Y tế Tây Ninh - Vượt qua khó khăn, hoàn thành sứ mệnh - Báo Tây Ninh Online

Đối mặt với những khó khăn đó, ngành Y tế Tây Ninh từng bước khắc phục, tiếp tục hoàn thành sứ mệnh chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cho người dân.

Y, bác sĩ, nhân viên y tế chăm sóc cho bệnh nhân

Sau hai năm chiến đấu với đại dịch Covid-19 với nhiều mất mát chưa từng có trong lịch sử, bước sang năm 2022, ngành Y tế tỉnh nhà lại tiếp tục đối mặt với rất nhiều khó khăn sau đại dịch. Đối mặt với những khó khăn đó, ngành Y tế Tây Ninh từng bước khắc phục, tiếp tục hoàn thành sứ mệnh chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cho người dân.

Khó khăn chồng chất

Sau đại dịch, hầu hết các lĩnh vực đều có dấu hiệu khởi sắc, nhưng ngành Y tế cả nước nói chung và ngành Y tế tỉnh nhà nói riêng, năm qua là một năm đầy sóng gió và cả những “biến cố” lớn. Nhiều vấn đề bất cập “hậu Covid-19” nảy sinh, các dịch bệnh khác xuất hiện, khiến những chiến sĩ áo trắng lại tiếp tục đối diện với những thách thức mới.

Nhớ lại giai đoạn chống dịch Covid-19, bác sĩ Phan Thanh Tâm- Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh chia sẻ, chống dịch Covid-19 là giai đoạn hết sức khốc liệt đối với Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Tây Ninh. Thời điểm đó, bệnh viện chuyển đổi công năng thành 3 đơn vị điều trị Covid-19, nhằm chia sẻ gánh nặng điều trị bệnh nhân Covid-19 tuyến tỉnh. Bệnh viện đã dốc toàn nhân lực tập trung chống dịch. Các y, bác sĩ, nhân viên y tế gần như trực suốt tại bệnh viện, đặc biệt là y, bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực - ICU, luân phiên trực 14 ngày, nghỉ 14 ngày và tự cách ly tại nhà.

Sau thời gian dài tập trung cho công tác phòng chống dịch, ngành Y tế Tây Ninh nhận ra nhiều hạn chế cần khắc phục, như số lượng bác sĩ tham gia điều trị không đủ về chất lượng và số lượng, đa số là bác sĩ mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm; trang thiết bị, thuốc men còn hạn chế, ngành Y tế bị rơi vào tình trạng khan hiếm thuốc điều trị cho bệnh nhân Covid-19 cũng như bệnh nhân thông thường. “Điều này Đảng và Nhà nước đều thấy và ghi nhận. May mắn, thời gian đó, Y tế Tây Ninh được ngành Y tế các tỉnh bạn, Trung ương hỗ trợ nâng cao chuyên môn. Rất nhiều bệnh nhân được cứu sống từ sự giúp đỡ về chuyên môn và hỗ trợ trang thiết bị, thuốc men phòng, chống dịch này”- bác sĩ Tâm cho biết.

Sau một thời gian dài dồn tổng lực chống dịch Covid-19, hầu như toàn bộ hệ thống y tế rơi vào kiệt quệ cả về tài chính lẫn nhân lực, vật lực. Những vấn đề “hậu Covid-19” nảy sinh khiến tâm lý của nhân viên y tế vốn đã bất an với dịch bệnh càng trở nên lo lắng kéo dài. Kéo theo đó là “làn sóng” nhân viên y tế nghỉ việc đã gây khó khăn không nhỏ cho các cơ sở y tế công lập.

Ông Trương Văn Hùng- Giám đốc Sở Y tế cho biết, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế xã hội của toàn thế giới, trong đó có nước ta. Ngành Y tế là một ngành ở tuyến đầu, trực tiếp chống dịch, còn bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn. Ông chia sẻ: “Số lượng nhân viên y tế nghỉ việc từ năm 2020-2022 tuy không nhiều, nhưng đã gây khó khăn không nhỏ cho các cơ sở y tế công lập, bởi hầu hết người nghỉ việc là người có thâm niên, kinh nghiệm; đồng thời có một sự chuyển dịch nhân lực y tế chất lượng cao từ khối nhà nước sang khối tư nhân”.

