Nhiều dư địa xuất khẩu sang Trung Quốc
![]() |
Hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc qua cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành, Lào Cai. Ảnh: T.Bình |
Thị trường trọng điểm tăng trưởng dương
Trong 9 tháng, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của nước ta với kim ngạch ước đạt 42,2 tỷ USD, tăng 2,1% so với cùng kỳ năm 2022. Kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường lớn khác cũng giảm như: Hoa Kỳ - thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam - với kim ngạch ước đạt 70,9 tỷ USD, giảm 16,8%, thị trường EU giảm 8,2%, thị trường ASEAN giảm 5,5%, Hàn Quốc giảm 5,1%, Nhật Bản giảm 3%.
Ông Lê Quang Trung, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam cho biết, tiêu chuẩn về logistics trong chuỗi cung ứng giữa Việt Nam và Trung Quốc chưa có sự thống nhất, doanh nghiệp mong muốn phát triển vấn đề kho lạnh đảm bảo tiêu chuẩn đóng gói, vệ sinh dịch tễ thống nhất giữa hai bên để đảm bảo lưu thông hàng hóa đặc biệt là nông sản. |
Bộ Công Thương cho biết, nhiều nhóm hàng nông sản, gạo, trái cây tận dụng được cơ hội mở cửa thị trường và giá tăng cao để đẩy mạnh xuất khẩu nên tốc độ tăng trưởng đạt cao nhất trong các nhóm hàng (tăng 3,1%). Đặc biệt, các giải pháp về xuất khẩu sang các nước có chung đường biên giới được thực hiện tốt, nhờ đó hàng hóa cơ bản không bị ách tắc, kể cả lúc cao điểm thời vụ, góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
Đơn cử như cao su, tháng 9/2023, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam, chiếm 80,88% về lượng và chiếm 80,41% về trị giá trong tổng xuất khẩu cao su của cả nước, đạt 156,34 nghìn tấn, trị giá 202,44 triệu USD. Đây là tháng thứ 8 liên tiếp lượng cao su xuất khẩu sang Trung Quốc tăng so với cùng kỳ năm 2022. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 1,09 triệu tấn cao su, trị giá 1,44 tỷ USD, tăng 10,7% về lượng.
Đối với mặt hàng rau quả, thống kê của Tổng cục Hải quan nửa đầu tháng 10 (1-15/10), xuất khẩu rau quả thu về 349,52 triệu USD, qua đó nâng kim ngạch từ đầu năm đến 15/10 lên con số 4,56 tỷ USD, tăng trưởng tới 75,4% so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương kim ngạch tăng thêm gần 2 tỷ USD. Sự tăng trưởng của mặt hàng rau quả có sự đóng góp lớn từ việc phục hồi ở nhiều thị trường chủ lực, đặc biệt là Trung Quốc.
Xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc được đánh giá còn nhiều dư địa. Do đó các hoạt động xúc tiến thương mại đang được đẩy mạnh để khai thác các địa bàn tiềm năng. Chẳng hạn, mới đây, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư và kết nối giao thương Việt Nam – Trung Quốc (Trùng Khánh). Đây là thị trường lớn nhưng kim ngạch thương mại Việt Nam – Trùng Khánh chỉ chiếm tỷ lệ thấp (3%) trong tổng kim ngạch thương mại hai nước. Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng cho biết, sẽ tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện phù hợp, có nhu cầu cùng kết nối với các doanh nghiệp Trùng Khánh nói riêng và Trung Quốc nói chung để khai thác hiệu quả “Tuyến đường mới trên bộ trên biển”. Ngoài ra, sẽ tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp của Trùng Khánh có trình độ cao, công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực xe năng lượng mới hợp tác, đầu tư và phát triển tại Việt Nam.
Là doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu với Trung Quốc, bà Nguyễn Thị Lan Hương, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Sản xuất và Xuất nhập khẩu Việt Phúc cho biết, ngoài tuyến đường bộ thông thường thì tuyến đường sắt chưa được phát huy. Do đó điều quan trọng là làm thế nào khơi thông được con đường vận tải liên vận Việt Nam-Trung Quốc. “Trùng Khánh là cứ điểm quan trọng đi vào thị trường phía Tây Nam-Trung Quốc, với hơn 600 triệu dân. Đây là thị trường quan trọng, phù hợp với nông sản Việt Nam”, bà Nguyễn Thị Lan Hương cho biết.
Đến năm 2030, tuyến biên giới hai nước có 26 cửa khẩu
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1199/QĐ-TTg ngày 14/10/2023 phê duyệt quy hoạch cửa khẩu trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch cửa khẩu trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc bao gồm các tỉnh: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên.
Mục tiêu chung là hình thành định hướng, lộ trình phát triển hệ thống cửa khẩu tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc trong trung hạn (đến năm 2030) gắn với tầm nhìn dài hạn (đến năm 2050) và xa hơn nữa; làm cơ sở cho các bộ, ngành và các tỉnh biên giới Việt Nam - Trung Quốc triển khai việc đầu tư phát triển cửa khẩu biên giới phù hợp Quy hoạch cửa khẩu; chuẩn hóa và hiện đại hóa hệ thống cửa khẩu theo hướng xanh, sạch; từng bước phát triển hệ thống cửa khẩu số, cửa khẩu thông minh, phù hợp với nhu cầu, mức độ hội nhập của đất nước.
Bên cạnh đó, tạo điều kiện cho giao lưu, qua lại biên giới và quản lý phù hợp với luật pháp của mỗi nước, pháp luật và thực tiễn quốc tế; phục vụ phát triển kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân ở khu vực biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc; thu hút các nguồn vốn đầu tư xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu và cửa khẩu cụ thể; tăng thêm nguồn thu cho ngân sách địa phương và trung ương. Tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác phát triển kinh tế - thương mại giữa Việt Nam với Trung Quốc và qua Trung Quốc sang nước thứ ba theo hướng chính quy, hiệu quả, bền vững.
Theo Quy hoạch đến năm 2030, tuyến biên giới Việt Nam – Trung Quốc có 26 cửa khẩu, trong đó có 14 cửa khẩu quốc tế, 12 cửa khẩu song phương (bao gồm 20 lối thông quan/đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa thuộc các cặp cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu song phương) và 1 lối mở/cửa khẩu đặc biệt.
Việc mở, nâng cấp các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu song phương, lối thông quan... nhằm góp phần nâng cao kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Tin liên quan
Thu giữ hơn 200.000 sản phẩm vitamin, collagen không rõ nguồn gốc 28/04/2025 07:00
Bài 2: TPHCM đột phá cải cách, khẳng định vị thế "đầu tàu" kinh tế 28/04/2025 06:00
Cùng chuyên mục

