TỔNG THUẬT: Hội thảo "Thúc đẩy Dự án Vành đai 3 - Động lực mới cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam"
Các đại biểu dự Hội thảo tham quan Triển lãm quy hoạch tuyến đường Vành đai 3 - Ảnh: VGP |
Tháng 6/2022, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án xây dựng Vành đai 3. Đây là tuyến giao thông huyết mạch, không chỉ liên kết 4 tỉnh, thành phố: Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An mà còn giải quyết bài toán kết nối liên vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế toàn vùng.
Nghị quyết 24 mới đây của Bộ Chính trị cũng nhấn mạnh các tỉnh thành phố khu vực Đông Nam Bộ cần đồng tâm, hợp lực kết nối, hoàn thành các kế hoạch, dự án quy mô lớn mang tính kết nối vùng, trong đó có dự án đường Vành đai 3.
Nhằm ghi nhận những ý kiến đóng góp đa chiều từ dư luận, các địa phương, nhất là được sự đồng thuận, chia sẻ từ đông đảo người dân trong việc quy hoạch không gian, góp phần thúc đẩy, hoàn thiện dự án này trong thời gian sớm nhất, báo Tuổi Trẻ và Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ phối hợp tổ chức cuộc Hội thảo với chủ đề: "Thúc đẩy dự án Vành đai 3 - Động lực mới cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam".
13:48 ngày 02/12/2022
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Tổng Biên tập Báo Tuổi Trẻ Lê Thế Chữ cho biết: Cách đây chưa đầy một tuần, ngày 26/11/2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã làm việc với các bộ, ngành và các tỉnh vùng Đông Nam Bộ triển khai thực hiện Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2023, tầm nhìn đến năm 2045. Nghị quyết này được ban hành ngày 7/10/2022 và sau đó ngày 23/10, Bộ Chính trị đã tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai Nghị quyết này.
Nghị quyết 24 xác định mục tiêu đến năm 2023, Đông Nam Bộ trở thành vùng phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, động lực tăng trưởng lớn nhất cả nước; trung tâm khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, công nghiệp công nghệ cao, logistics và trung tâm tài chính quốc tế có tính cạnh tranh cao trong khu vực. Đến năm 2045, trở thành vùng phát triển, có tiềm lực kinh tế mạnh, cơ cấu kinh tế hiện đại; trung tâm khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, công nghiệp công nghệ cao, logistics và trung tâm tài chính quốc tế thuộc nhóm đầu của khu vực và thế giới; kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ.
Theo Nghị quyết, các tỉnh thành phố khu vực Đông Nam Bộ bên cạnh việc phát triển ở các địa phương của mình, cần đồng tâm, hợp lực cùng nhau kết nối, hoàn thành các mục tiêu chung, các kế hoạch, dự án quy mô lớn mang tính kết nối vùng như: Dự án đường Vành đai 3, Vành đai 4, Sân bay Quốc tế Long Thành, Cảng nước sâu Cái Mép – Thị Vải… Trong đó, Đường vành đai 3 được coi là "xung lực" cho cả vùng Đông - Tây Nam Bộ phát triển.
Xác định Đường vành đai 3 là tuyến giao thông quan trọng, mang tính kết nối, phát huy lợi thế của vùng, là động lực mới cho vùng kinh tế trọng điểm phía nam, ngay từ đầu Ban Biên tập báo Tuổi Trẻ đã định hướng và triển khai xây dựng đề cương thực hiện tuyến tuyên truyền này. Mục đích tuyến nội dung này nêu bật được mục đích ý nghĩa của dự án góp phần phát triển kinh tế xã hội của các địa phương tuyến đường đi qua cũng như kinh tế của cả vùng. Hàng loạt các tin bài về đường vành đai 3 đã được đăng trên nhiều ấn phẩm của Tuổi Trẻ như: Tuổi Trẻ Online, Tuổi Trẻ nhật báo, Tuổi Trẻ TV, Tuổi Trẻ News với nhiều thể loại, định dạng khác nhau thể hiện nhiều thông tin, hình ảnh thực tế ấn tượng, nhiều phân tích sâu sắc… Qua đó, chúng ta có được cái nhìn toàn cảnh về tính cấp thiết của việc triển khai dự án và sự chia sẻ từ chính quyền các cấp cũng như sự hưởng ứng của người dân trong vùng.
