"Việt Nam có thể là trung tâm sản xuất điện tử của châu Á"
Đó là nhận định của ông Darren Seah, giám đốc khối đầu tư và chuyển đổi công nghiệp của Công ty Constellar Exhibitions, đơn vị tổ chức Triển lãm chuyển đổi công nghiệp châu Á - Thái Bình Dương (ITAP) 2023 - phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam (VEIA) ngày 10-5.
Theo ông Darren Seah, Việt Nam hoàn toàn đặt mình vào vị thế là trung tâm sản xuất điện tử không chỉ của Đông Nam Á mà của cả châu Á. Lý do là hiện nay Việt Nam đang hội tụ nhiều yếu tố, khi có nhiều tập đoàn công nghệ lớn đầu tư và hình thành được mạng lưới doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ ngành điện tử tham gia ngày càng sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tuy nhiên, ông cho rằng điều quan trọng nhất với doanh nghiệp Việt Nam là cần kiểm soát về chất lượng sản phẩm, tăng cường kết nối và hỗ trợ từ các đối tác để nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm.
Trong bối cảnh thúc đẩy sản xuất xanh và phát triển bền vững, ông Darren Seah nhấn mạnh các doanh nghiệp điện tử Việt Nam cần xác định rõ mục tiêu thực hiện. Bởi sản xuất xanh là yêu cầu giảm phát thải khí CO2, nên sẽ yêu cầu doanh nghiệp phải đầu tư, mở rộng sản xuất, hướng đến tiêu chuẩn xanh, bền vững.
Bà Đỗ Thị Thúy Hương, ủy viên ban chấp hành Hiệp hội VEIA, cũng cho rằng hiện có nhiều hãng điện tử lớn đang chuyển dịch từ Trung Quốc sang Việt Nam tìm kiếm nhà cung cấp.
Như việc đối tác của Apple có nhà máy sản xuất linh kiện tại Việt Nam, đã đặt hàng sản xuất các sản phẩm cao cấp hơn như máy tính bảng, máy tính để bàn… thay vì chỉ sản xuất tai nghe như trước đây. Hoặc trong lĩnh vực sản xuất chip, một số ông lớn sản xuất chip trong chuỗi cung ứng của Apple cũng đang xem xét đặt nhà máy tại Việt Nam.
"Đây là cơ hội nhưng con đường còn dài để doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng tân tiến trên thế giới" - bà Hương nói và cho rằng những vấn đề đặt ra đó là chính sách chưa theo kịp thực tế, như quy định xuất, nhập hàng; kê khai thuế, sắp tới là những kê khai sản xuất xanh.
Thêm vào đó là những hạn chế về nguồn nhân lực chưa theo kịp sự phát triển ngành điện tử. Đặc biệt trong việc tiếp thu và chuyển giao công nghệ. Những vấn đề đặt ra như an ninh phi truyền thống, biến đổi khí hậu, khai thác tài nguyên… cùng những yêu cầu nghiêm ngặt cho doanh nghiệp phải cam kết chịu trách nhiệm về sản phẩm cuối cùng đến tay người tiêu dùng sẽ là thách thức không nhỏ.
Ngành công nghiệp điện tử phát triển mất cân đối?
Theo đánh giá, đến nay ngành công nghiệp điện tử Việt Nam phát triển mất cân đối, chủ yếu dựa vào mảng sản xuất điện thoại chiếm tới 70%. Mặc dù có vai trò là ngành sản xuất dẫn đầu, với tổng kim ngạch năm 2022 chiếm 114 tỉ USD, đứng đầu ngành công nghiệp chế tạo, chiếm 30% tổng kim ngạch cả nước, góp phần giúp Việt Nam duy trì xuất siêu.
Tuy nhiên, thị phần xuất khẩu, chủ yếu xuất khẩu linh kiện điện thoại là của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, và Trung Quốc và Mỹ là hai thị trường lớn. Việc nhập khẩu cũng "mất cân đối hơn" khi có tới 88% linh kiện điện thoại được nhập từ thị trường Trung Quốc.
