Can thiệp sớm ngân hàng: Đâu là vấn đề khó nhất và đau đầu nhất?

Nói về Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi (Dự thảo), Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng từng chia sẻ, can thiệp sớm và xử lý ngân hàng yếu kém là vấn đề khó nhất và đau đầu nhất.

Can thiệp sớm thường xuyên nhằm nâng cao khả năng quả trị rủi ro của ngân hàng. Ảnh: Đức Thanh

Can thiệp giám sát sớm thường xuyên chưa được đề cập trong Dự thảo

Can thiệp sớm, nếu được gọi đầy đủ, có tên là can thiệp giám sát sớm. Tên gọi can thiệp sớm khiến mọi người dễ quên yếu tố “giám sát” dựa trên rủi ro của can thiệp sớm khi bàn về Dự thảo.

Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS) đã ban hành khung khổ “Chế độ giám sát sớm đối với ngân hàng yếu kém” vào năm 2018. BIS chia can thiệp giám sát sớm thành can thiệp [giám sát] sớm thường xuyên và can thiệp sớm chính thức (sau đây gọi chung là can thiệp sớm). Can thiệp sớm thường xuyên là việc giám sát viên sử dụng quyền hạn thường trực để hành động theo phán đoán chính họ dựa trên các khung khổ, mô hình và hướng dẫn nội bộ của Ngân hàng trung ương hoặc cơ quan quản lý thận trọng vĩ mô như mô hình của Anh, Trung Quốc. Can thiệp sớm chính thức là việc giám sát viên kích hoạt các hành động can thiệp nếu ngân hàng vi phạm các điều kiện hoặc ngưỡng an toàn theo quy định.

Đối chiếu với khung khổ hướng dẫn của BIS, các nội dung trong Dự thảo thuộc về can thiệp sớm chính thức. Dự thảo không đề cập can thiệp sớm thường xuyên trong điều kiện bình thường. Chẳng hạn Dự thảo quy định, nếu bị can thiệp sớm, ngân hàng sẽ bị yêu cầu phải tăng cường thêm vốn, hạn chế chia cổ tức, giảm giới hạn cấp tín dụng, góp vốn, mua cổ phần… Đối chiếu khung khổ BIS, các hạn chế này có thể được tiến hành ngay trong quá trình can thiệp sớm thường xuyên, chủ yếu thuyết phục riêng tư giữa cơ quan quản lý và ngân hàng, hạn chế hoặc không công bố thông tin ra thị trường.

Can thiệp thường xuyên được tiến hành ngay cả khi ngân hàng có tình hình tài chính “có vẻ” tốt, nhưng có thể nhanh chóng phát bệnh. Lý do cho điều này là (1) tình hình tài chính của ngân hàng có thể trông tốt dựa trên chuẩn mực kế toán hiện hành, nhưng nếu dựa trên chuẩn mực hoặc thước đo khác, nó có thể xấu đi; hoặc (2) bằng phán đoán riêng và dựa trên các mô hình của mình, cơ quan quản lý nhận biết có khả năng cao ngân hàng đang tiềm ẩn rủi ro trọng yếu, nhưng theo quy định trong luật, ngân hàng vẫn chưa vi phạm tỷ lệ an toàn; hoặc (3) giám sát viên sợ trách nhiệm hoặc vì lý do nào khác nên trì hoãn các hành động can thiệp sớm chính thức.

Vì thế có xác suất không nhỏ ngân hàng sẽ không thể phát triển an toàn và lành mạnh nếu có một cú sốc hoặc sự kiện nào đó kích hoạt, thậm chí đối với ngân hàng có tình hình tài chính đang khá tốt. Can thiệp sớm thường xuyên, vì thế có tầm quan trọng đặc biệt, cần được nhấn mạnh trong Dự thảo để tăng thêm thẩm quyền của Ngân hàng nhà nước (NHNN), cũng như để nâng cao năng lực quản trị rủi ro của ngân hàng.

Thế nào là can thiệp sớm chính thức?

