Chứng khoán Sen Vàng bị xử phạt hành chính gần 400 triệu đồng

CTCP Chứng khoán Sen Vàng vừa bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra các quyết định xử phạt hành chính tổng số tiền phạt lên tới 382,5 triệu đồng do các vi phạm: không duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ, không tuân thủ đầy đủ quy định pháp luật về phương tiện, hình thức công bố thông tin, không lưu giữ đầy đủ hồ sơ, dữ liệu, tài liệu, chứng từ...

Ngày 17/01/2025, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ban hành Quyết định số 26/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty cổ phần Chứng khoán Sen Vàng (GLS).

Theo đó, Chứng khoán Sen Vàng bị xử phạt 85 triệu đồng do không duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ. Cụ thể, công ty đã không bố trí nhân sự làm việc tại bộ phận kiểm soát nội bộ và không duy trì hoạt động kiểm soát nội bộ.

Đồng thời, Chứng khoán Sen Vàng bị xử phạt 92,5 triệu đồng do không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật, áp dụng tình tiết tăng nặng “Vi phạm hành chính nhiều lần” quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Trước đó, Công ty không công bố thông tin các tài liệu: Báo cáo thường niên năm 2021, Báo cáo quản trị công ty bán niên năm 2021, Báo cáo quản trị công ty năm 2021, Báo cáo thường niên năm 2022, Báo cáo quản trị công ty bán niên 2022, Báo cáo quản trị công ty năm 2022, Báo cáo thường niên năm 2023, Báo cáo quản trị công ty bán niên năm 2023, Báo cáo quản trị công ty năm 2023;

Công ty chậm công bố thông tin các tài liệu: Báo cáo tài chính quý II/2021, Báo cáo tài chính quý III/2021, Báo cáo tài chính quý IV/2021, Báo cáo tỷ lệ An toàn tài chính năm 2021 được kiểm toán, Báo cáo tỷ lệ An toàn tài chính năm 2022 được kiểm toán, Báo cáo tài chính quý I/2023, Báo cáo tài chính quý III/2023, Báo cáo tài chính quý IV/2023, Nghị quyết HĐQT số 01/2023/NQ-HĐQT ngày 27/3/2023 về việc triệu tập họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2023, Nghị quyết HĐQT số 06/2024/NQ-HĐQT ngày 31/05/2024 về việc bổ nhiệm chức danh Phó Tổng giám đốc.

Chứng khoán Sen Vàng bị xử phạt hành chính gần 400 triệu đồng

Với hành vi không tuân thủ đầy đủ quy định pháp luật về phương tiện, hình thức công bố thông tin, Công ty bị phạt tiền 20 triệu đồng. Cụ thể, dữ liệu công bố thông tin trước ngày 11/4/2024 được lưu trữ dự phòng tại website gls1.vn và không được công bố công khai.

Với vi phạm không báo cáo đối với thông tin phải báo cáo theo quy định pháp luật, áp dụng tình tiết tăng nặng “Vi phạm hành chính nhiều lần” theo quy định, Công ty bị phạt tiền 92,5 triệu đồng.

Theo đó, Công ty không báo cáo các tài liệu: Báo cáo tình hình hoạt động năm 2021; Báo cáo tình hình hoạt động tháng 10, 11, 12 năm 2021; Báo cáo tình hình hoạt động tháng 1, 2, 3, 4 năm 2022; Báo cáo tỷ lệ An toàn tài chính tháng 8, 10, 11, 12 năm 2021; Báo cáo tỷ lệ An toàn tài chính tháng 1, 2, 3, 4 năm 2022; Báo cáo tài chính năm 2021 được kiểm toán; Báo cáo quản trị rủi ro bán niên năm 2021; Báo cáo quản trị rủi ro năm 2021; Báo cáo quản trị rủi ro bán niên năm 2022; Báo cáo quản trị rủi ro bán niên năm 2023; Báo cáo quản trị rủi ro năm 2023; Công ty chậm báo cáo các tài liệu: Báo cáo quản trị rủi ro bán niên năm 2024.

