Hải Dương: Đổi đất làm V.A.C, dân xã An Thượng “dở khóc, dở cười”

Dồn điền, đổi thửa chuyển sang mô hình VAC hàng chục năm nay, nhiều người dân xã An Thượng đang “dở khóc, dở cười” khi xã chưa hoàn thiện các thủ tục điều chỉnh biến động đất đai.

vninfor.vn

Bất cập do chậm điều chỉnh biến động đất đai

Mới đây, nhiều hộ dân khu dân cư số 1 xã An Thượng (TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương) phản ánh đến Báo Tri thức và Cuộc sống về thực trạng, nhiều năm trước, 28 hộ gia đình chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ cấy lúa bấp bênh sang mô hình trồng cây lâu năm, chăn nuôi, đào ao thả cá.

Việc này được UBND tỉnh Hải Dương có chủ trương cho phép các địa phương thực hiện và được UBND huyện Nam Sách (xã An Thượng được sáp nhập hai xã Thượng Đạt và An Châu, trước đây thuộc huyện Nam Sách) có quyết định 1926 từ năm 2006 cho phép UBND xã Thượng Đạt (cũ) chuyển đổi 67.747m2 đất trồng lúa của 28 hộ dân sang đào ao nuôi cá, lập vườn trồng cây có giá trị kinh tế cao.

Hải Dương: Đổi đất làm V.A.C, dân xã An Thượng “dở khóc, dở cười”

Xây dựng nhà trông coi, hộ dân gặp khó khi diện tích đất đã nhận chuyển đổi với người khác không thể hiện trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. https://vninfor.vn/

Để chuyển đổi sản xuất, nhiều hộ dân đã đổi diện tích đất nông nghiệp cho nhau để dồn ô đổi thửa, lập các mô hình VAC. Sau khi chuyển đổi, các hộ dân được UBND xã Thượng Đạt (cũ) thiết lập biên bản giao đất chuyển đổi cây trồng. Các hộ dân đã sử dụng diện tích đất chuyển đổi để sản xuất và canh tác ổn định cho đến nay.

Tuy nhiên, trải qua nhiều năm, phần lớn các hộ dân đều chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ). Một số hộ dân được cấp GCNQSDĐ thì thông tin không đúng với thực tế, nhiều thửa đất đã chuyển đổi cho người khác nhưng vẫn thể hiện trong GCNQSDĐ và ngược lại, diện tích đất đã có quyết định chuyển đổi thành mô hình VAC lại không thể hiện trong giấy chứng nhận.

Ông Nguyễn Văn Hiền, người dân khu dân cư số 1 cho biết, để đủ điều kiện chuyển đổi sang mô hình VAC, trước đây ông đã đổi 677m2 đất nông nghiệp trên đồng cho ông Nguyễn Văn Díu (anh trai ông Hiền) để lấy diện tích đất của ông Díu tại khu vực chuyển đổi. Theo đó, gia đình ông Hiền được phép chuyển đổi 1003m2 (gồm đất của gia đình ông Hiền là 430 m2 và 677 m2 đất đổi cho ông Díu). Việc này được các cơ quan chức năng cho phép, có sơ đồ kẻ vẽ của địa chính xã, văn bản thống nhất của xã, thôn.

Sau khi chuyển đổi, ông Hiền đào ao, lập vườn, xây dựng nhà trông coi, chuồng trại để chăn nuôi và từ năm 2006 đến nay vẫn giữ nguyên hiện trạng khu chuyển đổi, có nhà trông coi và nhà chăn nuôi hiện đã xuống cấp.

Đến năm 2019, sau khi xã Thượng Đạt (nay là xã An Thượng) được sáp nhập về TP Hải Dương, UBND xã mới trả GCNQSDĐ. Tuy nhiên, khi kiểm tra lại không thể hiện diện tích đất sau chuyển đổi. Nhiều lần gặp ông Nguyễn Văn Bích, khi đó là cán bộ địa chính yêu cầu làm lại sổ và điều chỉnh thông tin các thửa đất đã chuyển đổi, nhưng cán bộ này cũng không có câu trả lời thỏa đáng. UBND xã An Thượng sau đó cũng không đo đạc lại mà chỉ căn cứ vào hồ sơ cũ trước khi chuyển đổi. Dẫn đến tình trạng các thông tin về các thửa đất trong GCNQSDĐ đất nông nghiệp của ông Hiền không đúng so với thực tế do không thể hiện các diện tích đã chuyển đổi.