Ông Hùng cho biết thêm, cao điểm hai năm 2020-2021 phải thực hiện giãn cách xã hội do dịch Covid-19 bùng phát mạnh, nguồn thu phí khám, chữa bệnh tại các đơn vị không có, dẫn đến mất cân đối thu chi tại các cơ sở y tế công lập. Mặt khác, thực hiện phương châm 4 tại chỗ, các cơ sở y tế phải dùng nguồn kinh phí chi trả tiền thuốc để trả phí chi hoạt động thường xuyên, chi phí chống dịch... Việc này ảnh hưởng đến tâm lý của cán bộ, nhân viên y tế.

Cùng với sự thâm hụt về nhân lực, thiếu trang thiết bị, vật tư y tế, thuốc cũng là vấn đề khó khăn mà nhiều cơ sở y tế phải trải qua trong năm 2022. Cao điểm, cả tỉnh thiếu dung dịch cao phân tử điều trị sốt xuất huyết, một vài loại thuốc cấp thường xuyên như ARV... bị gián đoạn cung ứng...

Lực lượng y tế lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc Covid-19 cho người dân trong thời điểm dịch bệnh bùng phát.

Từng bước khắc phục khó khăn, hoàn thành sứ mệnh

Nhận diện được những khó khăn, ông Trương Văn Hùng chia sẻ thêm, dưới sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, ngành Y tế đã và đang chủ động thực hiện một số giải pháp thiết thực, từng bước tháo gỡ hạn chế, khắc phục hậu quả sau đại dịch Covid-19, song song đó, tiếp tục hoàn thành sứ mệnh chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân. Trước hết, tập trung giải quyết khó khăn về tài chính và nhân lực.

Cụ thể, Sở Y tế đã tham mưu HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết 52/NQ-HĐND ngày 12.5.2022 nhằm hỗ trợ một lần cho 21.639 người tham gia phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh, với tổng kinh phí gần 34 tỷ đồng. Việc hỗ trợ một lần cho các lực lượng này là cần thiết, nhằm thể hiện sự quan tâm, động viên, tri ân đối với các lực lượng đã và đang tham gia phòng, chống dịch Covid-19.

Sở Y tế tham mưu UBND tỉnh thực hiện Quyết định 16/2022/QĐ-TTg ngày 8.7.2022 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ chi thường xuyên cho các đơn vị sự nghiệp y tế công lập thu không đủ chi do tác động của dịch Covid-19. UBND tỉnh đã cho chủ trương sử dụng các quỹ, nguồn cải cách tiền lương của các đơn vị và cấp bổ sung với tổng số tiền gần 62 tỷ đồng để bù mất cân đối thu chi. Qua đó, các cơ sở y tế công lập đã có nguồn kinh phí trả tiền nợ thuốc và mua thuốc, sinh phẩm, vật tư phục vụ công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân.

Hiện tại, Sở Y tế tổ chức đấu thầu thuốc tập trung cho các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh. Có 2 gói thầu, đến tháng 3.2023 cơ bản hoàn thành gói 1 với 195 mặt hàng, cơ bản đáp ứng nhu cầu thuốc cơ bản tại các cơ sở y tế công lập và đến tháng 4.2023 sẽ hoàn thành gói 2 với 945 mặt hàng thuốc. Khi hoàn thành sẽ giải quyết được việc thiếu thuốc BHYT.

Năm 2022, ngành Y tế tỉnh bắt đầu tổ chức tuyển dụng viên chức bổ sung nguồn nhân lực bị thiếu hụt, cơ bản đến tháng 3.2023 sẽ hoàn thành. Song song đó, tiếp tục thực hiện công tác đào tạo bác sĩ theo địa chỉ để bổ sung nguồn lực cho tỉnh. Thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm cán bộ; đặc biệt là cán bộ trẻ; rà soát các trang thiết bị đã được trang bị để điều chuyển, sử dụng hiệu quả.

