Thị trường xăng dầu thế giới sẽ diễn biến ra sao sau sau động thái OPEC+ giảm sản lượng?
Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet. https://vninfor.vn/ |
Trả lời một cuộc phỏng vấn của báo chí, người đứng đầu công ty đầu tư Pickering Energy Partners - trụ sở tại Houston, ông Dan Pickering, cho biết việc giảm sản lượng "sẽ làm cho giá rất vững vàng”. Ông dự đoán giá dầu sẽ tăng 10 USD/thùng sau động thái đó.
Giá dầu thô đã tăng hơn 4 USD/thùng vào thứ Hai (3/4) sau khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh của họ bao gồm Nga (OPEC+) khiến thị trường bất ngờ với tuyên bố cắt giảm sản lượng khoảng 1,16 triệu thùng mỗi ngày từ tháng 5 cho đến hết năm 2023 nhằm hỗ trợ cho sự ổn định của thị trường.
Nguồn cung dầu thô ở Trung Đông dự kiến sẽ thắt chặt hơn nữa khi OPEC+ công bố kế hoạch trên, làm tăng chi phí của các nhà máy lọc dầu từ châu Á đến châu Âu và thúc đẩy họ tìm kiếm thêm nguồn cung từ Nga, châu Phi và châu Mỹ.
OPEC+ phân bổ mức cắt giảm sản lượng.
Các cam kết của những thành viên OPEC+ sẽ nâng tổng khối lượng cắt giảm của nhóm OPEC+ kể từ tháng 11/2023 lên 3,66 triệu thùng/ngày, theo tính toán của Reuters, bằng 3,7% nhu cầu dầu toàn cầu.
Trước khi ra quyết định này, OPEC+ đã từng dự kiến sẽ giữ sản lượng ổn định cho đến cuối năm nay, sau khi đã cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng/ngày vào tháng 11 năm ngoái.
Một ngày sau tuyên bố giảm sản lượng của OPEC+, Điện Kremlin hôm thứ Hai (3/4) thông tin rằng: "Trong trường hợp này, lợi ích của năng lượng thế giới là duy trì giá dầu và các sản phẩm dầu mỏ trên thế giới ở mức phù hợp. Đây là điều bạn cần tập trung vào." Được biết, Nga là một phần của nhóm các nước sản xuất OPEC+.
Các thương nhân cho biết việc cắt giảm sản lượng của OPEC+ diễn ra khi lượng mua của Trung Quốc, nhà nhập khẩu dầu thô hàng đầu thế giới, dự kiến sẽ đạt kỷ lục vào năm 2023 khi nước này phục hồi sau đại dịch COVID-19, trong khi mức tiêu thụ từ nhà nhập khẩu lớn thứ 3 là Ấn Độ vẫn mạnh mẽ.
PetroChina dự báo nhu cầu nhiên liệu tinh chế của Trung Quốc sẽ tăng 3% trong năm nay so với mức trước khi xảy ra dịch COVID – năm 2019. Một nhóm chuyên gia cố vấn của tập đoàn năng lượng nhà nước CNPC dự kiến sản lượng lọc dầu của Trung Quốc trong năm nay sẽ tăng 7,8%.
Đồng thời, nhu cầu của các nhà tinh chế châu Âu đối với dầu thô Trung Đông đã tăng lên - đặc biệt là đối với dầu thô Basrah Heavy và Oman - để thay thế dầu của Nga bị Liên minh châu Âu cấm kể từ tháng 12.
Lãnh đạo tại một nhà máy lọc dầu của Hàn Quốc cho biết việc cắt giảm là "tin xấu" đối với những người mua dầu và OPEC đang tìm cách "bảo vệ lợi nhuận của họ" trước những lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu.
Một số nhận xét ban đầu của ngành lọc dầu và kinh doanh dầu châu Á cho rằng việc cắt giảm nguồn cung sẽ đẩy giá dầu thô tăng lên khi các nền kinh tế suy yếu làm giảm nhu cầu và giá nhiên liệu, làm giảm lợi nhuận của các nhà máy lọc dầu.
