Ngành điện vẫn còn rất nhiều bất cập
Tại tọa đàm “Cung ứng điện cho năm 2024 – Những vấn đề cấp bách đặt ra” do Cổng TTĐT Chính phủ tổ chức chiều 7/11, các chuyên gia cho rằng cần trả giá điện về đúng theo cơ chế thị trường, có sự điều tiết của Chính phủ, để đảm bảo nền kinh tế hoạt động ổn định.
Tọa đàm “Cung ứng điện cho năm 2024 – Những vấn đề cấp bách đặt ra” do Cổng TTĐT Chính phủ tổ chức chiều 7/11 |
Đánh giá về sự chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong vấn đề về bảo đảm cung cấp điện năng cho nền kinh tế, đời sống dân sinh thời gian qua, ông Nguyễn Đức Kiên nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng: Ngay từ tháng 4/2021, đầu nhiệm kỳ Chính phủ, vấn đề quan tâm đầu tiên của Thủ tướng Chính phủ và Thường trực Chính phủ là đôn đốc để bảo đảm điện. Chính phủ, Thường trực Chính phủ đã nhận thức được đúng vai trò của điện năng trong phát triển kinh tế-xã hội, ổn định kinh tế vĩ mô như chúng ta hay nói "điện đi trước một bước".
Ngay trong nửa cuối của năm 2021, Thủ tướng đã dành nhiều thời gian trực tiếp nghe lại Tổng sơ đồ điện VIII. Và trong năm 2022, sau khi hết dịch, Thủ tướng Chính phủ trực tiếp cùng Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đi chỉ đạo những công trình cụ thể như: Nhiệt điện Long Phú 1, Sông Hậu 1, Thái Bình 2… là những công trình đã khởi công từ rất lâu nhưng chậm đưa vào hoạt động do khó khăn. Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chỉ đạo.
Ông Nguyễn Đức Kiên, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội
Kết quả là, những tháng cuối năm 2022 và những tháng đầu năm 2023, Nhiệt điện Sông Hậu 1 và Thái Bình 2 đã đi vào hoạt động. Sáng nay (07/11), trong phiên chất vấn tại nghị trường Quốc hội, Bộ Công Thương giải trình trước Quốc hội về chậm tiến độ của Long Phú 1. Đối với khí Ô Môn lô B và đường ống từ Lô B về đến Cần Thơ, là tuyến để bảo đảm cho cụm nhiệt điện ở Cần Thơ, Thủ tướng cũng đã chỉ đạo rất sát sao.
Mới đây nhất, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo mạch 3 đường dây 500 kV, để góp phần truyền tải được phần năng lượng dôi dư ở khu vực miền Trung ra miền Bắc, tránh tình trạng thiếu điện cục bộ như một số ngày và một số tuần trong mùa hè năm 2023.
Có thể nói, cùng với cam kết trung hoà phát thải mà Thủ tướng đã thay mặt Việt Nam cam kết tại COP 26, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thường trực Chính phủ đã rất quyết liệt, lấy đó là một trong những trọng tâm để đẩy mạnh phát triển đồng bộ cả về nhiệt điện, thuỷ điện, truyền tải cũng như năng lượng tái tạo. Trong năm 2023, Thủ tướng Chính phủ cũng đã giao cho Bộ Công Thương, Bộ Tài chính nghiên cứu lại cơ chế điều hành giá điện hài hoà hơn, như Thủ tướng nhiều lần nói là phải hài hoà lợi ích của doanh nghiệp, của người dân và ngân sách nhà nước. Tôi nghĩ rằng, hoạt động chỉ đạo bảo đảm cung ứng điện trong nửa nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV là hoạt động rất quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Cùng với những kết quả đạt được như phân tích của TS. Nguyễn Đức Kiên, PGS.TS. Bùi Xuân Hồi - chuyên gia về điện lực, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Điện lực miền Bắc cũng khẳng định: Thời gian vừa qua, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã có những nỗ lực trong việc chỉ đạo ngành điện. Tuy vậy, cũng phải thành thật là ngành này vẫn còn những bất cập.
PGS.TS. Bùi Xuân Hồi, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Điện lực miền Bắc |
Ông Hồi cho rằng: Bất cập nhiều, từ quy hoạch đến tổ chức quy hoạch ở cả 3 khâu: sản xuất, truyền tải và phân phối. Nhấn mạnh vào các điểm mà bản thân đã nghiên cứu sâu, ông nói:
Về mặt cơ cấu, giá thành, cung ứng điện gồm có 4 phần: sản xuất, truyền tải, phân phối và bán lẻ. Riêng phần sản xuất đang chiếm 70-80% cơ cấu giá thành. Phần nguồn điện, cơ bản hiện nay, các biến động của đầu vào sẽ dẫn đến biến động của nguồn điện.
Các phần còn lại, từ truyền tải, đến phân phối, đến bán lẻ, giá điện do Chính phủ quy định và thẩm quyền là của Thủ tướng Chính phủ. Vì vậy chúng tôi luôn mong muốn và kỳ vọng là cơ chế điều chỉnh giá của Chính phủ mang hơi hướng, tín hiệu của thị trường.