Hải Dương: Đổi đất làm V.A.C, dân xã An Thượng “dở khóc, dở cười”
Ông Nguyễn Văn Hiền. https://vninfor.vn/

Hộ ông Đỗ Duy Thường, khu dân cư 1, xã An Thượng được UBND xã Thượng Đạt (cũ) giao tổng diện tích 1187m2 đất chuyển đổi cây trồng theo quyết định 1926 của UBND huyện Nam Sách trước đây. Tuy nhiên, trong GCNQSDĐ đất nông nghiệp chỉ thể hiện 614m2 còn thiếu hơn 500m2. Nguyên nhân do ông Thường có diện tích đất gần nhà bà Đỗ Thị Dừa (chị gái ông Thường) nên đã đổi diện tích ở vị trí trên đồng để lấy diện tích khu chuyển đổi làm VAC. Qua hơn 10 năm, bà Dừa vẫn đang sử dụng diện tích đất ở trên đồng. Trong khi, trong sổ đất cấp hiện tại của ông Thường đã thiếu diện tích đất đã nhận chuyển đổi này.

Đây cũng là thực tế chung về đất đai của 28 hộ dân xã An Thượng tại khu vực chuyển đổi ở khu dân cư số 1 xã An Thượng (TP Hải Dương).

Đến những chuyện “dở khóc, dở cười”

Mới đây, các hộ ông Nguyễn Văn Hiền, Đỗ Duy Thường xây dựng cải tạo lại nhà trông coi trên diện tích đất đã nhận chuyển đổi. UBND xã An Thượng cho biết, phần diện tích chuyển đổi của hộ ông Nguyễn Văn Hiền và ông Đỗ Duy Thường được phép xây dựng nhà trông coi 20m2.

Tuy nhiên, Phòng TN&MT TP Hải Dương có thông báo cho rằng, việc UBND xã An Thượng xác định và hướng dẫn cho hộ ông Thường và ông Hiền xây dựng công trình trên đất là chưa đúng quy định.

Theo Phòng TN&MT TP Hải Dương, hộ ông Nguyễn Văn Hiền được UBND TP Hải Dương cấp đổi GCNQSDĐ đất nông nghiệp, diện tích đất trồng cây lâu năm chỉ là 246m2. Tương tự, hộ bà Đỗ Thị Miền (mẹ ông Đỗ Duy Thường) chỉ có 614m2 đất trồng cây lâu năm được thể hiện trong GCNQSDĐ đất nông nghiệp. Diện tích hiện trạng ông Hiền và bà Miền đang sử dụng hiện nay là của các hộ khác.

“Nhiều năm qua, người dân chúng tôi cứ nghĩ thế là xong. Đến khi xây dựng, sửa sang chuồng trại, nhà trông coi mới thấy bất cập. Lý do mảnh đất của tôi không hoàn chỉnh. Trong khi hơn 1000m2 tôi đang sản xuất tại đây có 677m2 đã đổi cho anh trai là ông Díu ở trên đồng. Suốt thời gian dài, UBND xã đã không hướng dẫn người dân làm thủ tục hoàn chỉnh khi chuyển đổi đất làm VAC. Đến bây giờ lại cho rằng chúng tôi chưa đủ điều kiện để sửa ao, xây dựng trang trại, nhà trông coi.”, ông Hiền nói.

Thực trạng trên còn là nguyên nhân dẫn đến những tranh chấp về nhận tiền bồi thường khi Nhà nước giải phóng mặt bằng, thu hồi đất thực hiện dự án khu đô thị trên địa bàn.

Trường hợp ông Đỗ Văn Điệp, khu dân cư số 1 đã đổi ruộng cho người khác về khu chuyển đổi nhưng khi lập phương án thu hồi giải phóng mặt bằng lại là tên người khác dù ông Điệp đã sử dụng đất sau chuyển đổi ổn định gần 20 năm qua.