Sau khi được Quốc hội nhấn nút phê duyệt dự án, TPHCM nói riêng và các tỉnh Đông Nam Bộ đã nhanh chóng có những hành động, kế hoạch cụ thể để triển khai dự án. Báo Tuổi Trẻ tiếp tục đồng hành đưa thông tin đậm nét về việc các địa phương tổ chức băng đồng, vượt sông cắm mốc, triển khai dự án, thông báo đến từng hộ dân…
Đông Nam Bộ là vùng kinh tế trọng điểm quốc gia và để khu vực này tiếp tục phát triển đóng góp vào tăng trưởng của cả nước, vấn đề cải thiện chất lượng hạ tầng giao thông giữ vai trò vô cùng quan trọng. Do vậy, cần những giải pháp nào để dự án đường Vành đai 3 được triển khai đảm bảo tiến độ, chất lượng, tạo ra hình mẫu trong vấn đề giải phóng mặt bằng - an cư cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế? Cần làm gì để khai thác hiệu quả đường Vành đai 3 TPHCM trong việc kết nối với hệ thống giao thông, kết nối các đô thị, các khu công nghiệp, các cảng biển, các khu dân cư… để gia tăng giá trị kết nối nội vùng, liên vùng và khu vực, biến khu vực Đông Nam Bộ thành đầu mối giao thương, hội nhập khu vực và thế giới?...
Để trả lời những câu hỏi này, theo chúng tôi, không chỉ cần sự quyết tâm của các địa phương, sự đồng thuận của người dân mà cũng rất cần sự góp ý, đề xuất các giải pháp, cách làm hay, mô hình sáng tạo từ các nhà quản lý, chuyên gia, nhà khoa học…
Với vai trò là những cơ quan truyền thông, Báo Tuổi Trẻ cùng Cổng Thông tin điện tử Chính phủ mong muốn được góp sức mình, tạo ra diễn đàn, các tuyến nội dung truyền thông để các nhà quản lý, chuyên gia, nhà khoa học và cả gười dân đưa ra các giải pháp thúc đẩy dự án đúng tiến độ và chất lượng; thông qua truyền thông, tạo sự đồng thuận trong toàn xã hội; phân tích đánh giá những giá trị to lớn mà dự án Vành đai 3 TPHCM mang lại để có những phương án khai thác hiệu quả nhất; đồng thời có những giải pháp thu hút thêm các nguồn lực xã hội gắn liền với sự phát triển của đường vành đai 3 nói riêng và các dự án kết nối vùng khác nói chung; góp phần vào sự phát triển mạnh mẽ của cả Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
13:56 ngày 02/12/2022
Nói về tầm quan trọng và sự quan tâm của Chính phủ với dự án Vành đai 3 TPHCM, những nội dung, kỳ vọng chính tại hội nghị, ông Nguyễn Hồng Sâm, Tổng Giám đốc Cổng TTĐT Chính phủ, Tổng Biên tập Báo Điện tử Chính phủ nhấn mạnh:
Phát triển hạ tầng giao thông là một trong những khâu đột phá chiến lược được xác định trong các nhiệm kỳ Đại hội Đảng gần đây. Trong nhiệm kỳ này, Đảng, Nhà nước, Chính phủ dự kiến bố trí khoảng 470.000 tỷ đồng đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, cao gấp 3 lần so với nhiệm kỳ trước.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đặc biệt quan tâm tới phát triển hạ tầng giao thông, coi đây là ưu tiên hàng đầu trong chỉ đạo, điều hành. Để thúc đẩy các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm, Thủ tướng đã thành lập Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng Ban, chủ trì 3 phiên họp của Ban Chỉ đạo. Thủ tướng Chính phủ cũng liên tục có các chuyến công tác tại các địa phương và trong hầu hết các chuyến công tác này, Người đứng đầu Chính phủ đều dành nhiều thời gian để thị sát, khảo sát thực địa, kiểm tra, thúc đẩy, động viên triển khai các dự án hạ tầng giao thông chiến lược.
