Tạo cơ chế đẩy nhanh giải ngân vốn ODA
Cần có cơ chế để giải quyết các vướng mắt liên quan đến các dự án ODA. Ảnh minh họa: Hoàng Anh |
Vốn ODA đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các dự án kinh tế - xã hội trọng yếu nhưng quá trình thực hiện các dự án gặp phải nhiều vấn đề, bao gồm tiến độ giải ngân chậm và quy trình phê duyệt phức tạp.
Giải quyết những điểm nghẽn này, Bộ Kế hoạch và đầu tư xây dựng dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi), có một chương riêng về vốn ODA.
Ông Phạm Hoàng Mai, Vụ trưởng Vụ Kinh tế đối ngoại, Bộ Kế hoạch và đầu tư, cho biết, Luật Đầu tư công (sửa đổi) sẽ tạo cơ chế phân cấp nhiều hơn cho thẩm quyền của chính quyền địa phương trong triển khai các dự án sử dụng vốn ODA.
Bên cạnh đó, đơn giản hóa các quy trình phê duyệt đối với dự án viện trợ không hoàn lại thông qua việc cho phép hưởng quy trình như dự án khẩn cấp trong nước, thay vì chỉ được giải ngân, triển khai thực hiện khi đã ban hành kế hoạch đầu tư công hàng năm và trung hạn.
Một nội dung quan trọng được bổ sung là cơ chế hậu kiểm, tức cho phép triển khai trước rồi báo cáo các cấp có thẩm quyền sau, thay vì phải chờ bổ sung kế hoạch hàng năm làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Trần Quốc Phương tại Hội thảo lấy ý kiến các đối tác phát triển về dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) ngày 13/9. Ảnh: MPI |
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, dự thảo luật có đề cập đến việc xây dựng nghị định và sẽ hoàn thiện khi luật được thông qua để sớm hoàn thiện hành lang pháp lý cho các dự án sử dụng vốn ODA.
Ghi nhận những đột phá trong dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi), tại hội thảo lấy ý kiến các đối tác phát triển về dự thảo này tổ chức ngày 13/9, bà Susan Lim, Chuyên gia cao cấp quản lý danh mục đầu tư Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) Việt Nam đề xuất, có thêm những quy định cụ thể để giải ngân nhanh và hiệu quả hơn đối với các dự án khẩn cấp như ứng phó với thiên tai, bão lũ, biến đổi khí hậu.
Còn bà Kathy Whimp, Giám đốc điều hành hoạt động dự án Ngân hàng Thế giới (WB) Việt Nam, đề nghị có thể tách phần chuẩn bị ra thành một dự án riêng. Bởi lẽ, đối với một số dự án lớn, có thể kéo dài đến ba kế hoạch trung hạn, việc chuẩn bị mất rất nhiều chi phí nhưng phải đợi được phê duyệt dự án rồi mới bắt đầu triển khai.
Trong khi đó, ông Daniel Plankermann, Giám đốc Ngân hàng tái thiết Đức (KVF) Việt Nam, lại quan tâm đến quá trình chuyển tiếp giữa hiệu lực của luật mới và luật cũ có thể gây ra những rủi ro do thay đổi chính sách. Do đó, cần phải có những quy định mang tính đơn giản hóa để các dự án đang trong quá trình chuẩn bị cũng được hưởng lợi từ luật mới.
Về vấn đề này, theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư cho biết, bộ sẽ cố gắng thiết kế cơ chế, phân loại rõ các dự án đang chuẩn bị để có thể được hưởng lợi ngay khi luật mới có hiệu lực.
Tin liên quan
Hơn 2,3 triệu tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp tại TP HCM 25/11/2024 16:00
Uống nước lá vối hàng ngày có nhiều công dụng ít người biết 25/11/2024 15:01
Cùng chuyên mục
Tăng trưởng GDP 2025: "Có thể đạt mức 7,5 - 8%"
Tiêu điểm 24/11/2024 12:30
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?
Tiêu điểm 20/11/2024 06:15
Đòn bẩy kinh tế 2025: Vẫn trông vào đầu tư và chi tiêu công
Tiêu điểm 12/11/2024 11:18
Kinh tế năm 2025: "Ẩn số mang tên Donald Trump"
Tiêu điểm 11/11/2024 10:32
Đón làn sóng đầu tư mới giá trị gia tăng cao
Tiêu điểm 10/11/2024 13:15
Tăng trưởng 2024: Tổ chức quốc tế lạc quan, chuyên gia trong nước thận trọng
Tiêu điểm 07/11/2024 13:46
Các tin khác
Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương là Người phát ngôn của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tiêu điểm 05/11/2024 19:12
Lợi nhuận khởi sắc của nhóm ngân hàng quốc doanh
Tiêu điểm 05/11/2024 10:00
Bộ Tài chính đề xuất giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu hết năm 2025
Tiêu điểm 05/11/2024 06:00
Kinh tế Việt Nam năm 2024 phục hồi tích cực
Tiêu điểm 04/11/2024 06:15
Dự báo nhu cầu nhân lực tăng cao quý IV
Tiêu điểm 01/11/2024 16:00
Công ty Entex, CNCTech trở thành hội viên Hội Tự động hóa Việt Nam
Tiêu điểm 01/11/2024 09:56
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 11/2024
Tiêu điểm 01/11/2024 09:28
Kết luận số 76-KL/TW thổi luồng sinh khí mới vào Petrovietnam
Tiêu điểm 31/10/2024 09:53
Làm sao để doanh nghiệp và nhà trường không phải tự “đốt đuốc” tìm nhau?
Tiêu điểm 30/10/2024 09:08
Petrovietnam liên tục thiết lập những kỷ lục trong sản xuất kinh doanh
Tiêu điểm 27/10/2024 17:36
Nền kinh tế còn đối diện nhiều khó khăn
Tiêu điểm 27/10/2024 12:50
Mua – bán khó khăn: Vàng đang ở đâu?
Tiêu điểm 26/10/2024 13:52
Nhà báo Nguyễn Đăng Khang được bổ nhiệm Phó Tổng Biên tập Báo Đại Đoàn Kết
Tiêu điểm 25/10/2024 20:41
Vinamilk lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường đến học sinh qua siêu nhà máy sữa và trang trại Green Farm
Tiêu điểm 25/10/2024 16:34
Đại tá Hà Văn Bắc giữ chức Phó Giám đốc Công an tỉnh Đồng Tháp
Tiêu điểm 25/10/2024 15:18
Tìm giải pháp thúc đẩy chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero
Tiêu điểm 24/10/2024 21:35
Temu vào Việt Nam: Thay đổi cuộc chơi thương mại điện tử?
Tiêu điểm 24/10/2024 19:00
Khẩn trương gia hạn sử dụng đất, nếu không có thể bị thu hồi
Tiêu điểm 23/10/2024 06:05
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00