Cơ sở chế biến gỗ tại Lạc Thủy (Hòa Bình): Xây dựng trái phép, vi phạm hành lang bảo vệ đê điều - vninfor.vn
Bài liên quan
Dược Mỹ phẩm Nam Dương phối hợp cùng UBND phường Kim Mã hỗ trợ chăm sóc sức khỏe NCT
Đồng chí Nguyễn Trung Kiên được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh Đoàn Vĩnh Phúc khóa XVII
Kem đánh răng dược liệu Nam Dương – Thương hiệu từ thiên nhiên Việt
Xây dựng trái phép trên diện tích đất đê điều
Theo phản ánh của người dân tại xã Khoan Dụ, huyện Lạc Thủy (Hòa Bình), nhiều năm qua, Công ty TNHH Phú Hưng hoạt động trong lĩnh vực chế biến gỗ lâm sản đã xây dựng nhiều công trình, bến thủy, tập kết máy móc… trái phép trên diện tích đất phía ngoài đê, giáp với bờ sông Bôi.
Ông Đinh Công Tiến – Chủ tịch UBND xã Khoan Dụ cho biết, toàn bộ những công trình nhà điều hành, bến thủy… tại Công ty TNHH Phú Hưng nay được đổi tên thành Công ty Ngọc Sơn, xây dựng là trái phép. Ngoài ra, việc sử dụng đất của Công ty Phú Hưng là hoàn toàn sai mục đích.
Tại buổi làm việc với PV Báo TN&MT, ông Đinh Công Tiến – Chủ tịch UNBD xã Khoan Dụ có cung cấp cho phóng viên một số biên bản làm việc qua các năm, chứng minh việc vi phạm của Công ty này.
Theo đó, tại biên bản kiểm tra ngày 27/12/2019 của UBND xã Khoan Dụ về việc xây dựng công trình nhà điều hành của công ty TNHH Phú Hưng chỉ rõ: Công ty đã xây dựng công trình trong phạm vi hành lang kè sông Bôi với diện tích 207m2. Việc xây dựng công trình nhà ở trái phép trong phạm vi bảo vệ đê điều đã vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình phòng chống thiên tai.

Cũng tại biên bản làm việc ngày 3/1/2020 và 18/5/2020, chính quyền địa phương đã chỉ rõ những sai phạm và đề nghị tháo dỡ công trình sai phạm của Công ty Phú Hưng.
Cụ thể: Tại thời điểm kiểm tra, đơn vị chưa thực hiện tháo dỡ phần móng và còn tiếp tục xây dựng thêm phần tường nhà trên nền móng cũ. Công ty TNHH Phú Hưng sử dụng đất hoàn toàn sai mục đích, xây dựng công trình chưa được cấp phép, đất không đủ điều kiện xây dựng công trình, chưa có giấy phép. Sở GTVT tỉnh Hòa Bình đã có biên bản xử lý vi phạm hành chính nhưng phía Công ty không chấp hành mà còn cơi nới công trình ra phía sông Bôi.
Việc xây dựng bến thủy nội địa chưa được cấp phép và khai thác là vi phạm, chính quyền đã nhắc nhở 2 lần nhưng vẫn tái diễn vi phạm.
Tại các biên bản kiểm tra, đại diện Công ty TNHH Phú Hưng cũng thừa nhận những vi phạm và không đưa ra được những hồ sơ, giấy tờ cấp phép. Phía Công ty cam kết sẽ chấp hành đầy đủ và đúng quy định, tháo dỡ những công trình vi phạm. Tuy nhiên, theo ghi nhận, đến thời điểm hiện tại Công ty này vẫn ngang nhiên hoạt động, xây dựng hoàn thiện các công trình, cơi nới ra phía sông Bôi, vi phạm hành lang đê điều…
Doanh nghiệp không hợp tác
Liên quan đến sự việc trên, ông Vũ Hùng Mẫn – Trưởng phòng Kinh tế Hạ tầng huyện Lạc Thủy cho biết, toàn bộ các công trình xây dựng tại Công ty này là trái phép.
“Chính quyền huyện đã nhiều lần mời Giám đốc Công ty này lên làm việc, tuy nhiên phía công ty có biểu hiện không hợp tác. Lúc thì không lên, lúc thì cử một người đại diện lên, có cam kết tháo dỡ công trình vi phạm nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện”, ông Mẫn nói.
Cũng theo ông Mẫn, ngoài việc xây dựng trái phép tại xã Khoan Dụ, phía Công ty Phú Hưng còn tập kết gỗ ra sát lề đường, tập kết máy móc để chế biến gỗ, xây dựng thêm bến thủy tại thị trấn Chi Nê.
“Chúng tôi nhiều lần gọi điện để trao đổi nhưng phía Công ty không bắt máy”, ông Mẫn thông tin thêm.
Trước đó, người dân tại huyện Lạc Thủy cho biết, Công ty Phú Hưng đã hoạt động ở đây nhiều năm, hằng ngày, phía ngoài bờ sông Bôi, những chiếc tàu trọng tải lớn tấp nập cập bến. Gỗ nghiền thành phẩm được rót xuống tàu bằng một băng truyền và được vận chuyển đi tiêu thụ.
Theo người dân tại đây, ngoài việc “rót” hàng bằng bến thủy thì phía đường bộ, những chiếc xe tải cỡ lớn, với những chiếc thùng xe hoán cải từ thùng xe container cũng được tập kết ngay trên đường để lấy hàng đi tiêu thụ.
Những chiếc xe tải to được chất lâm sản cao như núi, ngày nào cũng tập kết dọc tuyến đường ĐT438 chắn ngang cả lối đi lại, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. Lâm sản được đưa về đây chế biến thường xuyên được chất đống phía ngoài đê sông. Những lâm sản thành phẩm có thời điểm còn chất cao gấp 2, gấp 3 lần thân đê.
Trong quá trình chế biến lâm sản, những vỏ cây được bóc ra, Công ty này thường xuyên đổ lên phía mặt đê gây bẩn thỉu, nhếch nhác, bốc mùi, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới cuộc sống người dân.
Trước sự việc trên, đề nghị các cơ quan chức năng tỉnh Hòa Bình và huyện Lạc Thủy cần vào cuộc quyết liệt, xử lý triệt để.
Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/co-so-che-bien-go-tai-lac-thuy-hoa-binh-xay-dung-trai-phep-vi-pham-hanh-lang-bao-ve-de-dieu-340414.html
Tin liên quan
Hòa Bình: Đấu giá quyền sử dụng 29 thửa đất tại huyện Yên Thủy 13/03/2024 16:17
Hòa Bình đấu giá 57 thửa đất ở tại nông thôn 24/01/2024 10:32
Cùng chuyên mục