Mọi người dễ hiểu sai can thiệp chính thức là bước tiếp theo sau can thiệp thường xuyên. Trên thực tế, can thiệp chính thức như “lốp xe dự phòng” trong trường hợp “lốp xe thường xuyên” bị hỏng. Khó nói cái nào quan trọng hơn cái nào. Vấn đề là Dự thảo hầu như dành toàn bộ thời lượng trình bày cơ chế thay lốp xe dự phòng, trong khi điều quan trọng là hướng dẫn thay lốp xe định kỳ/thường xuyên.

Khi ngân hàng không đạt các tiêu chí an toàn trong Dự thảo, có thể đó chỉ là bề mặt của rủi ro đã tích lũy từ nhiều năm, chứ thực tế có thể đã bị nhiễm bệnh từ lâu, thậm chí di căn. Vì thế, ở Mỹ gọi can thiệp sớm chính thức là hành động khắc phục phủ đầu (PCA), ra đời năm 1991. Liên minh châu Âu (EU) mô phỏng khung PCA năm 2014, nhưng có tên là hệ thống cảnh báo sớm (EIM).

Các chế độ can thiệp sớm chính thức không giống nhau ở các khu vực pháp lý. Khác biệt chính liên quan đến các chỉ số nào sẽ được sử dụng để kích hoạt can thiệp sớm. Chẳng hạn PCA Mỹ chủ yếu kích hoạt dựa trên các yêu cầu về vốn. Khung EIM của EU xem xét các chỉ số tổng hợp, đặc biệt họ đặt nặng xếp hạng giám sát (giống mô hình CAMELS của Mỹ).

Các yếu tố kích hoạt can thiệp sớm chính thức tại Dự thảo có những đặc điểm nằm đâu đó giữa PCA và EIM. Giống PCA là các yêu cầu liên quan đến vốn: như số lỗ lũy kế lớn hơn 15% giá trị của vốn điều lệ hoặc không duy trì được tỷ lệ an toàn vốn trong 6 tháng; giống EIM là ngân hàng bị xếp hạng dưới mức trung bình theo mô hình của NHNN sẽ bị đặt vào can thiệp sớm.

Ngoài ra, cần đánh giá tác động chính xác của việc đặt ra các ngưỡng kích hoạt can thiệp sớm. Chẳng hạn, Dự thảo quy định ngưỡng ngân hàng không duy trì tỷ lệ an toàn vốn liên tục trong 6 tháng sẽ kích hoạt can thiệp sớm. Trong khi đó, khung PCA nhiều nước thực hiện kích hoạt ngay. Đợi đến vài tháng có thể quá muộn. Trong thực tế, có thể vốn chủ sở hữu ngân hàng đã bị âm, nhưng do các quy định hạch toán kế toán nên số liệu sổ sách vẫn dương. Vì thế, ngoài việc kích hoạt ngay can thiệp sớm khi tỷ lệ an toàn vốn bị vi phạm, ngành ngân hàng cũng cần nhanh chóng triển khai chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS 9 (mặc dù vẫn còn nhiều tranh luận) để đo lường các tổn thất dự kiến đang làm xói mòn vốn chủ sở hữu.

Dự thảo cần xem xét điều gì để khắc phục nhược điểm quy định kích hoạt vốn trong can thiệp sớm?

Trong lĩnh vực ngân hàng, đo lường vốn dựa trên rủi ro rất phức tạp. Cho đến khi cơ quan giám sát phát hiện nhà băng không đủ vốn thì đã quá muộn. Một cách để giảm thiểu những hạn chế là thiết lập các yếu tố kích hoạt dựa trên loại vốn có chất lượng cao nhất là vốn cấp 1 (tức là chỉ có loại vốn cổ phần phổ thông) và được đặt ở mức cao hơn đáng kể so với yêu cầu vốn tối thiểu tương ứng.