“Mặc dù còn rất nhiều khó khăn, vướng mắc phải xử lý do hậu quả của đại dịch Covid-19 để lại, cũng như những vấn đề phát sinh mới cần có thời gian khắc phục, nhưng với sự ủng hộ của toàn bộ hệ thống chính trị, nội lực của ngành, chúng tôi tin tưởng rằng ngành Y tế Tây Ninh sẽ nhanh chóng phục hồi và phát triển bền vững hơn nữa trong thời gian tới”- ông Trương Văn Hùng nhấn mạnh.

Theo số liệu thống kê của Sở Y tế, trên địa bàn tỉnh có 3 bệnh viện tư nhân, 9 phòng khám đa khoa, 380 phòng khám chuyên khoa, 147 cơ sở y tế khác với nhân lực 1.605 người; trong đó có 694 bác sĩ.

Năm 2020, số nhân viên có chuyên môn y tế xin thôi việc, bỏ việc 50 người; năm 2021 có 33 người và năm 2022 là 81 người. Tính từ 1.1.2020 đến 31.12.2022, số nhân viên có chuyên môn y tế xin thôi việc, bỏ việc là 164 người.

Nhu cầu hiện tại theo quy định về vị trí việc làm cần có 618 bác sĩ (thiếu 65 bác sĩ). Nhu cầu đến năm 2025 cần khoảng 830-850 bác sĩ. Dược sĩ trung cấp, cao đẳng, đại học có 340 người. Số điều dưỡng hiện nay có gần 700 người, nhu cầu cần tối thiểu từ 1.100 người (thiếu 400).

Các chuyên môn y tế khác (hộ sinh, y sĩ, kỹ thuật y, y tế công cộng) hiện có trên 820 người, nhu cầu cần 950 người (thiếu 130).

Ngọc Bích - Tâm Giang

https://baotayninh.vn/y-te-tay-ninh-vuot-qua-kho-khan-hoan-thanh-su-menh-a155401.html
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Điện Biên: Huyện Điện Biên công bố di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Điện Biên: Huyện Điện Biên công bố di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sáng nay (8/11), UBND huyện Điện Biên tổ chức công bố và trao chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với “Nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Lào”.
Yên Bái: Văn Yên triển khai nhiệm vụ diễn tập phòng thủ dân sự, ứng phó cháy rừng và tìm kiếm cứu nạn

Yên Bái: Văn Yên triển khai nhiệm vụ diễn tập phòng thủ dân sự, ứng phó cháy rừng và tìm kiếm cứu nạn

Ngày 8/11, Ban Chỉ đạo diễn tập phòng thủ dân sự, ứng phó cháy rừng và tìm kiếm cứu nạn huyện Văn Yên năm 2024 tổ chức họp nhằm thống nhất triển khai công tác chuẩn bị cho diễn tập năm 2024. Đồng chí Nguyễn Thế Phước - Phó Chủ tịch Thường trực UBND, Trưởng Ban Chỉ đạo diễn tập tỉnh chủ trì cuộc họp.
Điện Biên: Nhân rộng mô hình liên kết sản xuất vụ đông

Điện Biên: Nhân rộng mô hình liên kết sản xuất vụ đông

Những năm gần đây, vụ đông ngày càng khẳng định vai trò là vụ sản xuất chủ lực trong năm. Nông nghiệp Điện Biên đã và đang triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ, khuyến khích các tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp và nông dân xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản. Nhiều mô hình sản xuất cây trồng vụ đông được người dân tích cực triển khai, mang lại giá trị kinh tế cao cho người sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường.
Yên Bái: Đinh Thị Hiến và tình yêu Khắp Thái

