Điện Biên: Tăng sinh kế từ lâm sản ngoài gỗ

Với hơn 407.000ha diện tích đất có rừng, ngoài chức năng lưu giữ, cung cấp nguồn nước và gỗ, rừng ở Ðiện Biên còn cung cấp nhiều loài lâm sản ngoài gỗ quý giá. Lâm sản ngoài gỗ thường có khối lượng nhẹ, vận chuyển dễ dàng, khả năng phục hồi nhanh, năng suất kinh tế cao, phù hợp với quy mô hộ gia đình nên dễ được người dân chấp nhận trong các chương trình xã hội nghề rừng, phát triển kinh tế hộ gia đình và cộng đồng.
Điện Biên: Tăng sinh kế từ lâm sản ngoài gỗ
Người dân bản Huổi Xuân, huyện Mường Chà thu hoạch lâm sản ngoài gỗ.

Khai thác tiềm năng, lợi thế

Năm 2018, từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới, xã Mường Pồn (huyện Ðiện Biên) đã đưa vào trồng thử nghiệm hơn 3,3ha sa nhân tím dưới tán rừng tại bản Lĩnh. Nhờ gần nguồn nước và là nơi không chăn thả gia súc nên sa nhân tím trồng tại bản Lĩnh sinh trưởng, phát triển tốt, tỷ lệ sống gần 100%. Nhận thấy đây là giống cây phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu tự nhiên, trong giai đoạn 2019 - 2022, thông qua nguồn vốn các chương trình, dự án Mường Pồn tiếp tục mở rộng thêm hơn 30ha diện tích trồng sa nhân, nâng tổng số diện tích trồng sa nhân tím của xã lên gần 40ha.

Ông Quàng Văn Tiến, Chủ tịch UBND xã Mường Pồn cho biết: Sau 2 - 3 năm trồng cây sa nhân tím bắt đầu cho thu hoạch. Ðến nay toàn xã có gần 30ha sa nhân tím tập trung chủ yếu tại bản Lĩnh và bản Mường Pồn 2 đã cho thu hoạch ổn định, trung bình 250kg quả khô/ha/năm. Với giá bán hiện nay khoảng 200.000 đồng/kg quả khô, mỗi năm 1ha sa nhân mang lại nguồn thu bình quân 50 triệu đồng, giúp bà con tạo sinh kế và tăng thu nhập.

Tại huyện Tuần Giáo, tận dụng lợi thế về rừng, điều kiện khí hậu thuận lợi, một số giống dược liệu quý như: Thảo quả, sa nhân, ba kích, sâm Ngọc Linh, sâm Lai Châu đã được đưa vào trồng trồng thử nghiệm và phát triển. Ðồng thời, huyện có chính sách hỗ trợ, khuyến khích người dân, doanh nghiệp bảo tồn và phát triển các loài cây thuốc, dược liệu quý có giá trị kinh tế cao của địa phương theo hướng sản xuất hàng hóa, xây dựng thương hiệu. Ðến nay, toàn huyện có hơn 200ha cây sơn tra phân bố tại xã Tỏa Tình, Tênh Phông, trong đó 80ha cho quả ổn định, sản lượng 452 tấn, hiệu quả kinh tế đạt khoảng 30 - 60 triệu đồng/ha. Ngoài ra, khoảng 180ha cây sa nhân phân bố tại các xã: Tỏa Tình, Phình Sáng, Rạng Ðông, Ta Ma và hơn 83ha cây thảo quả tại xã Tênh Phông cũng mang lại hiệu quả kinh tế từ 50 - 100 triệu đồng/ha/năm.

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, toàn tỉnh hiện có khoảng 900ha trồng cây lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu dưới tán rừng, tập trung tại các huyện: Tuần Giáo, Mường Nhé, Nậm Pồ… với các loại cây đặc trưng như: Sa nhân, thảo quả… Ngoài ra, một số mô hình trồng cây đinh lăng, nghệ đen, hương nhu, ba kích, ý dĩ, sâm Ngọc Linh, sả Java... cũng bắt đầu được người dân tìm hiểu, thực hiện. Từ đó, mang lại hiệu quả kinh tế nhất định, góp phần đáng kể vào công tác xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân.