“Tôi đổi đất nông nghiệp xuống khu chuyển đổi để đào ao thả cá trên 1000m2. Khi dự án vào, người được đổi về đòi lại diện tích đã chuyển đổi và họ nhận tiền bồi thường”, ông Điệp cho biết.

Ông Phùng Văn Hưởng, Trưởng khu dân cư số 1, xã An Thượng cho biết, thời điểm khi người dân chuyển đổi đất để làm mô hình VAC chỉ có đơn và xã chứng nhận có đơn xin phép chuyển đổi. Sau khi các hộ chuyển đổi đất xong, xã cũng tổ chức một tổ công tác đi khảo sát cho từng hộ một. Tuy nhiên, lại không hướng dẫn các hộ làm thủ tục dẫn đến hậu quả như ngày nay. “Khi dự án khu đô thị triển khai, hộ dân đã chuyển đổi lên đồng cấy trồng lại xuống đây lấy tiền”, ông Hưởng nói.

Theo Trưởng khu dân cư số 1, sau khi sáp nhập 2 xã Thượng Đạt và An Châu thành xã An Thượng như hiện nay, người dân có kiến nghị đòi sổ và diện tích đất canh tác. Đa số GCNQSDĐ của các hộ dân cho thấy, diện tích các hộ đã đổi cho nhau lại không thể hiện trong giấy chứng nhận, thậm chí diện tích đất còn bị thiếu đi.

“Đáng lẽ ông A đổi cho ông B thì phải chuyển diện tích đất đã đổi về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của từng hộ và trừ diện tích đã đổi cho hộ khác đi. Dẫn đến mâu thuẫn các hộ đều thiếu diện tích”, ông Hưởng nói.

Hải Dương: Đổi đất làm V.A.C, dân xã An Thượng “dở khóc, dở cười”
Ông Phùng Văn Hưởng, Trưởng khu dân cư số 1. https://vninfor.vn/

Một trường hợp khác là ông Phùng Minh Đạt, người dân khu dân cư số 1 xã An Thượng, từ lâu đã có đơn đề nghị chuyển đổi diện tích 2000m2 của gia đình và thuê thêm đất của UBND xã quản lý để làm mô hình VAC. Trang trại của ông Đạt cũng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, cán bộ địa chính xã khi đó là ông Nguyễn Văn Bích đến thu lại và nói sẽ cấp giấy mới nên gia đình tin tưởng, giao lại giấy tờ. Nhiều năm nay, toàn bộ diện tích khu chuyển đổi của hộ ông Đạt không được cấp giấy mới.

Trao đổi với PV Tri thức và Cuộc sống, ông Nguyễn Văn Hiệu, Chủ tịch UBND xã An Thượng cho biết, trước thực trạng trên, UBND xã đã báo cáo về UBND thành phố. Hiện thành phố cũng giao cho xã xác minh lại nguồn gốc đất cụ thể để báo cáo thành phố.

Người dân xã An Thượng đề nghị chính quyền địa phương xác minh lại nguồn gốc đất, hỗ trợ các hộ dân trong vùng chuyển đổi hoàn chỉnh hồ sơ đất đai để người dân yên tâm sản xuất phát triển kinh tế.

https://kienthuc.net.vn/xa-hoi/hai-duong-doi-dat-lam-vac-dan-xa-an-thuong-do-khoc-do-cuoi-1821508.html
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Điện Biên: Mạch sống Đại thủy nông Nậm Rốm

Điện Biên: Mạch sống Đại thủy nông Nậm Rốm

Sau chiến thắng lịch sử năm 1954, hưởng ứng lời kêu gọi của Trung ương Đoàn, hàng nghìn thanh niên xung phong các tỉnh miền xuôi tình nguyện lên Điện Biên để xây dựng công trình Đại thủy nông Nậm Rốm dẫn nước tưới cho thung lũng Mường Thanh, phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đến nay, sau 55 đưa vào khai thác, công trình vẫn giữ vai trò chủ lực điều tiết nước cho cánh đồng Mường Thanh để tạo ra những “hạt ngọc” thơm ngon nức tiếng, thương hiệu gạo Điện Biên đã được khẳng định trên khắp mọi miền đất nước.
Yên Bái kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng 30,6% so cùng kỳ