Quan điểm của Người đứng đầu Chính phủ là việc thúc đẩy các dự án hạ tầng giao thông chiến lược sẽ mở ra không gian phát triển mới, tạo động lực phát triển mới cho từng địa phương, vùng, liên vùng và cả nước. Phát triển hạ tầng giao thông vừa nhằm triển khai 3 đột phá chiến lược, vừa thúc đẩy 3 động lực tăng trưởng của nền kinh tế là đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng; vừa có ý nghĩa cấp bách, trước mắt thúc đẩy tăng trưởng trong giai đoạn phục hồi và phát triển sau đại dịch, vừa có ý nghĩa chiến lược, lâu dài tạo động lực phát triển trong trung, dài hạn.
Dự án đường Vành đai 3 TPHCM có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng với sự phát triển của TPHCM và vùng Đông Nam Bộ. Đây cũng là dự án nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ. Trong đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều cuộc họp, làm việc với các cơ quan, địa phương liên quan về nội dung này để chuẩn bị trình Quốc hội. Trên cơ sở tờ trình của Chính phủ, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 57/2022/QH15 về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường này. Đáng chú ý, tại Nghị quyết này, Quốc hội đã cho phép việc triển khai, thực hiện Dự án được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc biệt cả về nguồn vốn đầu tư và tổ chức thực hiện.
Ngay sau đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 105/NQ-CP triển khai Nghị quyết số 57 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 TPHCM, với quyết tâm cao nhất để khởi công dự án bắt đầu từ 30/6/2023. Cũng tại Nghị quyết này, cùng với các cơ chế đặc biệt mà Quốc hội đã thông qua, Chính phủ đã cho phép áp dụng một số cơ chế khác thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ.
Mới đây nhất, ngày 27/11 vừa qua, trong chuyến công tác tại TPHCM, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp tục kiểm tra, đôn đốc, thúc đẩy các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm, trong đó có có dự án đường Vành đai 3. Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành liên quan cần bố trí đủ vốn cho TPHCM triển khai theo Nghị quyết của Chính phủ, không chần chừ; đồng thời giải quyết vấn đề vướng mắc TPHCM đề xuất để dứt khoát hoàn thành bảo đảm tiến độ, nối với cao tốc Bến Lức – Long Thành tạo vành đai khép kín qua TPHCM, Bình Dương, Long An, Đồng Nai.
Thời gian qua, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ đã nỗ lực làm tốt vai trò là cơ quan truyền thông đa phương tiện của Chính phủ, được người dân, cộng đồng doanh nghiệp, các cấp, các ngành, lãnh đạo Chính phủ ghi nhận, đánh giá cao.
Cách đây hơn 2 năm, cuối tháng 11/2020, được sự đồng ý của Văn phòng Chính phủ, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức Hội thảo với chủ đề: Thúc đẩy kết nối hạ tầng giao thông vùng Đông Nam Bộ, ằm thảo luận, hiến kế các giải pháp tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, thúc đẩy nhanh các kết nối hạ tầng, giúp phát triển kinh tế vùng Đông Nam bộ, trong đó đề cập tới tuyến đường Vành đai 3 TPHCM. Các ý kiến đóng góp tại Hội thảo đã được Ban Tổ chức gửi đến cấp có thẩm quyền nhằm thúc đẩy các dự án kết nối vùng Đông Nam Bộ trong thời gian tới.
Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ được giao, hôm nay, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ phối hợp với UBND TPHCM, Báo Tuổi trẻ tổ chức Hội thảo nhằm góp một phần vào nỗ lực chung để thúc đẩy dự án đường vành đai 3 – công trình hạ tầng đặc biệt quan trọng với TPHCM và vùng Đông Nam Bộ, một trong những công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải đang được triển khai.
