Điện Biên: Phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

Huyện Tủa Chùa có những di sản văn hóa phi vật thể đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, như: Nghề rèn của người Mông; nghệ thuật chế tác và múa khèn của người Mông; Lễ Tủ Cải của người Dao (ngành Dao quần chẹt)… Song vì nhiều nguyên nhân một số di sản sau khi được công nhận chưa phát huy giá trị.

Về xã Sính Phình (huyện Tủa Chùa), mảnh đất chủ yếu dân tộc Mông sinh sống, chúng tôi đến nhà ông Cứ A Khua, bản Dề Dàng - một trong số ít những nghệ nhân nghề rèn thủ công truyền thống trên địa bàn huyện. Khi nhắc đến nghề rèn, ánh mắt ông hiện rõ lên niềm vui nhưng cũng không khỏi trăn trở.

Ông Khua chia sẻ: Nghề rèn thủ công của người Mông vừa được công nhận di sản văn hóa phi vật thể, với những người làm nghề và lưu truyền nghề rèn rất vui mừng, xúc động. Thế nhưng, để gìn giữ và phát huy được giá trị của nghề thì rất khó khăn, thậm chí không tránh khỏi mai một. Bởi trên thực tế, những năm gần đây số người còn biết làm nghề rất ít, chủ yếu là những người lớn tuổi. Hơn nữa, việc truyền nghề lại chủ yếu theo hình thức “cha truyền con nối” mà không phải ai cũng có đam mê để theo nghề.

Ông Nguyễn Công Trứ, Bí thư Đảng ủy xã Sính Phình cho biết: Trước đây, trong xã Sính Phình có khoảng chục gia đình làm nghề rèn truyền thống. Tuy nhiên, giờ đây chỉ còn vài hộ duy trì và cũng chỉ làm khi có người đặt hàng. Mặc dù nghề rèn của người Mông độc đáo và tinh xảo, nhưng do tập quán cộng với sự cầu kỳ, cẩn trọng trong nghề rèn, thêm vào đó là giá sản phẩm rèn của người Mông lại cao so với các sản phẩm cùng loại nên chưa thể tìm được chỗ đứng trên thị trường.

Những lý do trên đã khiến nghề rèn truyền thống của người Mông đang có nguy cơ bị mai một, có nhiều thợ rèn giỏi đã chuyển sang sử dụng công nghệ đúc, rèn theo phương pháp hiện đại. Mặt khác những bí quyết của nghề rèn, người Mông chỉ truyền lại cho con cháu, không truyền cho người ngoài, nên khi các nghệ nhân mất đi, người kế nghiệp không mặn mà với cái nghề cực nhọc này thì việc mai một là điều dễ hiểu. Vì vậy, việc giữ gìn những tri thức về nghề rèn để phát triển nghề liên quan mật thiết đến vấn đề bảo tồn văn hóa tộc người.

Năm 2022, nghệ thuật chế tác và múa khèn của người Mông được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Thế nhưng, cũng như nghề rèn, nghệ thuật chế tác và múa khèn của người Mông trên địa bàn huyện Tủa Chùa cũng trong tình trạng chưa phát huy được giá trị, hiệu quả sau khi được công nhận.

Để gìn giữ và phát huy giá trị, những năm qua ông Sình A Tâu, thôn 4, xã Sính Phình miệt mài sưu tầm, truyền dạy cho con cháu những điệu khèn Mông truyền thống. Đam mê tiếng khèn từ nhỏ, trải qua hàng chục năm học hỏi, tích lũy để có được kho kiến thức phong phú về những điệu múa khèn, ông Tâu rất vui mừng khi nghệ thuật chế tác và múa khèn của người Mông đã được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Tuy nhiên, ông cũng rất lo lắng khi bản sắc dân tộc này có nguy cơ bị mai một, do giới trẻ hiện nay quan tâm nhiều đến luồng văn hóa ngoại lai hơn là những bản sắc văn hóa dân tộc. Ông Tâu lo rằng khi những người như ông mất đi thì ai sẽ là người giữ gìn tiếng khèn Mông!

