Lạm phát - Kết quả 2023, cẩn trọng 2024

Năm 2023 là năm thứ 10 liên tiếp lạm phát được kiểm soát theo mục tiêu. Nhưng năm 2024, việc kiểm soát lạm phát theo mục tiêu lại phải cẩn trọng.

Năm thứ 10 liên tiếp lạm phát được kiểm soát theo mục tiêu

Đánh giá này dựa trên nhiều biểu hiện.

Tổng quát nhất là CPI bình quân theo mục tiêu 2023 là 4,5%. Thực tế thấp hơn 3,25% và là năm thứ 10 liên tiếp được kiểm soát theo mục tiêu (2023 tăng 3,25%, 2022 tăng 3,15%, 2021 tăng 1,84%, 2020 tăng 3,23%, 2019 tăng 2,79%, 2018 tăng 3,54%, 2017 tăng 3,53%, 2016 tăng 2,66%, 2015 tăng 0,63%, 2014 tăng 4,09%).

Theo thời gian, CPI có xu hướng giảm dần qua các kỳ (1 tháng 4,89%, 2 tháng còn 4,6%, 3 tháng còn 4,18%, 4 tháng còn 3,84%, 5 tháng còn 3,55%, 6 tháng còn 3,29%, 7 tháng còn 3,12%, 8 tháng còn 3,10%), chỉ tăng nhẹ từ kỳ 9 tháng (9 tháng lên 3,16%, 10 tháng lên 3,20%, 11 tháng lên 3,22%, 12 tháng lên 3,25%).

Trong 11 nhóm, có 5 nhóm tăng cao hơn tốc độ chung (hàng ăn và dịch vụ ăn uống 3,44%, đồ uống và thuốc lá 3,29%, nhà ở và vật liệu xây dựng 6,58%, giáo dục 7,44%, hàng hóa và dịch vụ khác 4,65%). Có 4 nhóm tăng thấp hơn (may mặc, mũ, nón, giày, dép 2,21%, thuốc và dịch vụ y tế 1,23%, thiết bị và đồ dùng gia đình 2,09%, Văn hóa, giải trí và du lịch 2,55% và hai nhóm giảm (giao thông -2,49%, bưu chính viễn thông -0,71%).

Lạm phát được kiểm soát theo mục tiêu càng có ý nghĩa trong điều kiện tăng GDP thuộc Top cao (IMF dự báo, toàn cầu 3%, các nước phát triển 1,5%, các nước đang phát triển 4%, riêng Asean -5 4,2%). Lạm phát nhiều nền kinh tế lớn cao gấp rưỡi, gấp đôi định hướng.

Lạm phát được kiểm soát theo mục tiêu có nhiều tác động: ổn định và cải thiện mức sống thực tế của dân; ổn định kinh tế vĩ mô, nhất là nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài/GDP; tập trung cao hơn cho tăng trưởng kinh tế; tăng dự trữ ngoại hối, bảo đảm an toàn tài chính, nâng cao lòng tin vào đồng tiền quốc gia,…

Lạm phát được kiểm soát theo mục tiêu do nhiều yếu tố. Quan hệ giữa tổng cung và tổng cầu theo xu hướng tổng cầu yếu hơn tổng cung. Tốc độ tăng tích lũy tài sản (4,09%) và tiêu dùng cuối cùng (3,52%) đều thấp hơn tốc độ tăng GDP (5,05%). Xuất siêu năm thứ 8 liên tiếp ở quy mô lớn nhất (28 tỷ USD). Lãi suất tiền gửi thấp, nhưng lượng tiền gửi vẫn vào nhiều và tăng (10,85%). Tâm lý “thắt lưng buộc bụng”, “tích cốc phòng cơ”,… trong đại dịch tiếp tục kéo dài, tác động tiêu cực đến tiêu dùng cuối cùng và đầu tư. Số doanh nghiệp ra khỏi thị trường còn nhiều (172,6 nghìn doanh nghiệp) và tăng cao (20,5%).