Ví dụ ở quốc gia có hệ thống ngân hàng khá tương đồng với Việt Nam là Philippines, họ đặt các yếu tố kích hoạt vốn cấp 1 là 7,5%, còn nếu tính cả vốn cấp 2 yếu tố kích hoạt vốn xấp xỉ 12%. Trong khi đó, Dự thảo quy định ngưỡng kích hoạt nếu nhà băng không đạt tỷ lệ an toàn toàn vốn, bao gồm cả vốn cấp 1 và cấp 2 tối thiểu chỉ có 8%. Tức là thấp về cả 2 phương diện số lượng và chất lượng. Vốn cấp 2 chủ yếu là trái phiếu có thời hạn khoảng 5 năm. Đây là nguồn vốn ít ổn định và có chất lượng thấp hơn vốn cổ phần. Mỗi khi có sự cố rút tiền hàng loạt hoặc nhà băng có vấn đề, nguồn vốn trái phiếu cũng không khác gì tiền gửi. Nó cũng chạy nhanh nhất. NHNN có thể làm rõ ở văn bản dưới luật hoặc có thể bổ sung ngay trong Dự thảo về kích hoạt vốn theo nhiều thông lệ quốc tế.

Trong bối cảnh sở hữu chéo diễn biến phức tạp, có thể thêm vào Dự thảo điều khoản "Mối quan tâm giám sát nghiêm trọng", nếu NHNN nhận định việc chia nhỏ vốn cổ phần cho cả gia phả nắm giữ cũng đồng nghĩa việc ngân hàng tìm cách tránh né tránh giám sát để đặt vào diện can thiệp sớm.

Ngoài ra, các chỉ số chất lượng tài sản có thể cung cấp thông tin bổ sung hữu ích. Một số khu vực pháp lý sử dụng cả số liệu vốn và thước đo chất lượng tài sản, nợ xấu làm yếu tố kích hoạt can thiệp. Nhiều nhà băng Việt Nam dựa quá nhiều vào cho vay bất động sản, nên cần bổ sung tiêu chí chất lượng tài sản vào để xác định yếu tố kích hoạt can thiệp sớm. Càng tiện lợi khi chủ sở hữu chéo ngân hàng hiện có nhiều người là chủ bất động sản.

Thậm chí, một số khu vực pháp lý đưa ra các bộ chỉ số rộng hơn để kích hoạt can thiệp nếu ngân hàng liên tục phơi nhiễm các trạng thái rủi ro lớn, chẳng hạn cho vay tập trung chỉ một vài khách hàng, cũng có thể tự động kích hoạt PCA. Nhiều nước ban hành bộ kích hoạt PCA để giải quyết các hoạt động ngân hàng nào cản trở tính hiệu quả giám sát của cơ quan quản lý. Philippines đặt ra điều khoản có tên "Mối quan tâm giám sát nghiêm trọng". Nếu giám sát viên phát hiện điều gì đó không có trong quy định nhưng ảnh hưởng đến sự an toàn và lành mạnh của nhà băng, cũng đủ để tạo thành yếu tố kích hoạt can thiệp sớm.

Trong bối cảnh sở hữu chéo diễn biến phức tạp, có thể thêm vào Dự thảo điều khoản "Mối quan tâm giám sát nghiêm trọng", nếu NHNN nhận định việc chia nhỏ vốn cổ phần cho cả gia phả nắm giữ cũng đồng nghĩa việc ngân hàng tìm cách tránh né giám sát để đặt vào diện can thiệp sớm. Quy định này có khả năng sẽ là đòn răn đe hữu hiệu để không dám sở hữu chéo. Chí ít cũng là các cuộc viếng thăm thường xuyên của giám sát viên để “thuyết phục đạo đức” các ngân hàng không nên tìm mọi cách né tránh giám sát.

Không bao giờ có tiêu chí can thiệp sớm hoàn hảo

Các yếu tố định lượng kích hoạt can thiệp sớm sẽ không bao giờ theo kịp thực tế phức tạp trong hệ thống ngân hàng. Để can thiệp sớm hiệu quả, cần thiết phải trao quyền tự quyết rộng lớn hơn cho NHNN, vượt ra ngoài các yếu tố định lượng kích hoạt can thiệp sớm.

Quyền tự quyết chủ yếu diễn ra trong can thiệp sớm thường xuyên, cần được bổ sung vào Dự thảo để NHNN có căn cứ pháp lý vững chắc tiến hành xuyên suốt các hoạt động giám sát để bảo đảm an toàn hệ thống. Trong trường hợp này, ví dụ sở hữu chéo, NHNN nên được trao đủ quyền hạn xử lý sở hữu chéo ngân hàng, thay vì chuyển sang cơ quan điều tra (ngoại trừ vi phạm pháp luật).