Yên Bái: Đinh Thị Hiến và tình yêu Khắp Thái

Say mê, tự hào về bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Thái, nhất là những điệu Khắp Thái cổ, chị Đinh Thị Hiến - thôn Nậm Đông 2, xã Nghĩa An (thị xã Nghĩa Lộ) không những chỉ chịu khó học hỏi, nghiên cứu mà còn trở thành một trong những người kế cận các nghệ nhân thế hệ trước để truyền thụ cho người trẻ tình yêu Khắp Thái.
Điện Biên: Thanh An đưa khoai lang thành cây đặc sản

Điện Biên: Thanh An đưa khoai lang thành cây đặc sản

Xã Thanh An nằm ở phía Đông Nam huyện Điện Biên, được biết đến với nhiều loại nông sản, trong đó có giống khoai lang ruột trắng, vỏ vàng. Đây là giống khoai lang được trồng khá phổ biến trên cánh đồng Mường Thanh nhưng riêng tại Thanh An lại được đánh giá cao về độ bùi, thơm, bở và được nhiều người trong và ngoài tỉnh ưa chuộng. Vụ đông hằng năm, người dân Thanh An ra đồng, xuống giống “khoai đặc sản Thanh An”.
Yên Bái: Định vị thương hiệu du lịch từ những chính sách khả thi

Yên Bái: Định vị thương hiệu du lịch từ những chính sách khả thi

Thời gian qua, du lịch tỉnh Yên Bái đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, nổi bật nhờ triển khai đồng bộ, hiệu quả các nghị quyết, chính sách của Trung ương, của tỉnh về phát triển du lịch.

Các tin khác

Yên Bái: Xuân Tầm xây dựng đời sống văn hóa

Yên Bái: Xuân Tầm xây dựng đời sống văn hóa

Chúng tôi đến thôn Khe Đóm, xã Xuân Tầm, Văn Yên đúng dịp bà con nhân dân trong thôn tập trung vệ sinh đường làng, ngõ xóm, đào hố đựng rác thải sinh hoạt gia đình để nâng cao tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới (NTM) và chuẩn bị đón bằng công nhận đạt chuẩn thôn NTM kiểu mẫu vào cuối tháng 11 này.
Điện Biên: Thị xã Mường Lay tổ chức điểm Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc

Điện Biên: Thị xã Mường Lay tổ chức điểm Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc

Bản Ổ, xã Lay Nưa là khu dân cư được TX. Mường Lay lựa chọn tổ chức điểm Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024. Sáng 1/11, bà con các dân tộc trong bản tưng bừng tham gia các hoạt động đại đoàn kết.
Yên Bái phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao

Yên Bái phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao

Phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, bền vững là tất yếu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp. Nhận thức được điều này, nhiều năm qua, tỉnh Yên Bái đã tập trung nghiên cứu, chuyển đổi mô hình nông nghiệp theo hướng ứng dụng khoa học công nghệ, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương.
Điện Biên: Bí thư Tỉnh ủy Trần Quốc Cường kiểm tra tiến độ các dự án trọng điểm

Điện Biên: Bí thư Tỉnh ủy Trần Quốc Cường kiểm tra tiến độ các dự án trọng điểm

Sáng nay (1/11), Bí thư Tỉnh ủy Trần Quốc Cường đi kiểm tra tiến độ một số dự án trọng điểm và gặp gỡ đại diện hộ gia đình chưa đồng thuận với chính sách đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB) của dự án.
Yên Bái: Người phụ nữ Tày bền chí làm giàu

Yên Bái: Người phụ nữ Tày bền chí làm giàu

Xuất thân từ gia đình thuần nông, với sự chăm chỉ, lòng quyết tâm, người phụ nữ dân tộc Tày Nguyễn Thị Vân ở thôn Bản Hốc, xã Đồng Khê, huyện Văn Chấn đã mạnh dạn phát triển kinh tế từ mô hình chăn nuôi tổng hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Điện Biên: Gian nan giảm nghèo ở Hô Nậm Cản

