Dự thảo Luật Công nghiệp Công nghệ số: Tránh chồng chéo pháp luật
Như Diễn đàn và Doanh nghiệp thông tin, mặc dù các sửa đổi trong bản Dự thảo mới nhất của Luật Công nghiệp Công nghệ số được ghi nhận và đánh giá cao, tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực vẫn còn đó không ít lo ngại về việc chính sách được đề xuất khó tạo được một khuôn khổ pháp lý đủ mạnh để thúc đẩy và khuyến khích phát triển các sản phẩm, dịch vụ đổi mới về công nghệ số.
Dự thảo Luật Công nghiệp Công nghệ số được cho vẫn còn đó không ít tồn tại - Ảnh minh họa: ITN |
Tham gia góp ý Dự thảo Luật này mới đây, bà Nguyễn Thị Thư - Giám đốc điều hành Bay Global Strategies, Phó Trưởng Ban Kinh tế số, Hiệp hội Doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham) cho rằng, trong lĩnh vực dữ liệu số, điều quan trọng là phải hài hòa các định nghĩa và quy định với các luật hiện hành để duy trì tính nhất quán và tránh nhầm lẫn.
Theo bà Thư, quy định tại Dự thảo Luật này có khả năng chồng chéo với các quy định khác của Luật Dữ liệu và Nghị định Bảo vệ Dữ liệu Cá nhân, dù vấn đề liên quan đã được hàm ý trong Điều 4, nhưng việc thúc đẩy các thay đổi thông qua một luật khác sẽ mở ra cánh cửa cho sự mơ hồ về vấn đề điều chỉnh giữa các luật, từ đó sẽ dẫn đến tình trạng không tuân thủ nhiều hơn.
Bên cạnh đó, bà Thư cũng cho hay, Dự thảo Luật nhằm mục đích thiết lập một khuôn khổ pháp lý để hỗ trợ các ngành công nghiệp công nghệ mới như công nghiệp bán dẫn, AI, blockchain,… tuy nhiên, chính sách của Bộ Thông tin và Truyền thông trong việc ưu tiên đầu tư, thuê, mua sắm sản phẩm, dịch vụ công nghệ số sản xuất trong nước có thể dẫn đến việc đối xử không công bằng với cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài. Bởi, mục tiêu bao trùm của chính sách nên là lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất dựa trên thành tích/năng lực, bất kể nhà cung cấp có trụ sở ở đâu/dịch vụ được cung cấp từ đâu để mang lại lợi ích tốt nhất cho người dân.
Ngoài việc cần tăng cường cơ chế thu hút đầu tư, theo chuyên gia, Dự thảo Luật cần được cân nhắc để tránh chồng chéo pháp luật - Ảnh minh họa: INT |
Ngoài ra, Dự thảo cũng cần phân biệt rõ ràng trách nhiệm giữa bên phát triển và bên triển khai. Bởi, các nhà phát triển của bất kỳ sản phẩm hoặc dịch vụ nào đều không có quyền kiểm soát cách sản phẩm của họ được sử dụng. Các hành vi nghiêm cấm và trách nhiệm liên quan nên nằm ở các bên triển khai hệ thống trí tuệ nhân tạo như một phần của kiến trúc sản phẩm của họ cho người dùng cuối/người tiêu dùng. Các nhà phát triển chỉ nên chịu trách nhiệm cung cấp cho bên triển khai các hệ thống trí tuệ nhân tạo có rủi ro cao thông tin liên quan đến khả năng, hạn chế về mặt vật chất, hướng dẫn cho việc sử dụng dự kiến.
Cũng theo vị này, AI là một lĩnh vực mới đặt ra những thách thức về quản lý không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với các khu vực khác trên thế giới. Do đó, để đảm bảo phân định rõ ràng trách nhiệm và nghĩa vụ giữa người dùng, nhà cung cấp, nhà phát triển và bên triển khai, nên thiết lập các định nghĩa rõ ràng cho các hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) có rủi ro cao. Việc quản lý các sản phẩm công nghệ số quan trọng đòi hỏi các tiêu chí được xác định rõ ràng và minh bạch.
Không chỉ có vậy, việc điều chỉnh các tiêu chuẩn quản lý chất lượng theo các chuẩn mực quốc tế là điều cần thiết để ngăn chặn việc tuân thủ gây phiền hà. Những nỗ lực của Bộ Thông tin và Truyền thông trong việc xây dựng các tiêu chuẩn địa phương và áp đặt các nghĩa vụ đánh giá sự phù hợp sẽ trở thành gánh nặng tuân thủ đối với những người mới tham gia thị trường cũng như các doanh nghiệp Việt Nam muốn mở rộng thị trường ra quốc tế.
Hơn nữa, Nhà nước không thể đánh giá chất lượng dữ liệu, vì dữ liệu được sử dụng cho vô số mục đích và chất lượng dữ liệu được xác định bởi trường hợp sử dụng của nó.