Ban Tổ chức trân trọng đề nghị các đại biểu phát biểu thẳng thắn, đi trực tiếp vào các vấn đề đặt ra, nhất là những khó khăn, vướng mắc cần giải quyết. Các đề xuất, kiến nghị, các giải pháp, các vấn đề nổi lên. tại hội nghị sẽ được Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổng hợp, gửi các cơ quan liên quan và báo cáo lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo Văn phòng Chính phủ. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ cũng sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan báo chí tổ chức truyền thông sâu rộng, đậm nét về dự án này với những lợi ích thiết thực để tạo sự đồng thuận, góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp để triển khai dự án bảo đảm tiến độ và chất lượng.
Đây cũng là nỗ lực của Cổng Thông tin điện tử Chính phủ cùng Báo Tuổi trẻ và các cơ quan báo chí khác nhằm làm tốt hơn nữa công tác truyền thông về hoạt động, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và góp thêm tiếng nói về những chính sách phục vụ phát triển kinh tế.
14:02 ngày 02/12/2022
Phát biểu chào mừng hội thảo, ông Bùi Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND TPHCM cho biết: Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 07/10/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã nhận định: "Mạng lưới kết cấu hạ tầng cấp vùng, liên vùng, nhất là hạ tầng giao thông kết nối nội vùng và liên vùng còn thiếu, yếu, chưa đồng bộ, ảnh hưởng đến sự phát triển và sức lan toả của vùng"; theo đó, sau hơn 15 năm thực hiện Nghị quyết số 53-NQ/TW ngày 29/8/2005 của Bộ Chính trị khoá IX và Kết luận số 27-KL/TW của Bộ Chính trị khoá XI về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đã có bước phát triển mạnh, một số công trình trọng điểm đã được đầu tư đưa vào khai thác, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao sức cạnh tranh cho nền kinh tế. Tuy nhiên, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông liên kết vùng, đặc biệt là hệ thống đường cao tốc, vành đai chưa được đầu tư hoặc chưa được đầu tư hoàn chỉnh theo quy hoạch, chưa đáp ứng yêu cầu, tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội của vùng Đông Nam Bộ nói riêng và của cả đất nước nói chung.
Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 07/10/2022 của Bộ Chính trị đề ra quan điểm: "Tập trung xây dựng các vành đai công nghiệp, đô thị, dịch vụ, logistics gắn với các hành lang giao thông" và mục tiêu đến năm 2023 " Cơ bản hoàn thành hệ thống giao thông kết nối nội vùng, liên vùng và khu vực"; đồng thời, xác định một trong số các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để thực hiện Nghị quyết là: "Tập trung hoàn thiện mạng lưới giao thông vận tải theo quy hoạch, trong đó tập trung phát triển mạng lưới đường bộ cao tốc, đường vành đai Thành phố Hồ Chí Minh… Đến năm 2026 hoàn thành đường vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh…".
Dự án Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh đã được UBND Thành phố Hồ Chí Minh và UBND các tỉnh (Đồng Nai, Bình Dương, Long An) khẩn trương hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và trình Quốc hội Quyết định chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 57/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022. Chính phủ cũng đã ban hành nghị quyết số 105/NQ-CP ngày 15 tháng 8 năm 2022 để triển khai Nghị quyết số 57/2022/QH15 của Quốc hội; theo đó:
+ Dự án Vành đai 3 Thành Phố Hồ Chí Minh có tổng chiều dài khoảng 76,34 km, đi qua địa phận Thành phố Hồ Chí Minh và 03 tỉnh (Đồng Nai, Bình Dương, Long An); được chia thành 08 dự án thành phần vận hành độc lập.
+ Quy mô giai đoạn hoàn chỉnh: 08 làn xe cao tốc, cấp đường ô tô cao tốc 100 km/h; đường song hành hai bên (đường đô thị 02 - 03 làn xe), cấp đường ô tô đô thị 60 km/h.
+ Quy mô giai đoạn phân kỳ (giai đoạn 1): 04 làn xe cao tốc, đường song hành hai bên (đường đô thị 02 - 03 làn xe), đầu tư không liên tục.
+ Tổng mức đầu tư 75.378 tỷ đồng.
+ Tiến độ thực hiện dự án: 2022- 2027.
