Tròn 16 năm từ lần đầu VN-Index lập đỉnh lịch sử, chứng khoán Việt Nam thay đổi ra sao?
vninfor.vn
Tròn 16 năm trước, chứng khoán Việt Nam có lần đầu lập đỉnh lịch sử khi VN-Index đóng cửa ngày 12/3/2007 tại 1.170,67 điểm. Từ mức 300 điểm vào đầu năm 2006, chỉ số đã tăng một mạch gấp 3,9 lần sau hơn một năm. Giá trị vốn hoá thị trường cũng theo đó vượt mức 400.000 tỷ đồng, tương đương hơn 40% GDP.
Động lực thúc đẩy thị trưởng tăng mạnh giai đoạn đó đến từ làn sóng thoái vốn, cổ phần hóa nhiều tập đoàn, tổng công ty và doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực xương sống của nền kinh tế. Điển hình là các thương vụ IPO của Bảo Việt, PVFC, Đạm Phú Mỹ, Vietcombank… Đặc biệt, thương vụ IPO của Vietcombank còn tạo ra sức ảnh hưởng lớn và được giới đầu tư cả trong và ngoài nước quan tâm. Ngoài ra, Việt Nam gia nhập WTO cũng góp phần đẩy TTCK lên đỉnh.
Trong con sóng thần giai đoạn 2006-07, nhà nhà “đổ xô” đi đầu tư chứng khoán, câu chuyện đầu tư chứng khoán len lỏi từ quán trà đá, ngoài chợ thậm chí bữa cơm trong gia đình. Việc kiếm tiền quá dễ dàng trên thị trường khiến từ những người không có kiến thức đầu tư cũng tham gia. Các cổ phiếu trên sàn chứng khoán có thị giá hàng trăm nghìn đồng là một điều hết sức bình thường vào thời điểm đó. Hầu hết các cổ phiếu từng có thị giá cao “ngất ngưởng” như BMC, FPT, SJS, PVD, TDH, BVS, DHG,… đều lập kỷ lục trong khoảng thời gian này.
Đáng chú ý, ngay trước khi lên đỉnh, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã có bản đánh giá về TTCK Việt Nam dự báo khả năng thị trường có sự điều chỉnh lớn. Theo tính toán của IMF đến tháng 1/2007, P/E trung bình của 20 công ty lớn nhất (chiếm 99% vốn hóa của thị trường) niêm yết trên HoSE lên đến 73 lần, rất cao so với các thị trường khác.
Mặc dù con số P/E 73 lần vẫn còn gây tranh cãi (số liệu Bloomberg là 4x lần) nhưng TTCK Việt Nam sau đó đã thực sự trải qua một trong những giai đoạn lao dốc mạnh nhất trong lịch sử. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 cùng chính sách tiền tệ thắt chặt do áp lực từ lạm phát đã nhấn chìm thị trường.
Thậm chí, biên độ dao động giá của HoSE đã phải hạ từ +/-5% xuống còn +/-1%, tại HNX được hạ từ +/-10% xuống +/-2%. Bên cạnh đó, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) cũng tham gia mua cổ phiếu bình ổn. Các ngân hàng, công ty chứng khoán được vận động ngừng giải chấp cùng với việc kêu gọi doanh nghiệp niêm yết mua vào cổ phiếu quỹ.
Dù vậy, VN-Index vẫn đánh mất gần như toàn bộ thành quả tăng giá của con sóng thần trước đó chỉ sau 2 năm đạt đỉnh. Và phải mất đến 11 năm sau chỉ số này mới trở lại đỉnh cũ với động lực cũng đến từ những thương vụ IPO “đình đám” giai đoạn 2016-18. Bên cạnh các doanh nghiệp dầu khí có vốn Nhà nước như Petrolimex (PLX), PV Power (POW), PV Oil (OIL), Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR), nhóm tư nhân cũng để lại dấu ấn đậm nét với các “bom tấn” như Vinhomes (VHM), Vincom Retail (VRE), Vietjet Air (VJC), VPBank (VPB),…
Mọi thứ thay đổi chỉ VN-Index vẫn thế
Sau khi trở lại đỉnh cũ vào năm 2018, chứng khoán Việt Nam một lần nữa quay đầu giảm mạnh, đỉnh điểm là khi xuống đáy Covid tháng 3/2020. Kể từ đây, làn sóng nhà đầu tư mới tham gia chứng khoán ‘ồ ạt” trong môi trường tiền rẻ đã nhanh chóng đẩy thị trưởng vượt đỉnh, thậm chí còn vươn đến những đỉnh cao mới, chưa từng thấy trong lịch sử.
Thế nhưng, giông bão liên tục ập đến trong năm 2022 vừa qua đã đưa VN-Index trở lại mốc 1.000 điểm quen thuộc. Dù điểm số đi lùi nhưng thị trường sau 16 năm đã có những bước phát triển vượt bậc về mọi mặt. Sự khác biệt đầu tiên được thể hiện qua định giá thị trường. P/E của VN-Index hiện chỉ xấp xỉ 12 lần, thấp hơn nhiều so với con số “ngất ngưởng” năm 2007.
Giá trị vốn hóa của HoSE cũng đã tăng gấp 10 lần sau 16 năm, đạt xấp xỉ 4,2 triệu tỷ đồng. Cùng với đó là danh sách doanh nghiệp tỷ USD cũng ngày càng được nối dài với một loạt tên tuổi đầu ngành trên nhiều lĩnh vực như ngân hàng, bất động sản, công nghệ, năng lượng,...