Cuối cùng, công ty bị phạt 92,5 triệu đồng do không lưu giữ đầy đủ hồ sơ, dữ liệu, tài liệu, chứng từ liên quan đến hoạt động của công ty chứng khoán, áp dụng tình tiết tăng nặng “Vi phạm hành chính nhiều lần” quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Công ty không lưu giữ các tài liệu: Hợp đồng/Phụ lục thuê văn phòng tại trụ sở chính trong giai đoạn từ tháng 05/2017 đến tháng 5/2024, quy chế công bố thông tin, quy trình tư vấn, quy tắc đạo đức hành nghề). Theo đó, tổng số tiền phạt là hơn 382 triệu đồng.

Nhóm Xuân Thiện gia tăng sở hữu tại Chứng khoán Sen Vàng

Công ty cổ phần Chứng khoán Sen Vàng được thành lập ngày 21/12/2007, hoạt động chính trong lĩnh vực: môi giới chứng khoán; tự doanh chứng khoán; tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán; lưu ký chứng khoán...

CTCP Xây dựng & Địa ốc Hòa Bình từng là cổ đông lớn nhất với tỷ lệ sở hữu 42,5% vốn. Ông Lê Viết Hòa và ông Lê Viết Hiếu, con trai ông Lê Viết Hải - Chủ tịch HBC lần lượt sở hữu 22,49% và 9,29%. Tuy nhiên, đến tháng 11/2021, nhóm cổ đông lớn liên quan đến Hòa Bình đã chuyển nhượng toàn bộ 42,5% vốn, tương đương 5,74 triệu cổ phiếu GLS, cho 4 cổ đông cá nhân khác. Cụ thể, Nguyễn Khoa Đức (10,18%), Phùng Thị Cẩm Nhung (10,18%), Cao Tấn Thành (10,18%) và Chu Tuấn An (11,97%) đã trở thành cổ đông chiến lược mới của GLS.

Cùng ngày, ông Lê Viết Hòa chuyển nhượng 3,04 triệu cổ phiếu GLS cho 3 cổ đông khác gồm Nguyễn Anh Dũng (10,18%), Lê Thị Mơ (7,31%) và Vũ Đình Hưng (5%). Trong khi đó, ông Lê Viết Hiếu chuyển nhượng 1,254 triệu cổ phiếu GLS cho cá nhân Trần Phương (9,29%).

Cùng với việc thay cổ đông lớn, Chứng khoán Sen Vàng cũng chứng kiến sự thay đổi về ban lãnh đạo cấp cao. Trong đó, ông Vũ Đình Hưng được bầu làm Chủ tịch HĐQT, ông Chu Tuấn An được bầu làm Tổng Giám đốc và ông Nguyễn Mạnh Hùng được bầu làm Trưởng ban Kiểm soát.

Năm 2024, Sen Vàng tiếp tục ghi nhận biến động nhân sự cấp cao sau khi nhóm cổ đông mới liên quan đến Xuân Thiện Group gia tăng tỷ lệ sở hữu.

Theo đó, ngày 11/4/2024, Chủ tịch HĐQT GLS Cao Tấn Thành chuyển nhượng toàn bộ 8,25 triệu cổ phần, tương đương 61,16% vốn điều lệ, cho 4 nhà đầu tư gồm: Thái Kiều Hương (4,95%), Hồ Ngọc Bạch (19,88%), Lê Huy Dũng (16,33%), và Công ty TNHH TM Nông nghiệp Khang An (20%). Cùng ngày, ông Lê Huy Dũng mua thêm 500.000 cổ phiếu từ ông Chu Tuấn An, nâng tỷ lệ sở hữu lên 20,03%. Sau giao dịch, nhóm cổ đông này sở hữu 64,86% vốn Chứng khoán Sen Vàng.

Chỉ sau đó ít ngày, đến 15/4, ông Lê Huy Dũng được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT thay ông Cao Tấn Thành. Ông Lê Huy Dũng (sinh năm 1967) từng đảm nhận các vị trí lãnh đạo cấp cao tại ngân hàng ACB, Đại Á và gần nhất là VietBank. Được biết, ông Dũng đã rời ghế Tổng giám đốc VietBank từ tháng 2/2024.

Sau đó, bà Thái Kiều Hương, thành viên HĐQT Chứng khoán Sen Vàng tiếp tục mua gần 1,4 triệu cổ phiếu GLS từ ông Nguyễn Khoa Đức theo phương thức thảo thuận, nâng tỷ lệ sở hữu từ 4,95% lên 15,13%.

