Ông Trump tăng thuế nhập khẩu, ai chịu thiệt?
Những nhà nhập khẩu tại Mỹ phải trả thêm thuế quan (Ảnh berkeleycollege) |
Truyền thông quốc tế đánh giá rằng, ông Donald Trump đã gây chấn động khu vực kinh tế Bắc Mỹ sau khi công bố sẽ áp dụng mức thuế quan mới toàn diện đối với hàng hóa từ Mexico, Canada cũng như Trung Quốc ngay khi ông nhậm chức. Đây là sắc lệnh hành pháp đầu tiên trong nhiệm kỳ thứ 2 của ông.
Tổng thống đắc cử khẳng định rằng thuế quan - về cơ bản là thuế nhập khẩu - sẽ tạo ra nhiều việc làm hơn ngay tại Mỹ, thu hẹp thâm hụt ngân sách liên bang và cho phép chính phủ trợ cấp cho dịch vụ chăm sóc trẻ em.
Theo Douglas Irwin, một nhà kinh tế học của Đại học Dartmouth, người đã nghiên cứu lịch sử chính sách thương mại quốc tế từ năm 1790 đến năm 1860, và đã chỉ ra rằng thuế quan chiếm 90% doanh thu của liên bang.
Trong năm tài chính kết thúc vào ngày 30/9, chính phủ Mỹ thu được 81,4 tỷ đô la Mỹ tiền thuế quan và phí. Con số này chỉ là một khoản nhỏ so với 2,5 nghìn tỷ đô la Mỹ dự kiến sẽ đến từ thuế thu nhập cá nhân và 1,7 nghìn tỷ đô la Mỹ từ thuế an sinh xã hội và chương trình Medicare.
Trên thực tế, thuế quan đối với các sản phẩm nhập khẩu gần như chắc chắn sẽ làm tăng giá thực phẩm vì người tiêu dùng không còn nhiều chọn lựa; và giảm khả năng cạnh tranh cho các nhà sản xuất Mỹ.
Để bù lại chi phí đó, những công ty nhập khẩu thường chuyển chi phí cao hơn của họ cho khách hàng dưới hình thức nâng giá bán sản phẩm. Đó là lý do tại sao các nhà kinh tế cho biết người tiêu dùng thường phải trả tiền cho thuế quan. Mặt khác, thuế quan có thể gây tổn hại cho các quốc gia đối tác thương mại bằng cách khiến sản phẩm của họ đắt hơn và khó bán ở Mỹ.
Người tiêu dùng là đối tượng phải chi trả cuối cùng cho thuế quan nhập khẩu (Ảnh Polity) |
Carl B. Weinberg và Rubeela Farooqi, các chuyên gia của Viện Nghiên cứu kinh tế cấp cao High Frequency Economics cho biết rằng năng lượng, ô tô và nguồn cung cấp thực phẩm sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.
Giáo sư kinh tế Yang Zhou, tại Đại học Fudan ở Thượng Hải đã kết luận trong một nghiên cứu rằng, thuế quan của ông Trump đối với hàng hóa Trung Quốc gây ra thiệt hại cho nền kinh tế Trung Quốc nhiều hơn gấp ba lần so với thiệt hại mà chúng gây ra cho nền kinh tế Mỹ.
Logic vận động ở đây là: Bằng cách tăng giá hàng nhập khẩu, thuế quan có thể bảo vệ các nhà sản xuất trong nước. Chúng cũng có thể dùng để trừng phạt các quốc gia khác vì đã thực hiện các hoạt động thương mại không công bằng, như trợ cấp cho các nhà xuất khẩu hoặc bán phá giá sản phẩm với giá thấp.
Nhưng, các nhà kinh tế học nói chung đều tỏ ra hoài nghi, coi thuế quan là cách hành xử tiềm ẩn quá nhiều rủi ro, và không phải là cách để chính phủ tăng thu ngân sách. Họ đặc biệt lo ngại về nguy cơ xung đột “địa chính trị” với mức thuế quan mới nhất mà ông Trump đề xuất.