Điện Biên: Gian nan giảm nghèo ở Hô Nậm Cản

Cách trung tâm TX. Mường Lay gần 8km, bản Hô Nậm Cản, xã Lay Nưa là nơi sinh sống của hơn 70 hộ dân đồng bào dân tộc Mông. Khoảng 3 năm trở lại đây, liên tiếp các dự án về điện, đường và hỗ trợ sản xuất được triển khai tại bản, nâng cao đời sống người dân. Vậy nhưng câu chuyện giảm nghèo ở Hô Nậm Cản vẫn còn lắm gian nan.
Yên Bái: Nông nghiệp đồng bộ giải pháp giữ đà tăng trưởng

Yên Bái: Nông nghiệp đồng bộ giải pháp giữ đà tăng trưởng

Ngành nông nghiệp Yên Bái đã xây dựng Phương án số 01/PA-SNN nhằm đưa ra các giải pháp đồng bộ để khôi phục sản xuất nông nghiệp, phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng trên 5,5% trong năm nay.
Điện Biên: Chợ phiên Pu Nhi: Tiềm năng còn bỏ ngỏ

Điện Biên: Chợ phiên Pu Nhi: Tiềm năng còn bỏ ngỏ

Cách trung tâm TP. Điện Biên Phủ khoảng 13km, có vị trí gần “cung đường du lịch” Tà Lèng - Mường Phăng, chợ phiên Pu Nhi, xã Pu Nhi (huyện Điện Biên Đông) họp vào ngày thứ 7 hàng tuần được kỳ vọng là điểm đến của đông đảo người dân bản địa và vùng lân cận đến mua bán, trao đổi hàng hóa; hấp dẫn, thu hút du khách gần xa đến trải nghiệm, thưởng thức bản sắc chợ vùng cao. Tuy nhiên, qua gần 2 tháng hoạt động, nơi đây vẫn chưa thoát được nếp chợ quê cố hữu để vươn mình trở thành điểm nhấn du lịch của xã Pu Nhi. Yếu tố cần hiện nay là hoạt động giới thiệu, quảng bá, kết nối, liên kết trong cả hoạt động thương mại lẫn du lịch.
Tạo đà cho sản xuất công nghiệp Yên Bái

Tạo đà cho sản xuất công nghiệp Yên Bái

Thời điểm này, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh đang tập trung các giải pháp nỗ lực đẩy mạnh sản xuất để hoàn thành đạt và vượt kế hoạch đề ra, cũng để tạo đà cho giai đoạn tiếp theo…
Điện Biên: Khai mạc Du lịch mùa nước nổi trên sông Đà năm 2024 - 2025

Điện Biên: Khai mạc Du lịch mùa nước nổi trên sông Đà năm 2024 - 2025

Sáng 26/10, UBND TX. Mường Lay long trọng tổ chức Lễ khai mạc Du lịch mùa nước nổi trên sông Đà năm 2024 - 2025.
Yên Bái: Suối Giàng tổ chức Lễ hội tôn vinh cây chè tổ

Yên Bái: Suối Giàng tổ chức Lễ hội tôn vinh cây chè tổ

Nhằm bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc Mông, sáng 26/10, tại khu vực cây Chè tổ, thôn Pang Cáng, xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn (Yên Bái) đã tổ chức Lễ hội tôn vinh cây chè tổ năm 2024.
Yến Bái: Đặc sắc lễ Thần Nông đình làng Dọc

Yến Bái: Đặc sắc lễ Thần Nông đình làng Dọc

Cùng với các di tích lịch sử cấp quốc gia như nhà ông Trần Đình Khánh, Gốc vải Đình Trung, Hang Dơi và các điểm du lịch cộng đồng tại bản Vần thì đình làng Dọc là địa điểm du lịch tâm linh để du khách tham quan mỗi khi đặt chân đến mảnh đất chiến khu cách mạng Việt Hồng, huyện Trấn Yên, Yên Bái.
Yên Bái: Huyện Văn Yên Lễ dâng hương cúng cơm mới Đền Nhược Sơn, xã Châu Quế Hạ