Ngoài ra, bà Hương còn đơn vị liên quan khác là Công ty TNHH Thương mại Nông nghiệp Khang An (gọi tắt là Công ty Khang An), đơn vị đang nắm giữ 2,7 triệu cổ phiếu GLS, tương đương 20% vốn. Như vậy, sau giao dịch, tổng sở hữu của nhóm cổ đông này nâng lên 35,13% vốn điều lệ Chứng khoán Sen Vàng.

Được biết, công ty Khang An được thành lập vào tháng 2/2018 với số vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng. Tiền thân là Công ty TNHH Sữa Dê Ninh Bình – thành viên trong "hệ sinh thái" Xuân Thiện Group. Ngoài ra, bà Thái Kiều Hương cũng là nhân vật quan trọng trong "hệ sinh thái" Xuân Thiện Group khi từng nắm giữ nhiều vị trí lãnh đạo quan trọng của các thành viên trong tập đoàn này.

Chứng khoán Sen Vàng bị xử phạt hành chính gần 400 triệu đồng

Đại hội đồng cổ đông thường niên của GLS diễn ra vào ngày 15/4/2024 đã thông qua kế hoạch chào bán riêng lẻ 500 triệu cổ phiếu, tăng vốn điều lệ thêm 5.000 tỷ đồng, phần lớn sẽ được sử dụng cho hoạt động cho vay ký quỹ (3.000 tỷ đồng) và tự doanh (1.800 tỷ đồng).

Không chỉ mua lại lượng lớn số cổ phần từ các lãnh đạo cũ, nhóm cổ đông mới của công ty, với tiềm lực tài chính lớn, cũng chiếm đa số trong danh sách nhà đầu tư sẽ rót thêm 5.000 tỷ đồng vào GLS.

Để chuẩn bị cho kế hoạch phát triển lâu dài sau khi tăng vốn thành công, Đại hội đồng cổ đông cũng thông qua tờ trình bổ sung nghiệp vụ tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, kinh doanh chứng khoán phái sinh. Sen Vàng cũng xin ĐHCĐ ủy quyền cho HĐQT lựa chọn thời gian phù hợp triển khai chuẩn bị hồ sơ và thủ tục pháp lý cần thiết để thực hiện việc đăng ký bổ sung nghiệp vụ kinh doanh phát hành chứng quyền có bảo đảm khi đáp ứng các điều kiện của pháp luật.

GLS dự định đổi trụ sở chính từ TP.HCM sang tòa nhà D’. Le Roi Soleil tại Hà Nội và đổi tên thành CTCP Chứng khoán Xuân Thiện (XTSC). Công ty đặt mục tiêu thoát khỏi diện kiểm soát, khôi phục các nghiệp vụ và kết nối với 2 sở giao dịch chứng khoán.

Về tình hình kinh doanh, theo báo cáo tài chính quý IV/2024 đã công bố, Chứng khoán Sen Vàng ghi nhận doanh thu hoạt động hơn 8 tỷ đồng, giảm 8% so với cùng kỳ năm 2023; các khoản chi phí của doanh nghiệp ở mức gần 4,1 tỷ đồng, tăng 891%. Sau khấu trừ các khoản thuế phí, Chứng khoán Sen Vàng báo lãi ròng giảm 57% so với cùng kỳ năm trước, ở mức gần 4 tỷ đồng.

Theo giải trình của doanh nghiệp, doanh thu giảm là do hoạt động tư vấn và hợp đồng tiền gửi; tổng chi phí là gần 4,8 tỷ là do chi phí tiền lương và chi phí hoạt động và lợi nhuận giảm là do công ty tập trung vào các hoạt động chính và kiểm soát tốt các phát sinh trong kỳ.

Lũy kế năm 2024, Chứng khoán Sen Vàng ghi nhận doanh thu hơn 10,3 tỷ đồng, tăng 37,5% so với năm 2023. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp đạt hơn 328,1 triệu đồng, giảm 62,2%.