Yên Bái kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng 30,6% so cùng kỳ

Trong 4 tháng đầu năm, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Yên Bái đạt 125,49 triệu USD, tăng 30% so cùng kỳ.
Điện Biên: Bí thư Tỉnh ủy Trần Quốc Cường tiếp xã giao Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hoa Kỳ tại Việt Nam

Điện Biên: Bí thư Tỉnh ủy Trần Quốc Cường tiếp xã giao Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hoa Kỳ tại Việt Nam

Chiều nay (5/5), tại trụ sở Tỉnh ủy, đồng chí Trần Quốc Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tiếp xã giao Ngài Marc E. Knapper, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hoa Kỳ tại Việt Nam.
Yên Bái: Xã Nghĩa Lộ sản xuất an toàn, sản phẩm không lo ế

Yên Bái: Xã Nghĩa Lộ sản xuất an toàn, sản phẩm không lo ế

Nhiều năm qua, người trồng cây ăn quả ở xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ đã đẩy mạnh sản xuất theo hướng an toàn, không thuốc trừ cỏ, không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) với quan niệm “sản xuất an toàn, sản phẩm không lo ế”.
Điện Biên: Trao quà và tặng học bổng học sinh nghèo vượt khó ở Mường Phăng

Điện Biên: Trao quà và tặng học bổng học sinh nghèo vượt khó ở Mường Phăng

Ngày 29/4, tại xã Mường Phăng, TP. Điện Biên Phủ, Quỹ Tâm hồn đẹp (TP. Hà Nội) phối hợp với Phòng Giáo dục - Đào tạo TP. Điện Biên Phủ và Báo Điện Biên Phủ (đơn vị kết nối) tổ chức trao học bổng tặng học sinh nghèo vượt khó.
Điện Biên theo dòng lịch sử

Điện Biên theo dòng lịch sử

Hàng trăm tài, liệu hình ảnh về lịch sử vùng đất Điện Biên từ thuở sơ khai đến nay với những mốc son chói lọi được tái hiện sinh động trong triển lãm “Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ” dưới hình thức trực tuyến 3D. Qua đây, giúp người xem có cái nhìn tổng quát, rõ nét hơn về lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất giàu truyền thống văn hóa, yêu nước. Góp phần nâng cao nhận thức, niềm tự hào về mảnh đất, con người Điện Biên cho thế hệ hôm nay và mai sau.

Các tin khác

Yên Bái: Gương sáng Bản Tát

Yên Bái: Gương sáng Bản Tát

Nói đến ông Hoàng Văn On, người dân tộc Dao ở thôn Bản Tát, xã Châu Quê Hạ, huyện Văn Yên ai nấy đều nể phục tấm gương sản xuất giỏi tiêu biểu, trở thành tỷ phú từ trồng quế nhiều năm qua. Trồng quế lâu năm, nguồn thu nhập từ cây quế của gia đình ông trung bình hàng năm đạt trên 800 triệu đồng.
Điện Biên: Đổi thay Mường Pồn

Điện Biên: Đổi thay Mường Pồn

Mường Pồn - xã biên giới huyện Điện Biên - nơi chiến sĩ liên lạc Bế Văn Đàn hi sinh anh dũng, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ 70 năm trước. Phát huy truyền thống cách mạng, những năm sau giải phóng, cấp ủy, chính quyền địa phương và người dân nỗ lực khắc phục khó khăn, thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng quê hương ngày càng đổi mới, giàu đẹp.
Yên Bái: Giáo dục thế hệ trẻ về Chiến thắng lịch sử Điên Biên Phủ

Yên Bái: Giáo dục thế hệ trẻ về Chiến thắng lịch sử Điên Biên Phủ

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 là mốc son chói lọi trong lịch sử của dân tộc, mở đầu nền hòa bình cho đất nước. Trân trọng và tự hào về những thành quả mà thế hệ cha ông đã đổ máu xương giành được, thời gian qua, các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã có nhiều cách làm thiết thực để giáo dục cho thế hệ trẻ về ý nghĩa của chiến thắng lịch sử "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
Điện Biên: Diện mạo mới Thanh Nưa