Ông Sình A Tâu chia sẻ: Từ bao đời nay, tiếng khèn là sợi dây gắn kết cộng đồng, là một phần văn hóa không thể thiếu của người Mông. Cây khèn giống như bảo vật mang giá trị tâm linh, gắn liền với đời sống tinh thần và luôn được gìn giữ cẩn thận. Trong nhịp sống hiện đại, khi nhiều giá trị văn hóa truyền thống có nguy cơ bị mai một thì việc truyền lửa để gìn giữ giá trị văn hóa của tiếng khèn Mông là điều hết sức ý nghĩa và cần thiết. Vì vậy, tôi mong muốn Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương quan tâm hơn nữa để khèn Mông được gìn giữ và phát huy.

Không chỉ nghề rèn hay nghệ thuật chế tác và múa khèn của người Mông chưa phát huy được giá trị mà còn nhiều di sản khác (đã được công nhận và chưa được công nhận) đang có nguy cơ mai một, như: lễ Tủ Cải của dân tộc Dao; nghề làm giày thêu của người Xạ Phang; nghệ thuật thêu, vẽ hoa văn bằng sáp ong…

Theo ông Đặng Tiến Công, Phó phòng Văn hóa và Thông tin huyện Tủa Chùa, để gìn giữ và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn, huyện đã triển khai thực hiện các kế hoạch: Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số; kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc; Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị văn học dân gian của các dân tộc thiểu số đến năm 2030”; bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch; bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc gắn với phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.

Thời gian qua, huyện Tủa Chùa chú trọng việc tổng kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể của 7 dân tộc trên địa bàn thuộc 7 loại hình: Tiếng nói, chữ viết; ngữ văn dân gian; nghệ thuật trình diễn dân gian; tập quán xã hội; lễ hội truyền thống; nghề thủ công truyền thống và tri thức dân gian. Từ đó nhận diện đánh giá thực trạng và đề ra các giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị, tránh nguy cơ mai một. Đồng thời, lập hồ sơ đề nghị đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Bên cạnh đó, duy trì việc thực hiện chính sách trợ cấp hàng tháng đối với 3 nghệ nhân ưu tú trên địa bàn. Tiếp tục tạo điều kiện để các nghệ nhân ưu tú, người nắm giữ di sản truyền dạy cho người dân địa phương để bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể đồng thời là căn cứ để xét tặng danh hiệu nghệ nhân ưu tú, nghệ nhân nhân dân cho các nghệ nhân và người nắm giữ di sản văn hóa phi vật thể.

Để không bị mai một, việc đề nghị công nhận di sản văn hóa phi vật thể là điều cần thiết. Thế nhưng, để di sản phát huy giá trị hậu vinh danh đang là điều băn khoăn của không riêng huyện Tủa Chùa. Bởi phần lớn là thiếu kinh phí để có thể duy trì tổ chức, thực hiện. Việc bảo tồn, phát huy vốn di sản văn hóa dân tộc hiện nay cần có sự chắt lọc những tinh túy, các giá trị truyền thống đặc sắc, nhưng đồng thời cũng phải bắt nhịp cuộc sống hiện đại, đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hóa của công chúng. Cùng đó, cũng không thể để các nghệ nhân nhận danh hiệu xong rồi để đó, mà phải có những “mảnh đất” để các nghệ nhân nuôi dưỡng, phát triển tài năng, tâm huyết, chẳng hạn như tổ chức các hội thi, hội diễn, đi giao lưu, biểu diễn với các địa phương trong cả nước; hỗ trợ kinh phí cho các nghệ nhân truyền nghề...

Nguồn: Phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

Văn Tâm
www.baodienbienphu.com.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Sơn La: Nhân rộng mô hình dân vận phù hợp thực tiễn địa phương, đơn vị

Sơn La: Nhân rộng mô hình dân vận phù hợp thực tiễn địa phương, đơn vị

Đổi mới trong công tác dân vận, cấp ủy đảng, chính quyền các cấp huyện Yên Châu tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình dân vận phù hợp thực tiễn địa phương, đơn vị. Công tác dân vận ngày càng hướng về cơ sở, góp phần tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ đề ra.
Sơn La: Vào vụ khai thác mủ cao su