Những khó khăn cần tháo gỡ

Mặc dù có tiềm năng lớn, song đến nay việc phát triển các loài cây lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu có giá trị dưới tán rừng tại tỉnh ta vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún, chủ yếu mang tính chất tự phát, hầu hết chưa có các mối liên kết trong sản xuất, bao tiêu sản phẩm. Nguyên nhân chủ yếu là do đầu ra sản phẩm của các loài cây này không ổn định chủ yếu phụ thuộc vào thương lái thu mua để đưa về các tỉnh miền xuôi hoặc xuất sang thị trường Trung Quốc; chưa hình thành được mối liên kết giữa doanh nghiệp và người dân để duy trì và phát triển các diện tích đã thực hiện, các doanh nghiệp chưa mạnh dạn đầu tư vào chế biến dược liệu, bởi sản lượng dược liệu chưa đủ lớn, không ổn định.

Vụ sa nhân tím năm 2023 tại Mường Nhé là một ví dụ điển hình. Theo người dân trồng sa nhân nơi đây, nếu năm ngoái 1kg quả tươi được thương lái thu mua với giá bình quân 50 nghìn đồng thì vụ này giảm xuống chỉ còn 14 nghìn đồng. Giá sa nhân thấp, nhiều hộ dân không đi thu hoạch dù đã đến vụ, nhiều hộ thì chọn cách thu hoạch về phơi khô để mong bán với giá cao hơn, thế nhưng người trồng sa nhân tím vẫn rất khó bán do không có người mua.

Ngoài ra, công tác quản lý, khai thác lâm sản, bảo vệ rừng, sản xuất và khai thác dược liệu ở một số địa phương thiếu khoa học, bền vững dẫn đến tình trạng nguồn dược liệu ngày càng cạn kiệt.

Ðơn cử tại huyện Mường Chà, vào thời điểm từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm, người dân sống trên địa bàn các xã ven quốc lộ 12 vẫn thường vào rừng lấy măng, sơ chế thành măng khô rồi bán cho tiểu thương. Ðể làm được 3kg măng khô người ta phải sơ chế khoảng 40kg măng tươi. Vậy mà mỗi năm hàng trăm tấn măng, hầu hết có nguồn gốc từ rừng tự nhiên được thu mua. Cứ như vậy các rừng tre, nứa liệu có thể sinh sôi kịp?

Ngoài măng, những năm trước đây, rừng Mường Chà còn có nhiều loại cây dược liệu được tư thương thu mua rầm rộ hàng năm, như: Củ khúc khắc, cây lông cu li... Hàng trăm tấn dược liệu được thu mua mỗi năm cho thấy rừng Mường Chà có trữ lượng cây dược liệu khá lớn. Tuy nhiên, các loại cây dược liệu này được thu hái tự do và tự phát, bởi vậy những năm gần đây, sản lượng đã giảm đáng kể.

Ðể lâm sản ngoài gỗ phát triển bền vững

Lâm sản ngoài gỗ là sản phẩm phụ từ rừng và có trữ lượng tương đối lớn ở các vùng rừng tự nhiên, nhưng đây không phải là nguồn lợi vô tận. Bởi vậy việc phát triển lâm sản ngoài gỗ là vấn đề cần được quan tâm và có giải pháp đồng bộ. Trong Ðề án phát triển kinh tế lâm nghiệp giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tỉnh ta đã đề ra mục tiêu mở rộng diện tích trồng cây lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu có giá trị, tập trung phát triển các loài cây có tiềm năng đầu ra của sản phẩm (sa nhân, thảo quả, đẳng sâm, quế...), phấn đấu đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh có trên 4.000ha cây lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu dưới tán rừng với trên 500ha cho thu hoạch ổn định hàng năm.

Với mục tiêu trên, nhiều giải pháp phát triển kinh tế dưới tán rừng đã và đang được tỉnh tập trung thực hiện, như: tổ chức điều tra, đánh giá cụ thể, khoa học về thực trạng phân bố, phát triển của các loài cây lâm sản, cây dược liệu có giá trị cao, tiềm năng sản phẩm đầu ra lớn để phân vùng, tập trung đầu tư phát triển theo hướng tập trung, sản xuất hàng hóa; kêu gọi, thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư phát triển các loài cây lâm sản, cây dược liệu có giá trị cao dưới tán rừng; xây dựng và thực hiện một cơ chế chung về sử dụng đất đai và chia sẻ lợi ích để đảm bảo hài hòa lợi ích của cả doanh nghiệp và người dân…

Cùng với đó, tỉnh cũng kiến nghị các bộ, ngành Trung ương sớm tham mưu ban hành cơ chế, hướng dẫn thực hiện chính sách cho thuê môi trường rừng để phát triển cây lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu dưới tán rừng; xây dựng và ban hành chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tập trung đất đai để thực hiện các dự án phát triển nông, lâm nghiệp nói chung và phát triển kinh tế dưới tán rừng nói riêng; nâng mức hỗ trợ phát triển lâm sản ngoài gỗ lên khoảng 30 triệu đồng/ha để hỗ trợ, khuyến khích người dân tích cực tham gia phát triển lâm sản ngoài gỗ, phát triển cây dược liệu dưới tán rừng.