Điện Biên: Diện mạo mới Thanh Nưa

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, quân và dân quanh cứ điểm đồi Độc Lập (nay thuộc xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên) đã kiên cường đứng lên chiến đấu với thực dân Pháp. 70 năm sau Chiến thắng Điện Biên Phủ cứ điểm Độc Lập đã có nhiều đổi thay với diện mạo của một xã nông thôn mới.
Sơn La: Miền đất Sơn La trên hành trình du lịch “về nguồn”

Sơn La: Miền đất Sơn La trên hành trình du lịch “về nguồn”

Những ngày này, tuyến quốc lộ 6 kết nối thủ đô Hà Nội với chiến trường Điện Biên xưa nườm nượp những đoàn xe đưa các cựu chiến binh và du khách về thăm lại chiến trường oanh liệt “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Trên hành trình “du lịch về nguồn” ấy, có rất nhiều đoàn khách dừng chân tại Sơn La, thăm các di tích lịch sử hào hùng của quân và dân ta trong các cuộc kháng chiến diễn ra trên miền đất Tây Bắc.
Sơn La: Lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế hiệu quả

Sơn La: Lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế hiệu quả

Đảng bộ xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu có 382 đảng viên, sinh hoạt ở 20 chi bộ trực thuộc. Những năm qua, Đảng bộ xã đã phát huy vai trò lãnh đạo của cấp ủy trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương, xây dựng và nhân rộng các mô hình kinh tế.
Điện Biên: Bế mạc Triển lãm “Du lịch qua các miền di sản và danh thắng Việt Nam”

Điện Biên: Bế mạc Triển lãm “Du lịch qua các miền di sản và danh thắng Việt Nam”

Tối 24/4, tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa và Thông tin du lịch Điện Biên Phủ đã diễn ra Lễ bế mạc Triển lãm “Du lịch qua các miền di sản và danh thắng Việt Nam”. Đồng chí Lò Văn Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên tới dự.
Điện Biên: Mường Nhé biểu dương điển hình tiên tiến học và làm theo Bác

Điện Biên: Mường Nhé biểu dương điển hình tiên tiến học và làm theo Bác

Sáng 24/4, Ban Thường vụ Huyện ủy Mường Nhé tổ chức Hội nghị biểu dương gương điển hình, tiên tiến trong “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và triển khai Mô hình “Cán bộ, đảng viên 5N” gắn với chuyên đề năm 2024. Hội nghị là đợt sinh hoạt chính trị quan trọng, hướng đến Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và kỷ niệm 134 năm ngày sinh nhật Bác.
Sơn La: Du lịch Quỳnh Nhai sẵn sàng cho kỳ nghỉ lễ

Sơn La: Du lịch Quỳnh Nhai sẵn sàng cho kỳ nghỉ lễ

Nằm cách thành phố Sơn La 60 km, huyện Quỳnh Nhai có nhiều điểm đến tham quan, trải nghiệm hấp dẫn, như: Cầu Pá Uôn, Đảo Trái tim, Đền Linh Sơn Thủy Từ, Suối khoáng nóng bản Bon, Vịnh Uy Phong... Khám phá cảnh đẹp vùng lòng hồ Quỳnh Nhai đang là lựa chọn hấp dẫn cho nhiều du khách dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay. Các điểm du lịch, khách sạn trên địa bàn huyện Quỳnh Nhai đã sắn sàng đón tiếp du khách tới tham quan, trải nghiệm.
Sơn La: Giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ

Sơn La: Giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ

Phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, các hội viên cựu chiến binh trong tỉnh luôn gương mẫu thực hiện các phong trào thi đua, hoạt động ở địa phương, chú trọng giáo dục truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng cho thế hệ trẻ.
Yên Bái vượt khó để phát triển rừng gỗ lớn