Sơn La: Vào vụ khai thác mủ cao su

Ngay sau khi kết thúc vụ khai thác mủ năm 2023, Công ty cổ phần Cao su Sơn La đã chỉ đạo các nông trường, đơn vị sản xuất tập trung chăm sóc, bảo vệ và triển khai các phương án PCCC toàn bộ diện tích, bảo đảm các vườn cây cao su sinh trưởng, phát triển, ổn định năng suất và sản lượng cho vụ khai thác năm 2024.
Điện Biên: Nông dân tất bật gieo trồng sau mưa

Điện Biên: Nông dân tất bật gieo trồng sau mưa

Sau những ngày nắng nóng kéo dài, Điện Biên đón nhận những cơn mưa đầu mùa. Với bà con vùng cao canh tác dựa vào nương rẫy thì những cơn mưa đầu mùa sẽ làm tơi đất, cung cấp lượng nước cần thiết để bắt đầu mùa vụ. Thế nên sau những trận mưa, tận dụng nước mưa làm ẩm đất, bà con tất bật gieo trồng.
Điện Biên: Cây dược liệu còn khó “đầu ra”

Điện Biên: Cây dược liệu còn khó “đầu ra”

Thời gian qua, người dân trên địa bàn tỉnh đã nhân giống, mở rộng diện tích trồng một số loại cây dược liệu. Tuy nhiên, việc tìm đầu ra cho sản phẩm lại đang là bài toán khó.
Sơn La: Đoàn kết, nỗ lực chuyển đổi cây trồng, vật nuôi ở bản Mạt

Sơn La: Đoàn kết, nỗ lực chuyển đổi cây trồng, vật nuôi ở bản Mạt

Trước đây, bản Mạt là bản khó khăn nhất của xã biên giới Mường Lèo, huyện Sốp Cộp. Nhưng với sự hỗ trợ của Nhà nước, quyết tâm của cấp ủy, Ban quản lý bản và sự đoàn kết, nỗ lực chuyển đổi cây trồng, vật nuôi của nhân dân, đời sống của 111 hộ trong bản từng ngày thay đổi.
Lan tỏa khí thế Điện Biên

Lan tỏa khí thế Điện Biên

Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ có lẽ là một kỷ niệm khó quên của mỗi chiến sĩ và nhân dân Điện Biên khi cơn mưa sầm sập đổ xuống trước màn khai lễ. Mặc những hạt mưa rơi ướt người, ướt áo, các chiến sĩ tham gia diễu binh, diễu hành vẫn nghiêm trang, chỉnh đốn trang phục trước khi tiến vào lễ đài. Cơn mưa càng làm không khí lễ kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ thêm hào hùng, ấn tượng.

Các tin khác

Điện Biên: “Mở đường” phát triển đô thị

Điện Biên: “Mở đường” phát triển đô thị

Đối với phát triển hệ thống đô thị, công tác quy hoạch luôn có vai trò đặc biệt quan trọng, được ví như một “công cụ” quản lý, định hướng, “đi trước mở đường” dẫn dắt cả quá trình phát triển đô thị. Bởi vậy, Quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 có thể được coi là “kim chỉ nam” cho phát triển hệ thống đô thị trên địa bàn tỉnh trong tương lai.
Sơn La: Sông Mã quản lý mã số vùng trồng cây ăn quả xuất khẩu

Sơn La: Sông Mã quản lý mã số vùng trồng cây ăn quả xuất khẩu

Mở rộng thị trường tiêu thụ, hướng đến xuất khẩu nông sản cho nhân dân, huyện Sông Mã đã chỉ đạo các cơ quan chức năng, các xã, thị trấn tuyên truyền, vận động các HTX, doanh nghiệp và nhân dân phát triển sản xuất theo hướng hữu cơ, VietGAP; tập trung xây dựng mã số vùng trồng cho các vùng chuyên canh cây ăn quả, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản.
Điện Biên: Lúa đông xuân được mùa, được giá

Điện Biên: Lúa đông xuân được mùa, được giá

Những ngày qua, nông dân huyện Điện Biên khẩn trương xuống đồng thu hoạch lúa đông xuân 2023 - 2024. Mặc dù trong vụ chịu ảnh hưởng nhiều yếu tố bất lợi về thiên tai, sâu bệnh, nhưng nhờ sự chủ động của cơ quan chức năng, chính quyền địa phương và người dân nên vụ lúa đông xuân năm nay được mùa. Nông dân ai cũng phấn khởi.
Sơn La:  Đẩy mạnh hợp tác về nông nghiệp với các tỉnh nước bạn Lào