Cùng với các vấn đề đã nêu, đại diện Ban Kinh tế số của AmCham cũng cho rằng, việc tận dụng công nghệ điện toán đám mây vào việc hỗ trợ ngành công nghiệp công nghệ số trở nên linh hoạt hơn và đổi mới nhanh hơn. Các cơ sở dữ liệu khác nhau được mô tả trong hệ thống thông tin quốc gia và cơ sở dữ liệu công nghiệp công nghệ số có thể được bổ sung bằng cách phân tích dữ liệu nâng cao, dịch vụ quản lý dữ liệu và các công nghệ mới nhất khác (như máy học và trí tuệ nhân tạo) từ các nhà cung cấp dịch vụ đám mây. Điều này sẽ giúp làm cho các cơ sở dữ liệu này linh hoạt hơn/tạo ra nhiều điểm dữ liệu hữu ích hơn.
Ngoài ra, năng lực của các khu công nghệ số có thể được bổ sung bằng các công nghệ mới nhất từ các nhà cung cấp dịch vụ đám mây, giúp các tổ chức trong các khu công nghệ số này trở nên linh hoạt hơn và đổi mới nhanh hơn. Do đó, cần ứng dụng điện toán đám mây trong các hoạt động của ngành.
“Đặc biệt, việc quản lý quá mức hoặc luật không nhất quán có thể cản trở quá trình chuyển đổi số của Việt Nam, làm nản lòng đầu tư nước ngoài và tạo ra các rào cản không cần thiết đối với sự tăng trưởng trong lĩnh vực này”, đại diện Ban Kinh tế số của AmCham bày tỏ.
Nguồn: Dự thảo Luật Công nghiệp Công nghệ số: Tránh chồng chéo pháp luật
Tin liên quan
Tuổi nào xông nhà đẹp nhất năm Ất Tỵ 2025? 29/01/2025 02:46
Thông điệp chúc Tết Ất Tỵ 2025 của Chủ tịch nước Lương Cường 29/01/2025 02:39
Cùng chuyên mục
FPT Retail vượt kế hoạch kinh doanh năm 2024
Nhịp sống số 25/01/2025 11:00
Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
Đời sống 13/01/2025 15:53
Công ty Cổ phần VPickleball Việt Nam ra mắt phần mềm ứng dụng VPickleball phiên bản Beta
Nhịp sống số 09/01/2025 08:15
Cải cách và chuyển đổi số trong ngành tài chính: Nền tảng cho quản lý hiện đại
Nhịp sống số 01/01/2025 10:00
Hà Nội tiếp tục dẫn đầu về Chỉ số đổi mới sáng tạo năm 2024
Nhịp sống số 31/12/2024 18:00
Đâu là thị trường AI tiềm năng nhất thế giới năm 2025?
Nhịp sống số 20/12/2024 12:00
Các tin khác
Cần trợ lực để doanh nghiệp đẩy mạnh chuyển đổi số
Đời sống 19/12/2024 12:00
Tín hiệu tích cực từ làn sóng đầu tư công nghệ cao vào Việt Nam
Nhịp sống số 18/12/2024 17:00
Hệ sinh thái hàng trăm tỷ đô trên TikTok sắp bị "xóa sổ"?
Đời sống 18/12/2024 13:00
Tìm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng ở Việt Nam
Nhịp sống số 12/12/2024 15:11
Olympic Tin học Sinh viên Việt Nam lần thứ 33 chính thức khai mạc
Nhịp sống số 11/12/2024 14:56
AI khiến tấn công mạng trở nên nghiêm trọng hơn
Nhịp sống số 10/12/2024 10:00
Sắp diễn ra sự kiện biểu dương tài năng, kỹ năng CNTT dành cho sinh viên quy mô quốc tế
Nhịp sống số 09/12/2024 20:17
Chiến binh của vũ trụ ảo Meta
Đời sống 07/12/2024 15:00
Ford Việt Nam công bố Chương trình ưu đãi cuối năm
Nhịp sống số 06/12/2024 10:05
OpenAI theo đúng con đường của đối thủ Google
Nhịp sống số 26/11/2024 12:00
Các doanh nghiệp đầu tư mạnh mẽ nguồn lực cho AI
Nhịp sống số 21/11/2024 08:00
Ngành công nghệ Mỹ sẽ thay đổi thế nào dưới thời Trump 2.0?
Đời sống 13/11/2024 16:00
Science Tornado 2024: Lan tỏa niềm hứng thú và đam mê tìm tòi khoa học
Đời sống 10/11/2024 21:56
"Đại tiệc sale" với nhiều ưu đãi hấp dẫn cho khách hàng của Ford trong tháng 11/2024
Nhịp sống số 05/11/2024 11:14
“Chìa khóa vàng” cho nền kinh tế số
Nhịp sống số 04/11/2024 06:00
Việt Nam đang ở đâu trong "bức tranh AI"
Đời sống 30/10/2024 07:00
Sản phẩm của Viettel AI góp mặt tại Hội nghị Châu Âu về Trí tuệ nhân tạo
Đời sống 28/10/2024 11:19
“Mừng Ford 29 năm” với hàng loạt ưu đãi hấp dẫn tri ân khách hàng
Nhịp sống số 15/10/2024 12:17
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00