Takayuki Honma, nhà kinh tế trưởng của công ty Sumitomo Corporation Global Research, cho biết nguồn cung dầu thô của OPEC+ thắt chặt hơn sẽ tác động tiêu cực đến Nhật Bản vì có thể thúc đẩy lạm phát và làm suy yếu nền kinh tế nước này.
Ông nói thêm: “Các nước sản xuất dường như muốn thấy giá dầu tăng lên 90-100 USD/thùng, nhưng giá dầu cao hơn cũng có nghĩa là nguy cơ suy thoái kinh tế gia tăng và nhu cầu chậm lại”.
Theo ông Honma, các thị trường dự kiến sẽ nhập khẩu mạnh dầu trong năm nay (Trung Quốc và Ấn Độ) cũng như những nước đang tăng nhập khẩu dầu Trung Đông (Châu Âu) "sẽ phải đối mặt với áp lực mới," và dự đoán thị trường sẽ trở nên "rất khan hiếm".
Kuwait đã thông báo cho người mua rằng họ sẽ cắt giảm xuất khẩu để giữ thêm dầu thô cho nhà máy lọc dầu Al Zour và Saudi Aramco - đang tăng cường hoạt động tại nhà máy lọc dầu Jizan.
Nhà xuất khẩu hàng đầu Saudi Aramco, trước đây dự kiến sẽ giảm giá bán chính thức đối với các hợp đồng kỳ hạn tháng 5 bán cho khách hàng châu Á vào, giờ đây có thể sẽ thay thế bằng quyết định tăng giá, trong bối cảnh nhu cầu dầu của Trung Quốc dự kiến sẽ tăng ngay từ quý II năm nay, khi các nhà máy lọc dầu kết thúc bảo trì.
Giá bán chính thức (OSP) trong tháng 5 đối với dầu thô Arab Light được dự đoán có thể tăng khoảng 20 cent lên 2,7 USD/thùng, là tháng tăng thứ ba liên tiếp, kết quả một cuộc khảo sát của Reuters qua nguồn tin từ năm nhà máy lọc dầu châu Á cho thấy.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho biết việc OPEC+ cắt giảm sản lượng có thể thúc đẩy các nhà máy lọc dầu của Trung Quốc và Ấn Độ tìm kiếm thêm dầu thô từ Nga, điều này có thể hạn chế việc tăng giá dầu của Saudi Arabia. Và với việc hai nước nhập khẩu khổng lồ trên tăng mua, giá dầu Brent tăng có thể đẩy giá dầu Ural và các sản phẩm dầu mỏ khác của Nga lên cao hơn mức giá trần do G7 đặt ra.
Sản lượng của OPEC+ giảm có thể tác động đến giá dầu.
Dòng chảy dầu thế giới sẽ thay đổi
Trong khi trước đây các thương nhân và nhà phân tích đã dự đoán dầu thô trên thị trường thế giới sẽ dư thừa trong quý II/2023 do các nhà máy lọc dầu châu Á ngừng hoạt động để bảo trì và các nhà máy lọc dầu của Pháp đóng cửa do đình công, giờ đây sau việc OPEC+ thông báo cắt giảm sản lượng, thị trường chuyển hướng dự đoán, cho rằng thị trường sẽ trở nên thắt chặt trước mùa Hè – mùa nhu cầu cao.
Một nguồn tin từ ngành lọc dầu của Trung Quốc cho biết việc cắt giảm sản lượng của OPEC sẽ giúp giải quyết khối lượng dư thừa ở phía tây nước này.
Các nhà máy lọc dầu ở Nhật Bản và Hàn Quốc cho biết họ không cân nhắc mua dầu của Nga do những lo ngại về địa chính trị và có thể tìm kiếm nguồn cung thay thế từ Châu Phi và Châu Mỹ Latinh.
Ông Honma của Sumitomo cho biết: “Nhật Bản có thể tìm kiếm thêm nguồn cung từ Mỹ, nhưng việc đưa dầu của Mỹ qua Kênh đào Panama rất tốn kém.