AI mở ra tương lai báo chí hiện đại
Tiêu điểm 18/06/2025 08:00

Đấu Trường Toàn Tài: 84 thí sinh tranh tài qua gameshow trực tuyến
Tiêu điểm 16/06/2025 11:43

Đảng bộ PV GAS - Hạt nhân lãnh đạo đưa Doanh nghiệp giữ vững ngôi đầu ngành năng lượng khí
Tiêu điểm 16/06/2025 11:33

Việt Nam trở thành Nước Đối tác của BRICS
Tiêu điểm 15/06/2025 17:00

Thị trường dầu mỏ chao đảo với "cú sốc" Trung Đông
Tiêu điểm 15/06/2025 09:00

Trung tâm tài chính quốc tế: TP.HCM và Đà Nẵng, nên chọn 1 hay cả 2?
Tiêu điểm 13/06/2025 07:00
Các tin khác

Thuốc lá gây thiệt hại hơn 2% GDP: Vì sao cần tăng thuế ngay lúc này?
Tiêu điểm 12/06/2025 14:00

Đại học Điện lực ... bật chế độ số
Tiêu điểm 11/06/2025 17:18

Từ ngày mai 12/6, cả nước còn 34 tỉnh, thành phố
Tiêu điểm 11/06/2025 10:34

Doanh nghiệp cần gì để chuyển mình nhanh hơn trong kỷ nguyên xanh?
Tiêu điểm 10/06/2025 08:25

5 tháng năm 2025, gần 111.600 doanh nghiệp rời bỏ thị trường
Tiêu điểm 08/06/2025 07:00

Sắp xếp tài sản công sau tinh gọn bộ máy, Hà Nội hành động quyết liệt
Tiêu điểm 07/06/2025 16:00

Thủ tướng: Xử lý nghiêm cán bộ bảo kê, tiếp tay buôn lậu, hàng giả
Tiêu điểm 05/06/2025 16:56

BSR xuất bán lô sản phẩm mới Nhiên liệu hàng không bền vững (SAF)
Tiêu điểm 04/06/2025 17:47

Việt Nam tiếp tục thăng hạng trên bản đồ khởi nghiệp toàn cầu
Tiêu điểm 04/06/2025 14:00

Giá điện bán lẻ mới: Cao nhất gần 4.000 đồng/kWh
Tiêu điểm 31/05/2025 11:34

Quảng cáo sữa Milo: Nestlé sai luật và dấu hiệu lừa dối khách hàng
Tiêu điểm 30/05/2025 16:30

Bỏ độc quyền nhà nước về vàng miếng: Chờ bước chuyển mới của thị trường
Tiêu điểm 30/05/2025 07:10

Trăn trở nghề “làm dâu trăm họ”
Tiêu điểm 29/05/2025 16:00

Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy: BSR vận hành an toàn, đột phá công nghệ, tiên phong chuyển đổi số
Tiêu điểm 29/05/2025 15:23

Thống nhất khởi tố, điều tra vụ mỹ phẩm do Đoàn Di Băng quảng cáo
Tiêu điểm 28/05/2025 15:58

Chung kết STEAMCUP 2024 - 2025: Học sinh Hà Nội tranh tài mô phỏng cứu trợ thiên tai
Tiêu điểm 27/05/2025 20:42

Giáo viên Thủ đô "lên dây cót" thời AI: Giảm áp lực dạy - học, tăng chiều sâu tri thức
Tiêu điểm 26/05/2025 06:00

Nới room ngoại: Cú hích mới cho ngành ngân hàng
Tiêu điểm 25/05/2025 14:00

Nỗ lực gỡ thẻ vàng thủy sản và khai thác nghề cá có trách nhiệm tại các vùng biển.
Video 11/02/2025 16:16

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25

Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58