Nguồn: Tăng sinh kế từ lâm sản ngoài gỗ

Thu Hằng
www.baodienbienphu.com.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Điện Biên theo dòng lịch sử

Điện Biên theo dòng lịch sử

Hàng trăm tài, liệu hình ảnh về lịch sử vùng đất Điện Biên từ thuở sơ khai đến nay với những mốc son chói lọi được tái hiện sinh động trong triển lãm “Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ” dưới hình thức trực tuyến 3D. Qua đây, giúp người xem có cái nhìn tổng quát, rõ nét hơn về lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất giàu truyền thống văn hóa, yêu nước. Góp phần nâng cao nhận thức, niềm tự hào về mảnh đất, con người Điện Biên cho thế hệ hôm nay và mai sau.
Yên Bái: Gương sáng Bản Tát

Yên Bái: Gương sáng Bản Tát

Nói đến ông Hoàng Văn On, người dân tộc Dao ở thôn Bản Tát, xã Châu Quê Hạ, huyện Văn Yên ai nấy đều nể phục tấm gương sản xuất giỏi tiêu biểu, trở thành tỷ phú từ trồng quế nhiều năm qua. Trồng quế lâu năm, nguồn thu nhập từ cây quế của gia đình ông trung bình hàng năm đạt trên 800 triệu đồng.
Điện Biên: Đổi thay Mường Pồn

Điện Biên: Đổi thay Mường Pồn

Mường Pồn - xã biên giới huyện Điện Biên - nơi chiến sĩ liên lạc Bế Văn Đàn hi sinh anh dũng, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ 70 năm trước. Phát huy truyền thống cách mạng, những năm sau giải phóng, cấp ủy, chính quyền địa phương và người dân nỗ lực khắc phục khó khăn, thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng quê hương ngày càng đổi mới, giàu đẹp.
Yên Bái: Giáo dục thế hệ trẻ về Chiến thắng lịch sử Điên Biên Phủ

Yên Bái: Giáo dục thế hệ trẻ về Chiến thắng lịch sử Điên Biên Phủ

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 là mốc son chói lọi trong lịch sử của dân tộc, mở đầu nền hòa bình cho đất nước. Trân trọng và tự hào về những thành quả mà thế hệ cha ông đã đổ máu xương giành được, thời gian qua, các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã có nhiều cách làm thiết thực để giáo dục cho thế hệ trẻ về ý nghĩa của chiến thắng lịch sử "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
Điện Biên: Diện mạo mới Thanh Nưa

Điện Biên: Diện mạo mới Thanh Nưa

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, quân và dân quanh cứ điểm đồi Độc Lập (nay thuộc xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên) đã kiên cường đứng lên chiến đấu với thực dân Pháp. 70 năm sau Chiến thắng Điện Biên Phủ cứ điểm Độc Lập đã có nhiều đổi thay với diện mạo của một xã nông thôn mới.
Sơn La: Miền đất Sơn La trên hành trình du lịch “về nguồn”

Sơn La: Miền đất Sơn La trên hành trình du lịch “về nguồn”

Những ngày này, tuyến quốc lộ 6 kết nối thủ đô Hà Nội với chiến trường Điện Biên xưa nườm nượp những đoàn xe đưa các cựu chiến binh và du khách về thăm lại chiến trường oanh liệt “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Trên hành trình “du lịch về nguồn” ấy, có rất nhiều đoàn khách dừng chân tại Sơn La, thăm các di tích lịch sử hào hùng của quân và dân ta trong các cuộc kháng chiến diễn ra trên miền đất Tây Bắc.