Các nhà giao dịch cũng đang theo dõi phản hồi từ Mỹ, quốc gia nói rằng OPEC+ không nên có động thái cắt giảm sản lượng.
“Về bản chất, mục đích của việc cắt giảm sản lượng lớn bất ngờ này chủ yếu là để giành lại quyền định giá trên thị trường,” thương nhân Trung Quốc cho biết.
Tham khảo: Refinitiv
Tin liên quan
Thủ tướng yêu cầu bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu dịp Tết 25/01/2024 09:43
Bộ Công thương quản lý xăng dầu dự trữ quốc gia là phù hợp 07/01/2024 09:57
Thị trường xăng dầu năm 2024 liệu đã hết “sóng gió”? 23/12/2023 15:13
Cùng chuyên mục
Tăng trưởng GDP 2025: "Có thể đạt mức 7,5 - 8%"
Tiêu điểm 24/11/2024 12:30
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?
Tiêu điểm 20/11/2024 06:15
Đòn bẩy kinh tế 2025: Vẫn trông vào đầu tư và chi tiêu công
Tiêu điểm 12/11/2024 11:18
Kinh tế năm 2025: "Ẩn số mang tên Donald Trump"
Tiêu điểm 11/11/2024 10:32
Đón làn sóng đầu tư mới giá trị gia tăng cao
Tiêu điểm 10/11/2024 13:15
Tăng trưởng 2024: Tổ chức quốc tế lạc quan, chuyên gia trong nước thận trọng
Tiêu điểm 07/11/2024 13:46
Các tin khác
Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương là Người phát ngôn của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tiêu điểm 05/11/2024 19:12
Lợi nhuận khởi sắc của nhóm ngân hàng quốc doanh
Tiêu điểm 05/11/2024 10:00
Bộ Tài chính đề xuất giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu hết năm 2025
Tiêu điểm 05/11/2024 06:00
Kinh tế Việt Nam năm 2024 phục hồi tích cực
Tiêu điểm 04/11/2024 06:15
Dự báo nhu cầu nhân lực tăng cao quý IV
Tiêu điểm 01/11/2024 16:00
Công ty Entex, CNCTech trở thành hội viên Hội Tự động hóa Việt Nam
Tiêu điểm 01/11/2024 09:56
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 11/2024
Tiêu điểm 01/11/2024 09:28
Kết luận số 76-KL/TW thổi luồng sinh khí mới vào Petrovietnam
Tiêu điểm 31/10/2024 09:53
Làm sao để doanh nghiệp và nhà trường không phải tự “đốt đuốc” tìm nhau?
Tiêu điểm 30/10/2024 09:08
Petrovietnam liên tục thiết lập những kỷ lục trong sản xuất kinh doanh
Tiêu điểm 27/10/2024 17:36
Nền kinh tế còn đối diện nhiều khó khăn
Tiêu điểm 27/10/2024 12:50
Mua – bán khó khăn: Vàng đang ở đâu?
Tiêu điểm 26/10/2024 13:52
Nhà báo Nguyễn Đăng Khang được bổ nhiệm Phó Tổng Biên tập Báo Đại Đoàn Kết
Tiêu điểm 25/10/2024 20:41
Vinamilk lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường đến học sinh qua siêu nhà máy sữa và trang trại Green Farm
Tiêu điểm 25/10/2024 16:34
Đại tá Hà Văn Bắc giữ chức Phó Giám đốc Công an tỉnh Đồng Tháp
Tiêu điểm 25/10/2024 15:18
Tìm giải pháp thúc đẩy chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero
Tiêu điểm 24/10/2024 21:35
Temu vào Việt Nam: Thay đổi cuộc chơi thương mại điện tử?
Tiêu điểm 24/10/2024 19:00
Khẩn trương gia hạn sử dụng đất, nếu không có thể bị thu hồi
Tiêu điểm 23/10/2024 06:05
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00