Trong khi đó, quy mô doanh nghiệp điện tử của Việt Nam chủ yếu là vừa và nhỏ, đặt ra thách thức cho ngành. Doanh nghiệp phải đối diện với biên lợi nhuận giảm và đà phục hồi kinh tế chậm lại, trong khi thói quen và hành vi tiêu dùng thay đổi.
Tin liên quan
Việt Nam được coi là 'đại bản doanh' lớn nhất thế giới của Samsung 05/12/2022 11:35
Cùng chuyên mục
Nhiều doanh nghiệp quan ngại với AI của Apple
Nhịp sống số 12/09/2024 16:00
Nhận thức về rủi ro và cách bảo đảm an toàn cho hội nghị truyền hình
Đời sống 11/09/2024 11:14
Để toàn dân sử dụng hữu hiệu các ứng dụng AI
Nhịp sống số 04/09/2024 13:00
Vì sao nhiều startup AI dễ dàng trở thành kỳ lân?
Đời sống 04/09/2024 09:00
Dự thảo Luật Công nghiệp Công nghệ số: Tránh chồng chéo pháp luật
Nhịp sống số 03/09/2024 17:00
Ngành chip Trung Quốc phát triển "thần tốc" bất chấp hạn chế từ Mỹ
Đời sống 02/09/2024 15:00
Các tin khác
“Tiếp sức” nguồn nhân lực cho ngành vi mạch bán dẫn
Nhịp sống số 31/08/2024 07:15
Trợ lý ảo AIVA tích hợp nhiều công cụ AI giúp nâng cao hiệu suất kinh doanh
Nhịp sống số 29/08/2024 18:50
Thúc đẩy đổi mới, hợp tác trong lĩnh vực công nghệ sản xuất và chuỗi cung ứng vật liệu
Đời sống 28/08/2024 21:04
Dòng vốn FDI từ Trung Quốc đang dịch chuyển vào công nghệ hiện đại
Đời sống 21/08/2024 06:00
“Thời điểm vàng” để Việt Nam gia nhập xu hướng phát triển mạnh mẽ AI
Đời sống 19/08/2024 16:00
Chuỗi cung ứng “mong manh” trước nguy cơ tấn công mạng
Đời sống 18/08/2024 09:00
Ứng dụng AI: Thách thức và cơ hội cho doanh nghiệp Việt
Đời sống 17/08/2024 09:00
Phán quyết Google độc quyền bất hợp pháp sẽ khiến Apple, Meta và Amazon lo lắng
Nhịp sống số 16/08/2024 13:00
Tiềm năng, cơ hội vô cùng lớn từ kinh tế số
Nhịp sống số 16/08/2024 07:00
Biến số trí tuệ nhân tạo tại các ngân hàng
Nhịp sống số 10/08/2024 17:12
Nghiên cứu so sánh Công nghệ SLO và Chụp ảnh màu đáy mắt thông thường
Đời sống 09/08/2024 22:45
AI có khả năng mang lại tăng trưởng đột phá cho ngành ngân hàng
Nhịp sống số 08/08/2024 09:05
Tầm nhìn táo bạo của “ông trùm” truyền thông Ted Turner
Nhịp sống số 22/07/2024 12:00
Doanh nghiệp Việt "đặt cược" bao nhiêu cho trí tuệ nhân tạo?
Nhịp sống số 11/07/2024 14:00
Chỉ huy AI đầu tiên trên thế giới được giữ trong phòng thí nghiệm của quân đội Trung Quốc
Đời sống 22/06/2024 05:00
Đừng sợ trí tuệ nhân tạo: Hãy lo không kịp chuyển đổi số!
Đời sống 20/06/2024 08:46
GELEX và FPT hợp tác thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện
Đời sống 12/06/2024 14:00
Tư vấn, đo lường sự phát triển của kinh tế số trong xây dựng
Nhịp sống số 14/05/2024 07:30
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00