Giải pháp để kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy phát triển thị trường trong nước
Thị trường 26/04/2025 12:00

Cần giải pháp linh hoạt và đồng bộ
Thị trường 26/04/2025 06:00

Bộ Công an công bố danh sách 84 sản phẩm sữa trong đường dây sản xuất sữa giả
Thị trường 23/04/2025 15:00

Vàng chạm mốc 121 triệu/lượng, còn bất ổn giá còn leo cao
Thị trường 22/04/2025 12:39

Những lỗ hổng pháp lý trong quy trình tự công bố sản phẩm
Thị trường 21/04/2025 06:00

Dự báo giá vàng tuần tới: Giá vàng trong nước khó tăng trở lại
Kinh tế - Tài chính 20/04/2025 12:29
Các tin khác

Quản lý các hộ, cá nhân kinh doanh gắn liền với chuyển đổi số
Thị trường 19/04/2025 12:00

Hà Nội xây dựng chính sách ổn định để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển
Thị trường 19/04/2025 10:00

Giá vàng chính thức cán mốc 120 triệu đồng/lượng
Kinh tế - Tài chính 18/04/2025 10:32

Đẩy nhanh tiến độ điều tra, sớm đưa ra kết luận vụ việc sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả
Thị trường 18/04/2025 10:00

Giá xăng giảm gần 400 đồng/lít từ 15h ngày 17/4
Kinh tế - Tài chính 17/04/2025 16:01

Sau 1 ngày tăng giá điên cuồng, vàng lập đỉnh mới hay lao dốc?
Thị trường 17/04/2025 10:13

Sự thật về việc đơn vị phân phối Hiup 27 khẳng định không liên quan đến sữa bột giả?
Thị trường 17/04/2025 10:00

Vụ gần 600 loại sữa giả: Cơ quan quản lý "đá bóng trách nhiệm"?
Thị trường 16/04/2025 18:00

Vì sao sữa "bẩn" vẫn tồn tại trên thị trường?
Thị trường 16/04/2025 12:00

Giá vàng áp sát mốc 110 triệu/lượng, tăng hơn 2 triệu chỉ sau một đêm
Thị trường 16/04/2025 10:15

Giá vàng thẳng tiến mốc 108 triệu/lượng và sẽ tiếp tục tăng?
Thị trường 15/04/2025 11:10

Hơn 12.600 cuộc hẹn giao thương mang theo nhiều cơ hội cho DN Việt
Thị trường 15/04/2025 09:07

Thuốc lá điện tử: ‘Cấm nhưng cứ bán, phạt tính sau’
Kinh tế - Tài chính 14/04/2025 10:00

Bộ Công Thương đề nghị siết nguyên liệu đầu vào hàng xuất khẩu
Thị trường 14/04/2025 06:06

Giá vàng cuối tuần 13/4 không ngừng tăng mạnh thêm 1,3 triệu đồng/lượng
Kinh tế - Tài chính 13/04/2025 11:46

Giá vàng thế giới vượt đỉnh 22 lần, trong nước chiếm mốc 106 triệu
Thị trường 12/04/2025 11:52

EU: Thị trường rộng mở với thực phẩm chất lượng
Thị trường 11/04/2025 16:00

Giá vàng tăng dữ dội, vượt 106 triệu đồng/lượng
Kinh tế - Tài chính 11/04/2025 15:02

Nỗ lực gỡ thẻ vàng thủy sản và khai thác nghề cá có trách nhiệm tại các vùng biển.
Video 11/02/2025 16:16

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25

Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58