Với ý nghĩa và tầm quan trọng của Dự án, ngày 26 tháng 9 năm 2022, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Chỉ thị số 18-CT/TU để lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện dự án Vành đai 3 trên địa bàn Thành phố.
Hiện nay, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đang chỉ đạo triển khai 02 dự án thành phần 1 và thành phần 2 trên địa bàn Thành phố theo Kế hoạch để kịp khởi công dự án vào tháng 6/2023.
Dự án Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh có tầm quan trọng đặc biệt trong việc kết nối hạ tầng giao thông, thúc đẩy liên kết vùng, tạo không gian và động lực phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hồ Chí Minh và Vùng kinh tế trọng điểm phía nam.
Để đẩy nhanh tiến độ, hoàn thiện dự án Đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội không chỉ các tỉnh có dự án đi qua mà còn cho Vùng Đông Nam Bộ, Vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước; trong Hội thảo hôm nay, tôi đề nghị tập trung thảo luận một số nội dung chính:
(1) Làm rõ vai trò, sứ mệnh của đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh trong việc giải quyết điểm nghẽn về hạ tầng trong kết nối vùng, góp phần phát triển kinh tế xã hội, đáp ứng yêu cầu xây dựng các vành đai công nghiệp, đô thị, dịch vụ, logistics gắn với các hành lang giao thông theo Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 07/10/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
(2) Giải pháp, phương án để đẩy nhanh tiến độ xây dựng, hoàn thành tuyến đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh đúng kế hoạch đã đề ra; giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ công trình.
(3) Giải pháp khai thác hiệu quả đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh trong việc kết nối với hệ thống giao thông khu vực, kết nối các đô thị, khu công nghiệp, các cảng biển, các khu dân cư, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế, các trục hành lang kinh tế trọng điểm và tuyến thương mại liên vùng… để góp phần xây dựng Đông Nam Bộ trở thành đầu mối giao thương, hội nhập khu vực và thế giới.
(4) Các cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy, phát triển các dự án hạ tầng giao thông kết nối vùng theo quy hoạch.
14:20 ngày 02/12/2022
Là chuyên gia đầu tiên trình bày tham luận tại Hội thảo, TS. Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nhấn mạnh đến khía cạnh thể chế trong triển khai dự án Vành đai 3:
Tầm quan trọng của Dự án đường Vành đai 3 TPHCM là điều ai cũng hiểu, và ai cũng thấy. Vấn đề là làm thế nào để Dự án được triển khai và hoàn thành đúng tiến độ?
Để giải quyết vấn đề này, ngoài việc bảo đảm nguồn lực tài chính và năng lực kỹ thuật, một cơ chế thông thoáng là không thể thiếu.
Trước hết và quan trọng nhất là cơ chế để giải phóng mặt bằng. Mặc dù, Nghị quyết số 57/2022/QH15 của Quốc hội đã cho phép "người đứng đầu của cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định việc chỉ định thầu… các gói thầu thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư". Tuy nhiên, chỉ định thầu cho bất kỳ ai, thì mức giá đền bù phải như thế nào, hỗ trợ tái định cư cần ra sao vẫn là những vấn đề còn phải mất vô cùng nhiều công sức mới có thể giải quyết được. Kinh nghiệm của việc thực hiện Dự án vành đai 2 TPHCM cho thấy, đây là những vấn đề có khi phải mất đến hàng chục năm trời chưa chắc đã giải quyết xong. Dự án vành đai 3 lên kế hoạch đến tháng 6 năm 2023 giải phóng 70% mặt bằng quả thực là một kỷ lục về tiến độ thời gian.