Sơn La: Đẩy mạnh hợp tác về nông nghiệp với các tỉnh nước bạn Lào

Tăng cường hợp tác về nông nghiệp với các tỉnh nước bạn Lào, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy mạnh việc trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về sản xuất nông nghiệp; triển khai nhiều chương trình hỗ trợ nông dân các tỉnh Bắc Lào xây dựng mô hình sản xuất, chăn nuôi hiệu quả.
Điện Biên: Cơ hội cải thiện sinh kế

Điện Biên: Cơ hội cải thiện sinh kế

Điện Biên có khoảng 70% diện tích tự nhiên là đất nông, lâm nghiệp và điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu thuận lợi phát triển các mô hình kinh tế nông, lâm nghiệp trong đó có các loại cây dược liệu. Thực tế, tại một số huyện đã phát triển vùng trồng cây dược liệu song cần thêm sự hỗ trợ từ cơ chế, chính sách để khuyến khích người dân trồng dược liệu dưới tán rừng, cải thiện sinh kế, bảo vệ rừng.
Sơn La: Đa dạng các mô hình giúp nông dân làm giàu

Sơn La: Đa dạng các mô hình giúp nông dân làm giàu

Từ năm 1994 đến nay, bằng nguồn ngân sách tỉnh, Trung ương, Khuyến nông Sơn La đã triển khai thực hiện thành công 108 loại mô hình khuyến nông đa dạng trên mọi lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp và khuyến công, thu hút hơn 80.400 hộ nông dân tham gia.
Điện Biên trao đổi hũ đất, tư liệu với Cộng hòa Belarus

Điện Biên trao đổi hũ đất, tư liệu với Cộng hòa Belarus

Sáng nay (8/5), tại trụ sở UBND tỉnh diễn ra buổi trao tặng và tiếp nhận hũ đựng đất giữa UBND tỉnh Điện Biên và Đại sứ quán nước Cộng hòa Belarus tại Việt Nam nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 80 năm Giải phóng lãnh thổ nước Cộng hòa XHCN Xô Viết Belarus. Trao tặng hũ đựng đất “Pháo đài Brest” cho tỉnh Điện Biên có ngài Uladzimir Baravikou, Đại sứ nước Cộng hòa Belarus tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn, về phía tỉnh Điện Biên có đồng chí Vừ A Bằng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Sơn La: Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hoà Ấn Độ tại Việt Nam chào xã giao lãnh đạo tỉnh

Sơn La: Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hoà Ấn Độ tại Việt Nam chào xã giao lãnh đạo tỉnh

Ngày 8/5, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hoà Ấn Độ tại Việt Nam Sandeep Arya đã chào xã giao lãnh đạo tỉnh Sơn La.
Yên Bái: Nhà ông Trần Đình Khánh - “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống

Yên Bái: Nhà ông Trần Đình Khánh - “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống

Di tích Nhà ông Trần Đình Khánh tọa lạc tại làng Vần, xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên. Đây là 1 trong 4 điểm di tích nằm trong Cụm di tích lịch sử quốc gia Chiến khu Vần đã được công nhận là Di tích lịch sử cách mạng quốc gia.
Sơn La: Yên Châu khắc ghi lời Bác dạy

Sơn La: Yên Châu khắc ghi lời Bác dạy

Cứ mỗi dịp tháng 5 về, Khu di tích Bác Hồ nói chuyện với nhân dân các dân tộc huyện Yên Châu lại trở thành điểm đến của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong huyện để tưởng nhớ đến vị cha già kính yêu của dân tộc. Từng đóa hoa tươi, từng nén nhang thơm dâng Bác là tấm lòng của mỗi người con Yên Châu tỏ lòng thành kính tri ân công đức, cũng là dịp báo công dâng Bác những thành quả đã đạt được.
Điện Biên: Những dấu mốc lịch sử trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Điện Biên: Những dấu mốc lịch sử trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến dịch Điện Biên Phủ được xem là một cột mốc đánh dấu thất bại hoàn toàn của thực dân Pháp trong nỗ lực tái gây dựng thuộc địa Đông Dương nói riêng và đế quốc thực dân của họ nói chung sau Chiến tranh thế giới thứ hai, qua đó chấm dứt hơn 400 năm tồn tại của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới.
Yên Bái: Huyện Yên Bình phấn đấu thu hút ít nhất 10 nhà đầu tư nghiên cứu, khảo sát các lĩnh vực