Giai đoạn vừa qua là giai đoạn rất đặc thù, chúng ta vừa trải qua thời kỳ dịch COVID-19, vì vậy thời lượng, chu kỳ điều chỉnh giá chúng ta chưa thực sự đảm bảo theo tín hiệu của thị trường. Đặc biệt sau COVID-19, chúng ta lại bị biến động theo thị trường của thế giới, như chúng ta đã biết, nhiên liệu đầu vào của ngành điện là thị trường mang tính chất quốc tế. Nếu như giá xăng dầu trên thế giới biến động thì Việt Nam cũng biến động tương tự.
Rõ ràng, giá dầu, giá xăng, giá khí đốt tăng trong khi chúng ta đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô dẫn tới ngành điện hoạt động tương đối khó khăn. Chúng tôi rất kỳ vọng, sau COVID-19 rồi, chúng ta cần trả giá điện về đúng theo cơ chế thị trường, có sự điều tiết của Chính phủ, để đảm bảo ngành hàng ổn định và nền kinh tế hoạt động ổn định.
PGS.TS. Bùi Xuân Hồi nhấn mạnh: "Những bất cập đó gây ra những hệ quả như thế nào thì chúng ta cũng đã biết. Chúng ta cố gắng giữ giá, chỉ tăng giá 3% trong vòng 4 năm thì cái được của chúng ta là đảm bảo an sinh và đảm bảo mục tiêu vĩ mô khác".
Những rủi ro có thể không đến ngay, nhưng chỉ cần thiếu điện ở miền Bắc trong thời gian rất ngắn thì theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, chúng ta đã thiệt hại lên đến 1,4 tỷ USD. Do đó, chúng ta phải cân nhắc rất rõ, rất kỹ lưỡng bài toán điều tiết giá điện, phản ánh hơi hướng của thị trường, để đảm bảo ngành phát triển bền vững, và từ đó nền kinh tế mới phát triển bền vững và an sinh xã hội mới được đảm bảo.
Tin liên quan
Thị trường bất động sản bước vào chu kỳ thanh lọc mạnh mẽ 16/01/2025 06:00
Ngân hàng chỉ được giải thể sau khi thanh toán đầy đủ các khoản nợ 15/01/2025 18:00
Cùng chuyên mục
Vùng Đồng bằng sông Hồng tiên phong bước vào kỷ nguyên mới
Tiêu điểm 14/01/2025 14:38
Chính phủ ban hành Nghị quyết về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2025
Tiêu điểm 14/01/2025 13:20
Xuất cấp 7.500 tấn gạo hỗ trợ người dân khó khăn dịp Tết 2025
Tiêu điểm 12/01/2025 07:35
10 dấu ấn nổi bật của kinh tế Việt Nam năm 2024
Tiêu điểm 07/01/2025 07:15
Cảnh báo hình thức cờ bạc trá hình bằng việc quay số nhận “túi mù”
Tiêu điểm 30/12/2024 18:00
Petrovietnam - Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia: Những dấu ấn nổi bật
Tiêu điểm 30/12/2024 16:35
Các tin khác
Công an tỉnh Lai Châu triệt phá đường dây lừa đảo công nghệ cao xuyên biên giới
Tiêu điểm 28/12/2024 18:24
Đánh giá triển vọng kinh tế Việt Nam tươi sáng
Tiêu điểm 27/12/2024 15:20
Petrovietnam khẳng định vai trò tiên phong trong công tác an sinh xã hội
Tiêu điểm 23/12/2024 16:38
TS. Phạm Trí Thành: “Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội là cái nôi đào tạo ra những nghệ sĩ toàn diện”
Tiêu điểm 19/12/2024 16:28
Động lực cho phát triển trong kỷ nguyên mới
Tiêu điểm 15/12/2024 10:25
Hà Nội sáp nhập và giải thể nhiều sở, ngành
Tiêu điểm 15/12/2024 08:00
Xuất hiện mức thưởng Tết gần 400 triệu, chờ những kỷ lục mới
Tiêu điểm 15/12/2024 07:10
Đông Nam Á củng cố tài chính cho năng lượng tái tạo
Tiêu điểm 13/12/2024 14:00
Cuộc thi ảnh và video “ Việt Nam Hạnh phúc - Happy Vietnam 2024”
Tiêu điểm 11/12/2024 15:37
Ông Trần Hồ Bắc giữ chức Tổng giám đốc Tổng Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PTSC)
Tiêu điểm 11/12/2024 15:16
Gia hạn nợ do bão Yagi đến hết 2025
Tiêu điểm 11/12/2024 11:45
Cần mở rộng tài khoá trong năm 2025?
Tiêu điểm 11/12/2024 09:56
16 khoản thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân năm 2025
Tiêu điểm 10/12/2024 06:15
Pin năng lượng mặt trời Đông Nam Á "đau đầu" vì thuế quan Mỹ
Tiêu điểm 09/12/2024 18:00
Nghiên cứu cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho hoạt động khởi nghiệp sáng tạo
Tiêu điểm 05/12/2024 16:00
Điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh: Không thể chờ lộ trình sửa Luật
Tiêu điểm 04/12/2024 14:00
Đề xuất lùi thời gian thực hiện Thông tư 10/2024
Tiêu điểm 03/12/2024 15:00
Những quy định mới sẽ có hiệu lực trong tháng 12/2024
Tiêu điểm 01/12/2024 07:00
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00