Ví dụ, EU đã phản công lại thuế quan của ông Trump đối với thép và nhôm bằng cách đánh thuế các sản phẩm của Mỹ, từ rượu đến xe máy Harley-Davidson. Tương tự như vậy, Trung Quốc đã đáp trả cuộc chiến thương mại bằng cách áp thuế đối với hàng hóa của đối phương, bao gồm đậu nành và thịt lợn trong một động thái được tính toán nhằm gây tổn hại đến những người ủng hộ ông Trump ở vùng nông thôn.
Và các chuyên gia đã định lượng: Bất chấp thuế nhập khẩu thép của ông Trump năm 2018, số lượng việc làm tại các nhà máy thép tại Mỹ hầu như không thay đổi: Vẫn ở mức khoảng 140.000 việc làm.
Tin liên quan
VCRIS 2024: Chia sẻ những kết quả nghiên cứu mới nhất về mật mã và an toàn thông tin 28/11/2024 12:45
Khối ngoại mua ròng trước kỳ vọng kinh tế Việt Nam tốt lên 28/11/2024 13:00
Nhà ở xã hội: Triển vọng tích cực trong bối cảnh mới 28/11/2024 12:00
Cùng chuyên mục
Ông Trump tăng thuế nhập khẩu, ai chịu thiệt?
Kinh tế 28/11/2024 11:00
Các tin khác
Dự báo kinh tế toàn cầu cả năm 2024 tăng thêm từ 0,1 – 0,3 điểm phần trăm
Kinh tế - Tài chính 28/11/2024 08:00
Vinamilk tài trợ “132 kg đạm” cho 11.000 runner VnExpress Marathon Hà Nội
Kinh tế - Tài chính 27/11/2024 16:44
Gánh nặng chi phí từ 2 nhà máy ngưng hoạt động , POM tiếp tục lỗ đậm
Kinh tế - Tài chính 27/11/2024 16:00
Nhiều triển vọng tích cực cho fintech ASEAN
Kinh tế 27/11/2024 14:31
Được đề cử Bộ trưởng Tài chính Mỹ, ông Scott Bessent sẽ hành động ra sao?
Kinh tế 27/11/2024 12:00
PV GAS: “Một đội ngũ, Một mục tiêu” nắm bắt vận hội lớn
Kinh tế 27/11/2024 10:51
ASEAN sẽ trở thành nhân tố chủ chốt toàn cầu?
Kinh tế 27/11/2024 08:00
Ngân hàng cấp tập đẩy vốn, cuối năm lãi suất cho vay giảm?
Kinh tế - Tài chính 27/11/2024 06:20
Elon Musk - "sợi dây" níu giữ quan hệ thương mại Mỹ - Trung
Kinh tế 26/11/2024 17:00
Hơn 2,3 triệu tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp tại TP HCM
Kinh tế 25/11/2024 16:00
Châu Âu thêm cơn "đau đầu" vì ông Donald Trump
Kinh tế - Tài chính 25/11/2024 12:00
Việt Nam ứng phó thế nào với nguy cơ “chảy máu chất xám" ngành bán dẫn?
Kinh tế 25/11/2024 08:00
Giá vàng tuần tới: “Bệ phóng” từ xung đột Đông Âu
Kinh tế 24/11/2024 08:56
Giá vàng vẫn tăng chóng mặt
Kinh tế 23/11/2024 18:00
Trung Quốc đã sẵn sàng cho nhiệm kỳ tiếp theo của ông Trump?
Kinh tế 23/11/2024 15:00
Việt Nam được xem là động lực kinh tế của ASEAN
Kinh tế 23/11/2024 14:00
Đổi mới sáng tạo là chìa khóa để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành thủy sản
Kinh tế 23/11/2024 06:00
Petrovietnam là doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam
Kinh tế - Tài chính 22/11/2024 18:25
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00