Yên Bái: Huyện Yên Bình phấn đấu thu hút ít nhất 10 nhà đầu tư nghiên cứu, khảo sát các lĩnh vực

Phấn đấu thu hút từ 10 - 12 nhà đầu tư nghiên cứu, khảo sát về các lĩnh vực: công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, phát triển đô thị. Đó là mục tiêu theo kế hoạch thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội huyện Yên Bình năm 2024.
Sơn La: Nông dân tiêu biểu của huyện Mộc Châu

Sơn La: Nông dân tiêu biểu của huyện Mộc Châu

Năng động, dám nghĩ, dám làm, chị Hoàng Thị Hoa, tiểu khu 30/4, xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu đã xây dựng thành công 2 sản phẩm mận sấy dẻo, xoài sấy dẻo được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao, góp phần tiêu thụ nông sản cho người dân trong vùng và nâng cao thu nhập cho gia đình. Chị Hoa được vinh danh là nông dân tiêu biểu huyện Mộc Châu năm 2023.
Điện Biên: Mạch sống Đại thủy nông Nậm Rốm

Điện Biên: Mạch sống Đại thủy nông Nậm Rốm

Sau chiến thắng lịch sử năm 1954, hưởng ứng lời kêu gọi của Trung ương Đoàn, hàng nghìn thanh niên xung phong các tỉnh miền xuôi tình nguyện lên Điện Biên để xây dựng công trình Đại thủy nông Nậm Rốm dẫn nước tưới cho thung lũng Mường Thanh, phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đến nay, sau 55 đưa vào khai thác, công trình vẫn giữ vai trò chủ lực điều tiết nước cho cánh đồng Mường Thanh để tạo ra những “hạt ngọc” thơm ngon nức tiếng, thương hiệu gạo Điện Biên đã được khẳng định trên khắp mọi miền đất nước.
Yên Bái kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng 30,6% so cùng kỳ

Yên Bái kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng 30,6% so cùng kỳ

Trong 4 tháng đầu năm, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Yên Bái đạt 125,49 triệu USD, tăng 30% so cùng kỳ.
Điện Biên: Bí thư Tỉnh ủy Trần Quốc Cường tiếp xã giao Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hoa Kỳ tại Việt Nam

Điện Biên: Bí thư Tỉnh ủy Trần Quốc Cường tiếp xã giao Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hoa Kỳ tại Việt Nam

Chiều nay (5/5), tại trụ sở Tỉnh ủy, đồng chí Trần Quốc Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tiếp xã giao Ngài Marc E. Knapper, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hoa Kỳ tại Việt Nam.
Yên Bái: Xã Nghĩa Lộ sản xuất an toàn, sản phẩm không lo ế

Yên Bái: Xã Nghĩa Lộ sản xuất an toàn, sản phẩm không lo ế

Nhiều năm qua, người trồng cây ăn quả ở xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ đã đẩy mạnh sản xuất theo hướng an toàn, không thuốc trừ cỏ, không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) với quan niệm “sản xuất an toàn, sản phẩm không lo ế”.
Điện Biên: Trao quà và tặng học bổng học sinh nghèo vượt khó ở Mường Phăng

Điện Biên: Trao quà và tặng học bổng học sinh nghèo vượt khó ở Mường Phăng

Ngày 29/4, tại xã Mường Phăng, TP. Điện Biên Phủ, Quỹ Tâm hồn đẹp (TP. Hà Nội) phối hợp với Phòng Giáo dục - Đào tạo TP. Điện Biên Phủ và Báo Điện Biên Phủ (đơn vị kết nối) tổ chức trao học bổng tặng học sinh nghèo vượt khó.
Xem thêm
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động