Chi phí đẩy diễn biến khác với năm trước. Giá nhập khẩu ngược chiều (giảm 1,73% so với tăng 8,56%). Giá nguyên nhiên, vật liệu cho sản xuất giảm (1,78%). Giá vận tải, kho bãi tăng cao (27,9%), nhưng chủ yếu do giá dịch vụ vận tải hàng không tăng quá cao (130,28%). Giá sản xuất nông, lâm nghiệp - thủy sản tăng (3,14%), dịch vụ tăng (9,59%), còn công nghiệp giảm (0,48%), trong đó chế biến, chế tạo giảm (0,55%).

Tài khóa, tiền tệ - yếu tố tiềm ẩn, trực tiếp và là biểu hiện ra của lạm phát - năm nay khác so với trước và khác với thế giới. Tổng thu ngân sách vượt dự toán (6%), nhưng giảm (5,4%) so với năm trước. Thu từ dầu thô giảm (19,5%). Thu cân đối ngân sách từ xuất, nhập khẩu giảm sâu (25,4%). Với chủ trương “khoan thư sức dân”, nên thu nội địa - khoản chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu cũng bị giảm 0,3%. Tổng chi tăng 10,9%, chủ yếu do chi đầu tư phát triển tăng cao (33,1%) với chủ trương “nuôi dưỡng nguồn thu”, kích cầu,…. Bội chi ngân sách thấp so với dự toán (trên 37,1 nghìn tỷ đồng so với 279,7 nghìn tỷ đồng), vừa góp phần tạo nguồn để cải cách tiền lương, vừa góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.

Tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán tuy không thấp như năm trước (10,03% so với 6,2%) nhưng vẫn còn thấp xa so với những năm từ 2021 trở về trước (2019 tăng 14,8%, 2020 còn 14,5%, 2021 còn 10,7%,….). Tỷ lệ tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng tiếp tục giảm (2021 còn 11,34%, 2022 còn 9,51%). Tốc độ tăng dư nợ tín dụng từ 12,17% năm 2020, lên 13,6% năm 2021, lên 14,2% năm 2022, nhưng năm 2023 còn 11,09% và thấp xa định hướng 14,5%, mặc dù lãi suất cho vay giảm, nhiều giải pháp cơ cấu lại nợ, giảm nợ, giãn nợ,…

Lượng ngoại tệ từ các nguồn đầu tư nước ngoài tăng (thực hiện đạt 23,18 tỷ USD, tăng 3,5%), cán cân thương mại liên tiếp thặng dư và đạt kỷ lục mới (28 tỷ USD), kiều hối liên tục tăng (năm 2018 đạt 16 tỷ, năm 2019 lên 16,7 tỷ, năm 2020 lên 17,2 tỷ, năm 2021 lên 18,1 tỷ, năm 2022 lên 18,2 tỷ, ước năm 2023 lên trên 18,2 tỷ), góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, đưa dự trữ ngoại hối tăng trở lại và đạt kỷ lục mới, tiếp tục vượt qua mức an toàn tài chính theo thông lệ quốc tế (trên 3 tháng thận nhập khẩu, lớn hơn nợ nước ngoài đến hạn,…..)

Cẩn trọng lạm phát 2024

Cảnh báo này xuất phát từ một số căn cứ quan trọng.

Mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2024 là 4,5%, cao hơn mức thực tế 2023. Nhìn tổng quát, mục tiêu này vừa là quyết tâm, vừa là sự thận trọng của các nhà hoạch định vĩ mô.

Cùng với kiểm soát lạm phát, cần xem xét thêm một số mục tiêu khác. GDP vẫn ưu tiên tăng cao hơn 2023 (6-6,5% so với 5,05%). Xuất khẩu tăng 6%, xuất siêu 15 tỷ USD,….

Đáng lưu ý là dự toán ngân sách 2024.

Tổng thu 2024 chỉ ở mức xấp xỉ 1,71 triệu tỷ đồng, tăng gần 5,6% so với dự toán 2023 và tương đương so với thực tế 2023.

Thu nội địa/tổng thu chiếm 84,9%, cao hơn tỷ trọng 82,3% của dự toán 2023 và cao hơn tỷ trọng 83,3% thực tế năm 2023. Đành rằng tăng trưởng GDP mục tiêu 2024 cao hơn 2023 là yếu tố quan trọng, nhưng sẽ góp phần tăng thu nội địa.

Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu chiếm tỷ trọng 12% - thấp hơn dự toán năm 2023 và thấp hơn tỷ trọng 12,4% thực tế 2023, một phần lớn do việc giảm thuế suất khi tham gia các FTA, một phần do xuất, nhập khẩu 2024 chỉ tăng 6%, nhập khẩu cũng chỉ tăng 9,8% so với mức của năm 2023 (2023 xuất khẩu đạt 355,5 tỷ USD, giảm 4,4%, nhập khẩu đạt 327,5 tỷ USD, giảm 8,9%).

Tổng chi dự toán 2024 chỉ tăng 2,1% so với dự toán 2023 và tăng tới 19,9% so với thực tế 2023. Đó cũng là tốc độ khá cao, cao hơn so với tăng trưởng kinh tế.

Tỷ trọng chi đầu tư phát triển/tổng chi ngân sách dự toán 2024 ở mức 32%, thấp hơn tỷ trọng 37,2% dự toán 2023 và thấp hơn tỷ trọng 33,5% thực tế 2023. Điều đó sẽ làm cho “cầu” đầu tư từ ngân sách thấp, giảm áp lực đối với lạm phát.

Tỷ trọng chi thường xuyên/tổng chi dự toán năm 2024 chỉ có 55,5% (do tính trên mức lương cơ sở 1,49 triệu) - thấp xa so với 72,3% theo dự toán 2023 và tỷ trọng 61,1% theo thực tế 2023. Điều đó làm cho tổng cầu trong nước sẽ vẫn còn yếu.

Bội chi dự toán 2024 là 399,4 nghìn tỷ đồng, bằng 3,6% GDP, cao hơn dự toán 2023 (455,6 nghìn tỷ đồng) và cao hơn nhiều so với thực tế năm 2023 (ước 37,1 nghìn tỷ đồng). Theo đó, tổng mức vay của ngân sách Nhà nước rất cao (lên đến 690,553 nghìn tỷ đồng, để bù đắp bội chi và trả nợ gốc).

Những điều đó chứng tỏ ngân sách nhà nước còn không ít khó khăn, thách thức (như thu nội địa phải tăng cao, chi đầu tư ít đi, bội chi tăng lên,…).

Nguồn: Lạm phát - Kết quả 2023, cẩn trọng 2024

Minh Nhung
baodautu.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

[Quy hoạch nguồn lợi thủy sản] Thành lập 27 khu bảo tồn biển

[Quy hoạch nguồn lợi thủy sản] Thành lập 27 khu bảo tồn biển

TMO - Nghề khai thác thủy sản sẽ được cơ cấu lại. Trong đó, nghề lưới kéo chiếm 10,0%; nghề lưới vây chiếm 6,1%; nghề lưới rê chiếm 40,3%; nghề câu chiếm 18,9%; nghề lưới chụp chiếm 3,0%; nghề lồng bẫy chiếm 2,9%. Theo đó, Quy...
Honda Việt Nam thông báo triệu hồi hơn 14.200 ô tô

Honda Việt Nam thông báo triệu hồi hơn 14.200 ô tô

Công ty Honda Việt Nam (HVN) thông báo triệu hồi 14.200 xe ô tô thuộc các dòng: Honda JAZZ, Honda CIVIC, Honda CR-V, Honda ACCORD, Honda CITY, Honda ODYSSEY để khắc phục hiện tượng cánh bơm nhiên liệu bị biến dạng trong quá trình vận hành khiến cho bơm nhiên liệu không hoạt động dẫn đến động cơ ngừng hoạt động khi đang lái xe.
Từ 1/6, tất cả bộ phận một cửa ở Hà Nội thu phí không dùng tiền mặt

Từ 1/6, tất cả bộ phận một cửa ở Hà Nội thu phí không dùng tiền mặt

Từ ngày 1/6, Hà Nội triển khai thực hiện phương thức thanh toán phí, lệ phí không dùng tiền mặt khi thực hiện thủ tục hành chính tại các bộ phận một cửa.
Phát triển kinh tế xanh bằng công nghệ số và tự động hóa