Nguồn: Chứng khoán Sen Vàng bị xử phạt hành chính gần 400 triệu đồng

Trung Anh
thuongtruong.com.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Chứng khoán Sen Vàng bị xử phạt hành chính gần 400 triệu đồng

Chứng khoán Sen Vàng bị xử phạt hành chính gần 400 triệu đồng

CTCP Chứng khoán Sen Vàng vừa bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra các quyết định xử phạt hành chính tổng số tiền phạt lên tới 382,5 triệu đồng do các vi phạm: không duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ, không tuân thủ đầy đủ quy định pháp luật về phương tiện, hình thức công bố thông tin, không lưu giữ đầy đủ hồ sơ, dữ liệu, tài liệu, chứng từ...

Các tin khác

Gần 170 mã chứng khoán bị cắt margin trong quý 1/2025

Gần 170 mã chứng khoán bị cắt margin trong quý 1/2025

Theo công bố từ Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) 169 mã chứng khoán không đáp ứng đủ điều kiện giao dịch ký quỹ (margin) quý 1/2025.
Nhiều doanh nghiệp bất động đau đầu giải bài toán nợ trái phiếu

Nhiều doanh nghiệp bất động đau đầu giải bài toán nợ trái phiếu

22% số trái phiếu đáo hạn vào tháng 1/2025 có khả năng chậm trả nợ gốc. Các chuyên gia dự báo rằng 17% trái phiếu đáo hạn trong năm 2025 có nguy cơ chậm trả nợ gốc, chủ yếu tập trung ở nhóm trái phiếu bất động sản.
Chỉ số MXV-Index lên mức cao nhất trong vòng hơn 6 tháng

Chỉ số MXV-Index lên mức cao nhất trong vòng hơn 6 tháng

Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), dòng tiền đầu tư chảy mạnh vào thị trường hàng hóa nguyên liệu trong tuần vừa qua (6-12/1).
Lịch chốt quyền cổ tức tiền mặt tuần từ 13-17/1

Lịch chốt quyền cổ tức tiền mặt tuần từ 13-17/1

Tuần từ 13-17/1, trên thị trường chứng khoán Việt Nam có 4 doanh nghiệp chốt quyền nhận cổ tức bằng tiền mặt. Trong số đó doanh nghiệp trả cổ tức tỷ lệ cao như CTCP Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam – Vinaseed (HoSE: NSC) trả tỷ lệ 20%.
12 doanh nghiệp chốt quyền nhận cổ tức tiền mặt tuần từ 6-10/1

12 doanh nghiệp chốt quyền nhận cổ tức tiền mặt tuần từ 6-10/1

Tuần từ 6-10/1, trên thị trường chứng khoán Việt Nam có 12 doanh nghiệp chốt quyền nhận cổ tức bằng tiền mặt. Trong số đó, CTCP Sữa Quốc tế Lof (mã chứng khoán IDP trả cổ tức cao nhất là 50% (1 cổ phiếu được nhận 5.000 đồng).
Tiền ảo khởi sắc đầu năm, bitcoin có thể soán ngôi vàng trong thập kỷ tới?

Tiền ảo khởi sắc đầu năm, bitcoin có thể soán ngôi vàng trong thập kỷ tới?

Sáng nay, thị trường tiền điện tử đồng loạt ghi nhận mức tăng mạnh. Các nhà đầu tư vẫn giữ tâm lý lạc quan về triển vọng của Bitcoin khi ngày càng có nhiều quốc gia xem xét việc đưa đồng tiền điện tử có vốn hóa lớn nhất này vào chiến lược dự trữ của mình.
12 doanh nghiệp chốt quyền nhận cổ tức tiền mặt tuần từ 30/12- 3/1

12 doanh nghiệp chốt quyền nhận cổ tức tiền mặt tuần từ 30/12- 3/1

Tuần từ 16/5 - 20/5, trên thị trường chứng khoán Việt Nam có 12 doanh nghiệp chốt quyền nhận cổ tức bằng tiền mặt. Trong số đó doanh nghiệp trả cổ tức tỷ lệ cao như CTCP Traphaco (Mã: TRA) trả tỷ lệ 20%.
Dè chừng "sóng ngầm" tỷ giá trong năm 2025