Yên Bái: Huyện Văn Yên Lễ dâng hương cúng cơm mới Đền Nhược Sơn, xã Châu Quế Hạ

Ngày 21 và 22/10 (tức 19 - 20 tháng Chín năm Giáp Thìn), tại Di tích Lịch sử Văn hóa cấp quốc gia Đền Nhược Sơn, thôn Ngọc Châu, xã Châu Quế Hạ, huyện Văn Yên (Yên Bái) đã diễn ra Lễ dâng hương cúng cơm mới để tưởng nhớ công lao to lớn của tướng quân người Tày Hà Chương cũng như gửi gắm những mong ước về cuộc sống được thuận lợi, ấm no, hạnh phúc.
Điện Biên: 15 năm hành trình làm “mẹ đặc biệt”

Điện Biên: 15 năm hành trình làm “mẹ đặc biệt”

Đã tròn 15 năm, chị Lò Thị Phòng gắn bó, cống hiến cho Làng trẻ em SOS Điện Biên Phủ. Trong ngôi nhà mang tên Hoa Thiên Lý, bằng trái tim, tình thương, chị Phòng đã chăm lo cho những đứa trẻ từng miếng ăn, giấc ngủ. Lần lượt từng người con khôn lớn, trưởng thành, với chị Phòng đây chính là niềm hạnh phúc lớn nhất của mình.
Huyện Điện Biên đẩy mạnh trồng cây vụ đông

Huyện Điện Biên đẩy mạnh trồng cây vụ đông

Điện Biên là huyện luôn dẫn đầu cả tỉnh về phát triển cây vụ đông, nhất là cây vụ đông trên đất lúa 2 vụ. Đến nay, vụ đông đã trở thành vụ sản xuất thứ 3 trong năm, góp phần tăng giá trị trên từng héc ta đất canh tác, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho nông dân. Năm nay, khi các huyện khác trong tỉnh mới bắt đầu thu hoạch lúa mùa thì huyện Điện Biên đã triển khai trồng cây vụ đông, đảm bảo khung thời vụ theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn và chính quyền cơ sở.
Điện Biên: Phục dựng Lễ hội mừng cơm mới dân tộc Thái bản U Va

Điện Biên: Phục dựng Lễ hội mừng cơm mới dân tộc Thái bản U Va

Trong 2 ngày (18 - 19/10), các cơ quan chuyên môn huyện Điện Biên phối hợp với UBND xã Noong Luống tổ chức phục dựng thành công Lễ hội mừng cơm mới dân tộc Thái năm 2024, tại bản U Va.
Yên Bái: Lễ Cơm mới Đền Trái Hút, xã An Bình (Văn Yên)

Yên Bái: Lễ Cơm mới Đền Trái Hút, xã An Bình (Văn Yên)

Ngày 17/10 ( tức 15/9 Giáp Thìn), tại khuôn viên Di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh Đền Trái Hút thuộc thôn Trái Hút, xã An Bình (Văn Yên, Yên Bái) đã diễn ra Lễ Cơm mới với ý nghĩa tổng kết một năm lao động, sản xuất, tạ ơn đất trời, thần linh, Thánh Mẫu Thượng ngàn và tổ tiên đã ban phước lành cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cây cối tốt tươi, con người khỏe mạnh.
Yên Bái: Chàng trai Mông đi đầu chuyển đổi số du lịch ở Phình Hồ

Yên Bái: Chàng trai Mông đi đầu chuyển đổi số du lịch ở Phình Hồ

Chàng trai người Mông Sùng A Tủa, xã Phình Hồ, huyện Trạm Tấu là một trong những người đã được các phương tiện truyền thông nhắc đến nhiều với tư cách nhà sáng tạo nội dung để quảng bá cho du lịch quê hương với những video hàng triệu lượt xem trên mạng xã hội. Trong Chương trình hưởng ứng Ngày chuyển số quốc gia năm 2024 diễn ra mới đây tại Yên Bái, A Tủa vinh dự là công dân tiêu biểu, đại diện duy nhất chia sẻ về ứng dụng thành công công nghệ số để phát triển kinh tế du lịch.
Xem thêm
[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động