư tiếp tục “tĩnh lặng”

Giao dịch quỹ đầu tư tiếp tục “tĩnh lặng”

Trong tuần qua (17-21/06/2024), giao dịch quỹ đầu tư tiếp tục “tĩnh lặng” khi VN-Index nhìn chung đi ngang, kết tuần tại 1,282.02 điểm, tăng nhẹ 0.16% so với tuần trước.
Vì đâu DIC Corp (DIG) lãi quý 2/2024 tăng đột biến so với cùng kỳ?

Vì đâu DIC Corp (DIG) lãi quý 2/2024 tăng đột biến so với cùng kỳ?

Năm 2024, Tổng Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Xây dựng DIC (mã chứng khoán DIG) đặt mục tiêu mang về 2.300 tỷ đồng doanh thu hợp nhất (+72% YoY) và lợi nhuận trước thuế hợp nhất 1.010 tỷ đồng (+508,9% YoY). Quý 2/2024, công ty ước tính lãi tăng hơn 800% so với quý 1/2023.
Quỹ ngoại America LLC giảm tỷ lệ tại TCL về dưới 8% trước ngày chốt quyền trả cổ tức

Quỹ ngoại America LLC giảm tỷ lệ tại TCL về dưới 8% trước ngày chốt quyền trả cổ tức

Trong ngày 18/06, quỹ ngoại America LLC đã giảm tỷ lệ nắm giữ tại Tân Cảng Logistics (HOSE: TCL) về mức 7.92%, tương đương gần 2.39 triệu cp.
“Tiếp thêm” nguồn vốn giá rẻ

“Tiếp thêm” nguồn vốn giá rẻ

Trái phiếu được xem là một kênh huy động vốn giá rẻ giúp các ngân hàng tăng tốc cho giai đoạn tăng trưởng cho vay mới.
Dòng vốn ngoại sẽ trở lại TTCK Việt Nam trên kỳ vọng nào?

Dòng vốn ngoại sẽ trở lại TTCK Việt Nam trên kỳ vọng nào?

Một trong những lý do rất quan trọng dẫn tới áp lực rút vốn mạnh ở Việt Nam và các thị trường phần lớn đến từ độ trễ trong kỳ vọng Fed hạ lãi suất.
Chứng khoán trên đường chinh phục đỉnh 1.500 điểm, bỏ tiền vào giỏ nào

Chứng khoán trên đường chinh phục đỉnh 1.500 điểm, bỏ tiền vào giỏ nào

Năm 2024 được là đánh giá một năm rất thuận lợi cho chứng khoán, thời gian qua những cổ phiếu dẫn dắt đều đã tăng mạnh mẽ và liên tục chinh phục đỉnh lịch sử.
Thị trường chứng khoán nửa cuối năm 2024: Đâu là động lực tăng trưởng?

Thị trường chứng khoán nửa cuối năm 2024: Đâu là động lực tăng trưởng?

Các quỹ đầu tư nước ngoài có thể trở lại mạnh ở giai đoạn cuối năm khi biến động tỷ giá được kiểm soát, quá trình thúc đẩy nâng hạng TTCK cũng sẽ rõ nét hơn.
DIC Holdings trả cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 10%

DIC Holdings trả cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 10%

Với gần 52,5 triệu cổ phiếu đang lưu hành, ước tính DIC Holdings sẽ phát hành thêm khoảng 5,25 triệu cổ phiếu mới trong lần trả cổ tức sắp tới.
Khối ngoại “xả” cổ phiếu nào mạnh nhất từ đầu năm?

Khối ngoại “xả” cổ phiếu nào mạnh nhất từ đầu năm?

Làn sóng bán tháo của khối ngoại trên thị trường chứng khoán Việt vẫn chưa dừng lại. Vậy bạn có biết cổ phiếu nào bị bán nhiều nhất từ đầu năm đến nay?
VN-Index "quay đầu" khi vượt 1.300 điểm, nên hành động ra sao?

VN-Index "quay đầu" khi vượt 1.300 điểm, nên hành động ra sao?

Rớt 21,6 điểm (tương ứng giảm 1,66%), VN-Index kết phiên 14/6 lùi về gần 1.280 điểm sau phiên trước bùng nổ và băng qua ngưỡng 1.300 điểm - ngưỡng mong đợi đã nhiều ngày qua.
Thị trường chứng khoán nửa cuối năm 2024: Huy động vốn sẽ tăng kỉ lục

Thị trường chứng khoán nửa cuối năm 2024: Huy động vốn sẽ tăng kỉ lục

Với tăng trưởng khá tích cực nửa đầu năm 2024, TTCK Việt Nam đang tiếp tục hứa hẹn triển vọng đầu tư - cũng là bệ phóng cho huy động vốn của các doanh nghiệp trong giai đoạn phục hồi.
Xem thêm
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động