Thực tế cho thấy, chúng ta đang chủ yếu căn cứ vào loại đất để đề ra mức giá bồi thường. Đất nông nghiệp, đất rừng sẽ được đền bù thấp hơn rất nhiều so với đất thổ cư. Và thông thường với mức đề bù như vậy, nhiều khi người dân sẽ rất thiệt thòi. Và đây cũng là lý do dẫn đến kiếu kiện kéo dài. Trong lúc đó, từ xa xưa cha ông ta đã khẳng định đất đai thì "Thứ nhất cận thị, thứ nhị cận giang"- Giá trị của đất đai do vị trí của đất đai xác định. Xác định giá đất chỉ căn cứ vào loại đất mà không căn cứ vào vị trí của đất đai là không hoàn toàn hợp lý. Đất xung quanh Hồ Tây của Hà Nội cho dù là đất nông nghiệp, thì đề bù với giá đất nông nghiệp chắc chắn không một người dân nào chấp nhận. Nên chăng lần này bên cạnh loại đất, thì vị trí đất cũng cần được xem xét để xác định giá đền bù cho dân. Nếu cơ chế này được giải quyết, sự đồng tình của người dân với chủ trương thu hồi đất chắc chắn sẽ cao hơn.
Ngoài ra, người dân sẽ chấp nhận việc đề bù, giải tỏa dễ dàng hơn, nếu họ được tái định cư tại chỗ. Tuy nhiên, việc này sẽ rất khó khăn nếu các địa phương không thể điều chỉnh quy hoạch hoặc không thể chuyển đổi mục đính sử dụng đất. Nên chăng, nếu không vì những lý do bất khả kháng, thì cần cho phép các địa phương được điều chỉnh quy hoạch và chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho việc tái định cư tại chỗ để giải phóng mặt bằng cho Dự án vành đai 3.
Thứ hai, Dự án vành đai 3 chia thành 8 dự án thành phần. Mỗi dự án thành phần lại đều phải trải qua trình tự, thủ tục thẩm định, quyết định đầu tư như đối với dự án đầu tư công nhóm A. Cách làm này quả thật không biết có hợp lý hay không? Khi Quốc hội đã thông qua chủ trương đầu tư Dự án đường vành đai, thì nên chăng cần tiến hành các thủ tục tiếp theo cho cả Dự án này. Trong đó chủ đầu tư là TPHCM. Sau đó TPHCM sẽ ký hợp đồng với các địa phương khác để triển khai các phần việc cấu thành của Dự án. Làm theo cách này sẽ không chỉ tiết kiệm được thời gian, mà còn bảo đảm được sự nhất quán của các chuẩn mực và quy trình kỹ thuật. Ngoài ra, phần đường vành đai đi quan địa phương nào vẫn do địa phương đó đảm nhận.
Thứ ba, nên áp dụng công nghệ một luật sửa nhiều luật của thế giới cho việc triển khai Dự án đường vành đai. Công nghệ một luật sửa nhiều luật được hiểu là: khi một chính sách lập pháp mới được thông qua, thì tất cả những chính sách lập pháp trái với chính sách này trong các đạo luật khác đều bị sửa đổi tương ứng. Khi Dự án đường vành đai với bản thiết kế kỹ thuật của nó được thông qua, thì tất cả các loại đất đai đều đương nhiên được chuyển đổi tương ứng. Tiến hành các thủ tục riêng rẽ để chuyển đổi đất rừng, đất lúa phục vụ việc xây dựng Dự án sẽ rất tốn kém thời gian, công sức, mà gần như không bổ sung được giá trị.
Cuối cùng, Vành đai 3 TPHCM sẽ mở ra những cơ hội rất lớn cho việc phát triển đô thị và kinh tế. Cho dù tận dụng những cơ hội này để hoạch định chiến lược phát triển không phải là một phần của Dự án, nhưng là điều mà các địa phương cần quan tâm ngay từ đầu.
14:46 ngày 02/12/2022
Tham luận về "Thành phố Hồ Chí Minh quyết tâm đẩy nhanh tiến độ dự án Vành đai 3", ông Phan Công Bằng, Phó Giám đốc Sở GTVT TPHCM cho biết: Sau khi được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư dự án, Ủy ban nhân dân Thành phố đã thực hiện các thủ tục tiếp theo chuẩn bị đầu tư dự án: giao nhiệm vụ chủ đầu tư, lựa chọn đơn vị tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi; tổ chức hội nghị triển khai, ký kết Kế hoạch triển khai với Ủy ban nhân dân các tỉnh (Bình Dương, Đồng Nai, Long An), thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Chỉ huy, Hội đồng cố vấn cho dự án, ban hành kế hoạch triển khai chi tiết 2 dự án thành phần trên địa bàn TPHCM.