Phát triển kinh tế xanh bằng công nghệ số và tự động hóa

Ngày 10/5/2024 tại Hải Phòng, Hội Tự động hóa Việt Nam (VAA), Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hải Phòng, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam và Công ty CP Hội chợ Triển lãm và Quảng cáo Việt Nam (Vietfair) đã phối hợp tổ chức Hội nghị khoa học về Điều khiển Tự động hóa lần thứ 7 (VCCA-2024).
Vàng SJC lên ngưỡng hơn 92,4 triệu đồng/lượng

Vàng SJC lên ngưỡng hơn 92,4 triệu đồng/lượng

Đầu giờ chiều 10/5, giá vàng SJC tại nhiều nơi đã chạm ngưỡng hơn 92,4 triệu đồng mỗi lượng, tăng 2,9 triệu đồng/lượng so với cuối phiên ngày 9/5, đây là mức cao lịch sử từ trước đến nay.
Giá xăng, dầu đồng loạt giảm đến 1.400 đồng/lít

Giá xăng, dầu đồng loạt giảm đến 1.400 đồng/lít

Từ 15 giờ chiều nay (9/5), giá xăng E5RON92 giảm 1.288 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 1.411 đồng/lít; dầu điêzen 0.05S giảm 759 đồng/lít.

Các tin khác

Tiếp tục đấu thầu vàng miếng, Ngân hàng Nhà nước giảm khối lượng tối thiểu

Tiếp tục đấu thầu vàng miếng, Ngân hàng Nhà nước giảm khối lượng tối thiểu

Khối lượng tối thiểu một đơn vị tham gia dự thầu cho phiên đấu thầu ngày 8/5 giảm còn 700 lượng vàng miếng SJC, nhưng giá tham chiếu đặt cọc để dự thầu là 85,30 triệu đồng/lượng.
Vàng lại tăng nóng, thách thức quản lý thị trường

Vàng lại tăng nóng, thách thức quản lý thị trường

Tuần qua, giá vàng miếng SJC lên mức cao nhất từ trước đến nay 85,8 triệu đồng. Bình quân 4 tháng đầu năm, giá vàng trong nước tăng 20,75%. Quản lý thị trường vàng càng thêm thách thức trong bối cảnh vàng và tỷ giá cùng nóng.
Tài chính xanh: Việt Nam "đi trước về sau"

Tài chính xanh: Việt Nam "đi trước về sau"

“Sau khi tổng kết giai đoạn 2010 – 2020 về thực hiện chiến lược xanh quốc gia, về cơ bản, Việt Nam mới chỉ làm được 1/4 kế hoạch đề ra. Những gì chúng ta đã làm được chủ yếu chỉ là xây dựng và hoàn thiện thể chế chính sách, còn phần thực thi thì hầu như không có gì”, PGS.TS Bùi Quang Tuấn cho biết.
Thủ tướng yêu cầu thanh tra ngay thị trường vàng

Thủ tướng yêu cầu thanh tra ngay thị trường vàng

Thủ tướng yêu cầu NHNN thanh tra, kiểm tra thị trường vàng, hoạt động của DN kinh doanh vàng, các cửa hàng, đại lý vàng miếng. Bộ Công an ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo.
Xăng RON95-III trở lại mốc gần 25.000 đồng/lít

Xăng RON95-III trở lại mốc gần 25.000 đồng/lít

Phiên điều hành giá xăng, dầu chiều 2-5 ghi nhận mức tăng giảm trái chiều giữa các mặt hàng khác nhau. Trong đó, xăng RON95-III tăng 40 đồng/lít.
Tháo điểm nghẽn để TP.HCM đón “đại bàng”

Tháo điểm nghẽn để TP.HCM đón “đại bàng”

Về TP.HCM vào dịp giữa tháng 3 đến đầu tháng 4, vừa tranh thủ thăm gia đình, vừa là đi công tác, tôi nhận thấy có những thay đổi đáng kể so với 6 tháng trước đó, song vẫn còn nhiều điểm nghẽn.
Tăng trưởng xuất khẩu ngành dệt may chưa ổn định, đơn hàng đã trở lại nhưng giá còn thấp