Số lượng cổ phiếu niêm yết trên HoSE cũng tăng gấp 5 lần từ hơn 100 mã đầu năm 2007 lên gần 550 mã bao gồm cả những sản phẩm mới như chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF, chứng quyền có đảm bảo (CW),... Thị trường chứng khoán phái sinh cũng đã được đưa vào vận hành và phát triển nhanh chóng, ổn định, giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư, cung cấp thêm công cụ phòng ngừa rủi ro, cải thiện cơ sở nhà đầu tư, thúc đẩy thanh khoản thị trường.
Thêm nữa, Luật Chứng khoán cũng đã có nhiều thay đổi theo thời gian để phù hợp hơn với sự phát triển của thị trường, giúp nhà đầu tư ngày càng dễ dàng tiếp cận hơn với chứng khoán. Minh chứng rõ ràng nhất là sự bùng nổ của làn sóng nhà đầu tư mới trong suốt cả năm 2021 kéo dài cho đến nửa đầu năm nay.
Số lượng tài khoản chứng khoán đã tăng vọt từ 330.000 tài khoản vào năm 2007 lên hơn 7 triệu tài khoản (bao gồm cả các nhà đầu tư nước ngoài). Khối ngoại cũng hiện diện ngày càng phổ biến trên TTCK Việt Nam, đặc biệt là sự góp mặt của các “cá mập” như Korea Investment Management (KIM), PYN Elite Fund, Lumen Vietnam Fund hay hàng loạt quỹ ETF như Fubon FTSE ETF, VNM ETF, FTSE Vietnam ETF,…
Thanh khoản cũng theo đó bùng nổ cùng sự xuất hiện của nhiều phiên giao dịch tỷ USD. Mặc dù đã hạ nhiệt thời gian gần đây nhưng rõ ràng thanh khoản vẫn cao hơn rất nhiều so với thời điểm cách đây 16 năm. Chứng khoán về cơ bản vẫn được đánh giá là kênh đầu tư hấp dẫn, có tiềm năng phát triển khả quan trong dài hạn nhờ vĩ mô ổn định và tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết được đánh giá cao. Do đó, thanh khoản được dự báo sẽ dần hồi phục cùng số lượng nhà đầu tư tham gia sẽ ngày càng gia tăng trong tương lai.
Tin liên quan
Thị trường trái phiếu châu Á còn cơ hội bứt phá? 31/10/2024 15:00
Giá chung cư tăng 35 - 40%, thị trường thiếu tính cạnh tranh 31/10/2024 10:00
Thị trường đã chuẩn bị triển khai Thông tư 68 ra sao? 25/10/2024 15:38
Cùng chuyên mục
Giá vàng vẫn tăng chóng mặt
Kinh tế 23/11/2024 18:00
Tháo gỡ điểm nghẽn tín dụng nhà ở xã hội, tạo tuần hoàn và chu chuyển vốn
Tài chính 23/11/2024 16:00
Đề xuất doanh nghiệp được tự quyết giá xăng dầu
Kinh tế - Tài chính 23/11/2024 15:01
Trung Quốc đã sẵn sàng cho nhiệm kỳ tiếp theo của ông Trump?
Kinh tế 23/11/2024 15:00
Việt Nam được xem là động lực kinh tế của ASEAN
Kinh tế 23/11/2024 14:00
Mối đe dọa thứ hai từ ông Trump với kinh tế châu Á
Tài chính 23/11/2024 12:00
Các tin khác
Alibaba loay hoay củng cố mảng thương mại điện tử
Thị trường 23/11/2024 10:00
Đổi mới sáng tạo là chìa khóa để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành thủy sản
Kinh tế 23/11/2024 06:00
Giá USD tự do giảm mạnh, thế giới cao nhất 13 tháng
Kinh tế - Tài chính 22/11/2024 20:35
Petrovietnam là doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam
Kinh tế - Tài chính 22/11/2024 18:25
Giá vàng SJC tăng phiên thứ 6 liên tiếp
Kinh tế 22/11/2024 16:00
Quốc gia châu Á nào sẽ nằm trong tầm ngắm của ông Trump?
Kinh tế 22/11/2024 14:57
Dầu tăng gần 2% khi căng thẳng cuộc chiến Nga – Ukraine leo thang
Kinh tế 22/11/2024 13:00
VHM chi gần 10.5 ngàn tỷ đồng để mua 247 triệu cp quỹ
Chứng khoán 22/11/2024 12:00
Khơi nguồn lực, mở cơ hội phát triển
Kinh tế 22/11/2024 11:00
"Chủ đề" nào cho áp lực tỷ giá năm 2025?
Tài chính 22/11/2024 09:00
Ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025
Kinh tế 22/11/2024 08:00
World Bank đề xuất cho Việt Nam vay hơn 11 tỉ USD trong 5 năm tới
Tài chính 22/11/2024 06:00
Đông Nam Á đối phó thế nào với thách thức từ Mỹ?
Kinh tế 21/11/2024 17:00
Giá xăng, dầu giảm nhẹ
Kinh tế - Tài chính 21/11/2024 16:10
Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024
Kinh tế - Tài chính 21/11/2024 15:33
Kỳ vọng lực đẩy cho cổ phiếu đầu tư công cuối năm
Chứng khoán 21/11/2024 15:03
Cần minh bạch thị trường, ổn định chính sách để thu hút đầu tư
Kinh tế - Tài chính 21/11/2024 13:00
SME Nghệ An “hưởng lợi” từ xúc tiến thương mại
Kinh tế 21/11/2024 12:00
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00