Yên Bái vượt khó để phát triển rừng gỗ lớn

Trồng rừng gỗ lớn không chỉ thực hiện ước mong lớn về kinh tế mà còn là hướng đi có ý nghĩa lâu dài, bền vững với môi trường và hệ sinh thái. Tuy nhiên, việc trồng rừng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Yên Bái vẫn còn gặp nhiều khó khăn nhất định đòi hỏi phải có thêm những chính sách, hoạt động hỗ trợ, tạo động lực để nhiều hộ dân tham gia…
Điện Biên: Bí thư Tỉnh ủy Trần Quốc Cường kiểm tra công tác chuẩn bị đón đoàn diễu binh, diễu hành tại Mường Ảng

Điện Biên: Bí thư Tỉnh ủy Trần Quốc Cường kiểm tra công tác chuẩn bị đón đoàn diễu binh, diễu hành tại Mường Ảng

Sáng 21/4, Đoàn công tác của Thường trực Tỉnh ủy, do đồng chí Trần Quốc Cường, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra công tác chuẩn bị đón các đoàn công tác, lực lượng diễu binh, diễu hành Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ của Bộ Quốc phòng cơ động đi qua và dừng chân tại huyện Mường Ảng. Cùng đi có các đồng chí: Mùa A Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Phạm Khắc Quân, Ủy viên BTV, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy.
Yên Bái: Đồng bào Mông Văn Chấn đổi mới tư duy làm kinh tế

Yên Bái: Đồng bào Mông Văn Chấn đổi mới tư duy làm kinh tế

Từng chỉ biết cày cấy, nuôi vài con lợn, con gà, ngày nay, nhiều hộ đồng bào Mông trên địa bàn huyện Văn Chấn đã nghĩ khác, làm khác, mạnh dạn đầu tư để chuyển đổi sang các mô hình kinh tế mới. Điều này không những minh chứng cho sự thay đổi trong tư duy và hành động mà còn thể hiện ý chí, khát khao vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên quê hương.
Điện Biên: Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử

Điện Biên: Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử

Sáng nay (20/4), tại Khách sạn Mường Thanh, TP. Điện Biên Phủ, Sở Công thương tỉnh Điện Biên phối hợp Cục Thương mại điện tử (TMĐT) và kinh tế số, Bộ Công thương tổ chức Hội nghị thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển TMĐT tại Điện Biên và các tỉnh vùng Tây Bắc. Dự hội nghị có đồng chí Phạm Đức Toàn, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; đại diện UBND, Sở Công Thương các tỉnh khu vực Tây Bắc và 200 đại biểu đến từ các Hiệp hội, doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ sở đào tạo trên địa bàn các tỉnh vùng Tây Bắc; doanh nghiệp trong lĩnh vực TMĐT.
Lào Cai có hơn 4.000 ha trồng cây dược liệu

Lào Cai có hơn 4.000 ha trồng cây dược liệu

Theo số liệu thống kế của cơ quan chuyên ngành, đến hết năm 2023, tổng diện tích trồng cây dược liệu trên địa bàn toàn tỉnh đạt 4.105 ha.
Sơn La: Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

Sơn La: Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

Sơn La có 12 dân tộc anh em sinh sống, mỗi dân tộc có nền văn hóa lâu đời, phong phú và đặc sắc. Đó là những di sản văn hóa phi vật thể có giá trị được đồng bào lưu giữ từ thế hệ này sang thế hệ khác, mang ý nghĩa đặc biệt, đại diện cho tín ngưỡng, văn hóa truyền thống và nguồn cội dân tộc.
Yên Bái: Mù Cang Chải phát huy thế mạnh chăn nuôi

Yên Bái: Mù Cang Chải phát huy thế mạnh chăn nuôi

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.
Sơn La: Phát triển vùng nguyên liệu trồng cây gai xanh

Sơn La: Phát triển vùng nguyên liệu trồng cây gai xanh

Ngày 17/4, đồng chí Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì cuộc làm việc với Công ty cổ phần nông nghiệp An Phước – Viramie, bàn giải pháp phát triển vùng nguyên liệu trồng cây gai xanh trên địa bàn tỉnh.
Xem thêm
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động