Dè chừng "sóng ngầm" tỷ giá trong năm 2025

Tỷ giá VND/USD liên tục biến động và thiết lập mức kỷ lục mới trong tuần cuối cùng của năm 2024. Các chuyên gia phân tích đã đưa ra cảnh báo về những “biến số” có khả năng gia tăng áp lực lên tỷ giá trong năm 2025.
GELEX Electric chi 300 tỷ đồng trả cổ tức năm 2024

GELEX Electric chi 300 tỷ đồng trả cổ tức năm 2024

Công ty Cổ phần Điện lực Gelex (GELEX Electric, mã chứng khoán: GEE) thông báo sẽ chốt quyền chia cổ tức đợt 1/2024 với tỷ lệ 10% bằng tiền mặt.
Công bố thông tin tài chính sai lệch FID bị xử phạt 215 triệu

Công bố thông tin tài chính sai lệch FID bị xử phạt 215 triệu

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành quyết định xử phạt 215 triệu đối với CTCP Đầu tư và Phát triển Doanh nghiệp Việt Nam do các hành vi công bố thông tin không đúng thời hạn và công bố thông tin có nội dung sai lệch các tài liệu về tình hình tài chính của công ty.
Huy động gần 7 nghìn tỉ trái phiếu trong 1 ngày, ai đang đứng sau Newco?

Huy động gần 7 nghìn tỉ trái phiếu trong 1 ngày, ai đang đứng sau Newco?

Công ty Đầu tư và phát triển NewCo huy động thành công 6.900 tỷ chỉ trong 1 ngày duy nhất. Được biết, Chứng khoán TCBs đầu tư 1.006 tỷ cho Công ty NewCo.
Cổ phiếu CTC của Tập đoàn Hoàng Kim Tây Nguyên có khả năng bị hủy niêm yết

Cổ phiếu CTC của Tập đoàn Hoàng Kim Tây Nguyên có khả năng bị hủy niêm yết

Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) cho biết cổ phiếu CTC của CTCP Tập đoàn Hoàng Kim Tây Nguyên có khả năng bị hủy niêm yết trên HNX.
Xếp hạng tín nhiệm cho trái phiếu

Xếp hạng tín nhiệm cho trái phiếu

Theo thông lệ quốc tế, các sản phẩm trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) cần phải được thực hiện xếp hạng tín nhiệm (XHTN) nhằm góp phần cải thiện minh bạch thông tin.
Thấy gì từ việc doanh nghiệp bất động sản ồ ạt phát hành trái phiếu dịp cuối năm?

Thấy gì từ việc doanh nghiệp bất động sản ồ ạt phát hành trái phiếu dịp cuối năm?

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang chứng kiến sự đổ bộ của hàng loạt ông lớn bất động sản với những đợt phát hành trái phiếu quy mô "khủng". Liệu đây là tín hiệu đáng mừng cho sự phục hồi của thị trường bất động sản hay chứa những rủi ro tiềm ẩn?
Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục tăng cường các giải pháp về tín dụng

Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục tăng cường các giải pháp về tín dụng

Nhằm thúc đẩy kinh tế tăng trưởng bứt phá để đạt và vượt các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và kế hoạch 5 năm 2021 – 2025, Thủ tướng đã có Công điện chỉ đạo.
Những yếu tố nào sẽ chi phối tỷ giá trong năm 2025?

Những yếu tố nào sẽ chi phối tỷ giá trong năm 2025?

Theo TS Phạm Thế Anh, cần theo dõi chênh lệch lãi suất giữa Mỹ và trong nước cũng như lạm phát của Mỹ sau khi áp dụng chính sách thuế quan mới dưới thời Tổng thống Donald Trump.
Bitcoin nhắm mốc 120.000 USD/BTC

Bitcoin nhắm mốc 120.000 USD/BTC

Sự lạc quan trong các chính sách của Hoa Kỳ cùng một số yếu tố tác động, khiến nhiều nhà giao dịch nắm giữ Bitcoin đang nhắm tới mức cao mới của đồng tiền là 120.000 USD/BTC.
Cần chiến lược đầu tư mới cho năm 2025

Cần chiến lược đầu tư mới cho năm 2025

Trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn tiếp tục phân hóa mạnh, các nhà đầu tư cần tìm chiến lược đầu tư mới cho năm 2025.
Xem thêm
Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Quảng Trị

Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Quảng Trị

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động