Các tin khác

Sơn La: Lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế hiệu quả

Sơn La: Lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế hiệu quả

Đảng bộ xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu có 382 đảng viên, sinh hoạt ở 20 chi bộ trực thuộc. Những năm qua, Đảng bộ xã đã phát huy vai trò lãnh đạo của cấp ủy trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương, xây dựng và nhân rộng các mô hình kinh tế.
Điện Biên: Bế mạc Triển lãm “Du lịch qua các miền di sản và danh thắng Việt Nam”

Điện Biên: Bế mạc Triển lãm “Du lịch qua các miền di sản và danh thắng Việt Nam”

Tối 24/4, tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa và Thông tin du lịch Điện Biên Phủ đã diễn ra Lễ bế mạc Triển lãm “Du lịch qua các miền di sản và danh thắng Việt Nam”. Đồng chí Lò Văn Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên tới dự.
Điện Biên: Mường Nhé biểu dương điển hình tiên tiến học và làm theo Bác

Điện Biên: Mường Nhé biểu dương điển hình tiên tiến học và làm theo Bác

Sáng 24/4, Ban Thường vụ Huyện ủy Mường Nhé tổ chức Hội nghị biểu dương gương điển hình, tiên tiến trong “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và triển khai Mô hình “Cán bộ, đảng viên 5N” gắn với chuyên đề năm 2024. Hội nghị là đợt sinh hoạt chính trị quan trọng, hướng đến Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và kỷ niệm 134 năm ngày sinh nhật Bác.
Sơn La: Du lịch Quỳnh Nhai sẵn sàng cho kỳ nghỉ lễ

Sơn La: Du lịch Quỳnh Nhai sẵn sàng cho kỳ nghỉ lễ

Nằm cách thành phố Sơn La 60 km, huyện Quỳnh Nhai có nhiều điểm đến tham quan, trải nghiệm hấp dẫn, như: Cầu Pá Uôn, Đảo Trái tim, Đền Linh Sơn Thủy Từ, Suối khoáng nóng bản Bon, Vịnh Uy Phong... Khám phá cảnh đẹp vùng lòng hồ Quỳnh Nhai đang là lựa chọn hấp dẫn cho nhiều du khách dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay. Các điểm du lịch, khách sạn trên địa bàn huyện Quỳnh Nhai đã sắn sàng đón tiếp du khách tới tham quan, trải nghiệm.
Sơn La: Giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ

Sơn La: Giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ

Phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, các hội viên cựu chiến binh trong tỉnh luôn gương mẫu thực hiện các phong trào thi đua, hoạt động ở địa phương, chú trọng giáo dục truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng cho thế hệ trẻ.
Yên Bái vượt khó để phát triển rừng gỗ lớn

Yên Bái vượt khó để phát triển rừng gỗ lớn

Trồng rừng gỗ lớn không chỉ thực hiện ước mong lớn về kinh tế mà còn là hướng đi có ý nghĩa lâu dài, bền vững với môi trường và hệ sinh thái. Tuy nhiên, việc trồng rừng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Yên Bái vẫn còn gặp nhiều khó khăn nhất định đòi hỏi phải có thêm những chính sách, hoạt động hỗ trợ, tạo động lực để nhiều hộ dân tham gia…
Điện Biên: Bí thư Tỉnh ủy Trần Quốc Cường kiểm tra công tác chuẩn bị đón đoàn diễu binh, diễu hành tại Mường Ảng

Điện Biên: Bí thư Tỉnh ủy Trần Quốc Cường kiểm tra công tác chuẩn bị đón đoàn diễu binh, diễu hành tại Mường Ảng

Sáng 21/4, Đoàn công tác của Thường trực Tỉnh ủy, do đồng chí Trần Quốc Cường, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra công tác chuẩn bị đón các đoàn công tác, lực lượng diễu binh, diễu hành Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ của Bộ Quốc phòng cơ động đi qua và dừng chân tại huyện Mường Ảng. Cùng đi có các đồng chí: Mùa A Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Phạm Khắc Quân, Ủy viên BTV, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy.
Yên Bái: Đồng bào Mông Văn Chấn đổi mới tư duy làm kinh tế

Yên Bái: Đồng bào Mông Văn Chấn đổi mới tư duy làm kinh tế

Từng chỉ biết cày cấy, nuôi vài con lợn, con gà, ngày nay, nhiều hộ đồng bào Mông trên địa bàn huyện Văn Chấn đã nghĩ khác, làm khác, mạnh dạn đầu tư để chuyển đổi sang các mô hình kinh tế mới. Điều này không những minh chứng cho sự thay đổi trong tư duy và hành động mà còn thể hiện ý chí, khát khao vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên quê hương.
Điện Biên: Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử

Điện Biên: Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử

Sáng nay (20/4), tại Khách sạn Mường Thanh, TP. Điện Biên Phủ, Sở Công thương tỉnh Điện Biên phối hợp Cục Thương mại điện tử (TMĐT) và kinh tế số, Bộ Công thương tổ chức Hội nghị thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển TMĐT tại Điện Biên và các tỉnh vùng Tây Bắc. Dự hội nghị có đồng chí Phạm Đức Toàn, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; đại diện UBND, Sở Công Thương các tỉnh khu vực Tây Bắc và 200 đại biểu đến từ các Hiệp hội, doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ sở đào tạo trên địa bàn các tỉnh vùng Tây Bắc; doanh nghiệp trong lĩnh vực TMĐT.
Lào Cai có hơn 4.000 ha trồng cây dược liệu