Ngày 26/9/2022, Thành ủy TPHCM cũng đã ban hành Chỉ thị số 18-CT/TU về lãnh đạo chỉ đạo triển khai thực hiện dự án Vành đai 3 trên địa bàn TPHCM.
Với sự nỗ lực, quyết tâm của toàn hệ thống chính trị, công tác cắm mốc Giải phóng mặt bằng dự án được hoàn thành đúng tiến độ, bàn giao cho UBND thành phố Thủ Đức, UBND các huyện Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh để thực hiện các công việc tiếp theo phục vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng Dự án.
Ngày 16/10/2022, 3 huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh và thành phố Thủ Đức đã tổ chức Hội nghị ký kết giao ước thi đua trong công tác giải phóng mặt bằng.
Hiện tại các địa phương của TPHCM đang tập trung triển khai các công việc tiếp theo phục vụ công tác bồi thường giải phóng mặt bằng như đo đạc, kiểm đếm, điều tra xã hội học, tìm hiểu nguyện vọng của người dân bị ảnh hưởng bởi dự án, công tác tuyên truyền được thực hiện bằng nhiều hình thức. Thành phố sẽ lắng nghe, tôn trọng, tạo điều kiện tốt nhất cho bà con ổn định cuộc sống sau khi di dời; chính sách bồi thường sẽ cân bằng giữa lợi ích của người dân và Nhà nước và việc bồi thường bảo đảm công khai, minh bạch. Thủ tục hành chính sẽ được rút ngắn, giá bồi thường tiệm cận với giá thị trường, ưu tiên tái định cư tại chỗ, có đầy đủ hạ tầng. Dự án Vành đai 3 phấn đấu sẽ là dự án kiểu mẫu về bồi thường, hỗ trợ tái định cư và tổ chức triển khai thi công.
Với khối lượng công việc rất lớn, các cơ quan tham mưu, Chủ đầu tư, tư vấn đang khẩn trương hoàn thiện các thủ tục hoàn thành mục tiêu gần nhất là phê duyệt Dự án đầu tư vào đầu tháng 12/2022.
Sau khi được phê duyệt, dự án sẽ triển khai 3 nhóm công việc chính gồm:
Chuẩn bị thiết kế, dự toán, bản vẽ thi công, lựa chọn nhà thầu và khởi công gói thầu đầu tiên vào tháng 06/2023; Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự kiến tháng 6/2023 bồi thường xong 70% đất trong dự án và hoàn thành bàn giao mặt bằng vào tháng 12/2023; Triển khai việc phối hợp giữa TPHCM cùng với các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An triển khai đồng bộ thiết kế kỹ thuật cũng như đáp ứng tổng tiến độ chung mà Thủ tướng đã giao, theo tinh thần nghị quyết 105/NQ-CP hoàn thành dự án trong năm 2026
Trong quá trình triển khai dự án, TPHCM sẽ có những giải pháp cụ thể để: Đáp ứng nguồn vốn cho dự án; Quyết tâm thực hiện công tác giải phóng mặt bằng đúng tiến độ đề ra; lựa chọn được nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm; quá trình thi công dự án sẽ có thưởng phạt, nhà thầu làm chậm sẽ bị thay thế để kịp tiến độ dự án; phối hợp với các địa phương trong khu vực đáp ứng được nguồn vật liệu thông thường cho dự án.
Dự án Vành đai 3 TPHCM là dự án trọng điểm, đi qua nhiều địa phương, công tác giải phóng mặt bằng, công tác xây dựng với khối lượng rất lớn, để đảm bảo tiến độ đề ra cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị của các tỉnh và Thành phố trong Vùng Đông Nam Bộ nói chung và của TPHCM nói riêng.
Đối với TPHCM, sẽ phát huy cao độ vai trò chỉ đạo của Ban Chỉ đạo dự án, Ban chỉ huy các dự án thành phần; tiếp thu các ý kiến góp ý của Bộ ngành Trung ương, của Hội đồng cố vấn; tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc liên quan đến dự án để đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Các sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan phát huy tinh thần trách nhiệm cao nhất, chỉ đạo giải quyết nhanh hồ sơ, thủ tục liên quan đến dự án; tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý, điều hành.