Tăng trưởng xuất khẩu ngành dệt may chưa ổn định, đơn hàng đã trở lại nhưng giá còn thấp

Theo các doanh nghiệp dệt may, nhiều đơn hàng đã trở lại ngay trong những tháng đầu năm 2024 tuy nhiên mới chỉ hồi phục về lượng, chưa có hồi phục về giá.
Thủ tướng khảo sát thực tế, thăm hỏi người dân tại tỉnh khô hạn nhất cả nước

Thủ tướng khảo sát thực tế, thăm hỏi người dân tại tỉnh khô hạn nhất cả nước

Trưa 28/4, trong chương trình công tác tại Ninh Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi thị sát, tìm hiểu tình hình hạn hán, kiểm tra công tác ứng phó khô hạn trên địa bàn tỉnh, khảo sát việc vận hành hệ thống thủy lợi Tân Mỹ, thăm hỏi, động viên người dân bị ảnh hưởng bởi hạn.
Thủ tướng kiểm tra hiện trường, đốc thúc nhiều dự án cao tốc trọng điểm vào ngày nghỉ lễ

Thủ tướng kiểm tra hiện trường, đốc thúc nhiều dự án cao tốc trọng điểm vào ngày nghỉ lễ

Ngày 29/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác đi kiểm tra hiện trường, động viên cán bộ, công nhân đang làm việc trên công trường, đốc thúc một số dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021-2025, đi qua địa bàn các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột.
Một số nội dung của Luật Đất đai còn chưa rõ ràng

Một số nội dung của Luật Đất đai còn chưa rõ ràng

Tại hội thảo "Góp ý dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Đất đai và dự thảo Nghị định quy định về giá đất" do VCCI phối hợp cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức mới đây, nhiều đại biểu phản ánh một số nội dung của Luật Đất đai còn chưa rõ ràng, chưa đầy đủ...
Vì sao doanh nghiệp còn e ngại, chưa mạnh dạn "xuống tiền" mở rộng sản xuất?

Vì sao doanh nghiệp còn e ngại, chưa mạnh dạn "xuống tiền" mở rộng sản xuất?

Đơn hàng trở lại, thị trường tiêu thụ dần phục hồi nhưng nhiều doanh nghiệp cho biết hiện không có kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh, thậm chí ít nhất trong 5 năm tới. Điều này cho thấy hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân chưa xuống tiền do còn băn khoăn lo lắng, lưỡng lự hoặc thận trọng.
Khuyến cáo người dân không mua bán ngoại tệ tự do

Khuyến cáo người dân không mua bán ngoại tệ tự do

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh TP.HCM khuyến cáo người dân mua bán ngoại tệ tại các tổ chức tín dụng, không mua bán ngoại tệ tự do, trái với quy định pháp luật và tiềm ẩn nhiều rủi ro…
Sửa điều kiện vay vốn của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

Sửa điều kiện vay vốn của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

Nghị định 45/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều về tổ chức và hoạt động của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Đề xuất quy định việc áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ

Đề xuất quy định việc áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ

NHNN đang dự thảo Thông tư quy định về việc áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
"Trong sâu thẳm con tim, tình yêu với các em và với con cái của thầy là một"

"Trong sâu thẳm con tim, tình yêu với các em và với con cái của thầy là một"

Đó là lời bày tỏ đầy cảm xúc trong bức thư gửi các em sinh viên của GS Nguyễn Văn Minh - Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.
Thủ tướng: Đào tạo nhân lực bán dẫn là "đột phá của đột phá"

Thủ tướng: Đào tạo nhân lực bán dẫn là "đột phá của đột phá"

5 trụ cột để ngành công nghiệp bán dẫn: Xây dựng hạ tầng; hoàn thiện thể chế; đào tạo nhân lực; huy động nguồn lực; xây dựng hệ sinh thái phát triển.
Đề nghị sửa đổi nhiều quy định trong Luật Thuế VAT

Đề nghị sửa đổi nhiều quy định trong Luật Thuế VAT

Chiều 23/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (thuế VAT) (sửa đổi).
Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029

Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029

Ngày 20/04, Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe long trọng tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029 & Diễn đàn tư vấn sức khỏe cộng đồng tại số 139 đường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
Xem thêm
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động