Lào Cai có hơn 4.000 ha trồng cây dược liệu

Theo số liệu thống kế của cơ quan chuyên ngành, đến hết năm 2023, tổng diện tích trồng cây dược liệu trên địa bàn toàn tỉnh đạt 4.105 ha.
Sơn La: Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

Sơn La: Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

Sơn La có 12 dân tộc anh em sinh sống, mỗi dân tộc có nền văn hóa lâu đời, phong phú và đặc sắc. Đó là những di sản văn hóa phi vật thể có giá trị được đồng bào lưu giữ từ thế hệ này sang thế hệ khác, mang ý nghĩa đặc biệt, đại diện cho tín ngưỡng, văn hóa truyền thống và nguồn cội dân tộc.
Yên Bái: Mù Cang Chải phát huy thế mạnh chăn nuôi

Yên Bái: Mù Cang Chải phát huy thế mạnh chăn nuôi

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.
Sơn La: Phát triển vùng nguyên liệu trồng cây gai xanh

Sơn La: Phát triển vùng nguyên liệu trồng cây gai xanh

Ngày 17/4, đồng chí Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì cuộc làm việc với Công ty cổ phần nông nghiệp An Phước – Viramie, bàn giải pháp phát triển vùng nguyên liệu trồng cây gai xanh trên địa bàn tỉnh.
Yên Bái: Du lịch đưa sản vật quê hương vươn xa

Yên Bái: Du lịch đưa sản vật quê hương vươn xa

Trên đà phát triển ngày càng mạnh mẽ, du lịch Yên Bái thúc đẩy vào sự phát triển chung của nền kinh tế - xã hội tại tất cả các địa phương. Không chỉ góp phần quảng bá hình ảnh thiên nhiên, văn hoá, con người, du lịch đã tạo cầu nối đưa các sản vật Yên Bái vươn khắp mọi miền Tổ quốc, đặc biệt là các sản phẩm du lịch liên quan ẩm thực.
Sơn La: Sản phẩm OCOP từ món ăn bình dị của người dân tộc Thái

Sơn La: Sản phẩm OCOP từ món ăn bình dị của người dân tộc Thái

Thúa ố là thức chấm được làm từ đậu tương lên men, là món ăn dân dã của đồng bào dân tộc Thái ở Sơn La. HTX Nông nghiệp bản Pặt, xã Mường Chùm, huyện Mường La, đã nghiên cứu, đầu tư đưa món thúa ố thành sản phẩm OCOP đạt chứng nhận 3 sao.
Bình Phước: Đấu giá quyền sử dụng 19 lô đất thuộc Khu dân cư, đô thị và dịch vụ thương mại Suối Đôi

Bình Phước: Đấu giá quyền sử dụng 19 lô đất thuộc Khu dân cư, đô thị và dịch vụ thương mại Suối Đôi

Ngày 10/5, Công ty Đấu giá hợp danh Luật Việt và Trung tâm Phát triển quỹ đất thị xã Chơn Thành sẽ tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất đối với 19 lô đất (cụm LK-7) tại Khu dân cư, đô thị và dịch vụ thương mại Suối Đôi (Khu phố 6, phường Hưng Long, thị xã Chơn Thành, tỉnh Bình Phước).
Yên Bái tăng cường số hóa trong lĩnh vực du lịch

Yên Bái tăng cường số hóa trong lĩnh vực du lịch

Các giải pháp du lịch số qua công nghệ thực tế ảo gắn với bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc được triển khai sáng tạo, hiệu quả, góp phần quảng bá hình ảnh du lịch Yên Bái đến du khách trong nước và quốc tế.
Yên Bái: Xứng đáng là tấm gương để mọi người noi theo

Yên Bái: Xứng đáng là tấm gương để mọi người noi theo

Cả tuổi trẻ cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”, đến khi về hưu bà Phạm Thị Nhâm ở thôn Minh Thành, xã Tuy Lộc, thành phố Yên Bái vẫn nhiệt tình tham gia các phong trào chung, trở thành nữ Bí thư Chi bộ gương mẫu, đồng thời cũng là một tấm gương điển hình làm kinh tế giỏi trên địa bàn xã.
Xem thêm
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động