Song song với thời điểm chúng ta tổ chức hội thảo này, Sở GTVT cũng đang cùng với Ban Giao thông, đơn vị tư vấn tổ chức hội nghị mời các nhà khoa học trong hội đồng cố vấn, Sở GTVT 4 tỉnh, đại diện các sở ngành, quận huyện để góp ý cho báo cáo nghiên cứu khả thi của 2 dự án thành phần.
Sở GTVT cũng đã thành lập Hội đồng thẩm định nội bộ; trên cơ sở góp ý hội nghị, các ngày cuối tuần (thứ 7, chủ nhật), chúng tôi sẽ khẩn trương hoàn thành báo cáo nghiên cứu khả thi với chất lượng tốt nhất, trình UBND Thành phố phê duyệt đảm bảo tiến độ.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Động lực cho phát triển trong kỷ nguyên mới
Tiêu điểm 15/12/2024 10:25
Hà Nội sáp nhập và giải thể nhiều sở, ngành
Tiêu điểm 15/12/2024 08:00
Xuất hiện mức thưởng Tết gần 400 triệu, chờ những kỷ lục mới
Tiêu điểm 15/12/2024 07:10
Đông Nam Á củng cố tài chính cho năng lượng tái tạo
Tiêu điểm 13/12/2024 14:00
Cuộc thi ảnh và video “ Việt Nam Hạnh phúc - Happy Vietnam 2024”
Tiêu điểm 11/12/2024 15:37
Ông Trần Hồ Bắc giữ chức Tổng giám đốc Tổng Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PTSC)
Tiêu điểm 11/12/2024 15:16
Các tin khác
Gia hạn nợ do bão Yagi đến hết 2025
Tiêu điểm 11/12/2024 11:45
Cần mở rộng tài khoá trong năm 2025?
Tiêu điểm 11/12/2024 09:56
16 khoản thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân năm 2025
Tiêu điểm 10/12/2024 06:15
Pin năng lượng mặt trời Đông Nam Á "đau đầu" vì thuế quan Mỹ
Tiêu điểm 09/12/2024 18:00
Nghiên cứu cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho hoạt động khởi nghiệp sáng tạo
Tiêu điểm 05/12/2024 16:00
Điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh: Không thể chờ lộ trình sửa Luật
Tiêu điểm 04/12/2024 14:00
Đề xuất lùi thời gian thực hiện Thông tư 10/2024
Tiêu điểm 03/12/2024 15:00
Những quy định mới sẽ có hiệu lực trong tháng 12/2024
Tiêu điểm 01/12/2024 07:00
Xu hướng du lịch 2025: Phá vỡ các khuôn mẫu truyền thống
Tiêu điểm 30/11/2024 14:02
Thanh tra Chính phủ đề nghị thanh tra toàn diện đất đai tại huyện Đan Phượng
Tiêu điểm 29/11/2024 07:00
Ông Đoàn Quốc Huy giữ chức Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc BIM Group
Tiêu điểm 26/11/2024 17:49
Truyền thống tự hào của ngành Dầu khí
Tiêu điểm 26/11/2024 14:58
Tăng trưởng GDP 2025: "Có thể đạt mức 7,5 - 8%"
Tiêu điểm 24/11/2024 12:30
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?
Tiêu điểm 20/11/2024 06:15
Đòn bẩy kinh tế 2025: Vẫn trông vào đầu tư và chi tiêu công
Tiêu điểm 12/11/2024 11:18
Kinh tế năm 2025: "Ẩn số mang tên Donald Trump"
Tiêu điểm 11/11/2024 10:32
Đón làn sóng đầu tư mới giá trị gia tăng cao
Tiêu điểm 10/11/2024 13:15
Tăng trưởng 2024: Tổ chức quốc tế lạc quan, chuyên gia trong nước thận trọng
Tiêu điểm 07/11/2024 13:46
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00