Tuy nhiên, khi quyền tự quyết của NHNN càng lớn, thì càng phải nâng cao trách nhiệm. Hoàn toàn có khả năng xuất hiện sai lầm từ giám sát viên và cơ quan quản lý. Điều này có thể do cách thức hạch toán kế toán; hoặc xếp hạng một ngân hàng nào đó “dưới trung bình” theo mô hình của NHNN có một số sai sót hoặc nhận định chủ quan của chuyên gia. Nó có thể khiến cho ngân hàng đang hoạt động bình thường nhưng bị đặt vào diện có vấn đề cần can thiệp sớm. Điều này có thể hủy hoại giá trị thương hiệu ngân hàng, gây ra những tác hại lớn. Hướng dẫn can thiệp sớm ở nhiều khu vực pháp lý tạo ra cái gọi là “lẫy cò súng không có nghĩa bóp cò”. Theo đó, khi một yếu tố kích hoạt xảy ra, cơ quan quản lý cần phải có khung hướng dẫn giám sát viên phải điều tra thêm liệu có cần can thiệp sớm.

Trong trường hợp ngưỡng quy định an toàn theo luật bị vi phạm, nhưng không trọng yếu, giám sát viên có thể trì hoãn giám sát. Hoặc có thể ngân hàng chưa vi phạm ngưỡng quy định, nhưng giám sát viên nhận thấy "Mối quan tâm giám sát nghiêm trọng", họ có thể kích hoạt can thiệp sớm. Trong cả 2 trường hợp, nếu được pháp luật bảo vệ thì hệ thống can thiệp giám sát sớm sẽ hiệu quả hơn nhiều những câu chữ và con số ghi trong Dự thảo.

Nhiều khu vực pháp lý đang cân nhắc yếu tố tự quyết cho ngân hàng trung ương hoặc cơ quan giám sát thận trọng vĩ mô. Nhưng suy cho cùng, chuyên môn và đạo đức của giám sát viên vẫn là yếu tố quan trọng hàng đầu. Nếu cơ chế giám sát thiếu con người tương xứng, thì quyền tự quyết cao của cơ quan quản lý cũng là một loại rủi ro cho hệ thống.

Nguồn: Can thiệp sớm ngân hàng: Đâu là vấn đề khó nhất và đau đầu nhất?

GS-TS. Trần Ngọc Thơ (Đại học Kinh tế TP.HCM)
baodautu.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Tăng trưởng GDP 2025: "Có thể đạt mức 7,5 - 8%"

Tăng trưởng GDP 2025: "Có thể đạt mức 7,5 - 8%"

Quốc hội đã thông qua mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 là 6,5 - 7%. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, đây là mục tiêu thận trọng và trong bối cảnh nền kinh tế đnag tốt dần lên, chúng ta hoàn toàn có thể vượt qua được.
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
Đòn bẩy kinh tế 2025: Vẫn trông vào đầu tư và chi tiêu công

Đòn bẩy kinh tế 2025: Vẫn trông vào đầu tư và chi tiêu công

Theo chuyên gia, năm 2024, tiêu dùng còn yếu, chi tiêu Chính phủ, bao gồm đầu tư công thấp hơn kế hoạch. Đây có thể là dư địa để biến động lực thành động lực tăng trưởng mới trong năm 2025.
Kinh tế năm 2025: "Ẩn số mang tên Donald Trump"

Kinh tế năm 2025: "Ẩn số mang tên Donald Trump"

Các chuyên gia cho rằng, lạm phát và câu chuyện lãi suất đã ở lại phía sau, còn ẩn số lớn trong giai đoạn tới là các động thái từ chính quyền mới của Mỹ.
Đón làn sóng đầu tư mới giá trị gia tăng cao

Đón làn sóng đầu tư mới giá trị gia tăng cao

Việt Nam đang thu hút mạnh mẽ làn sóng đầu tư mới giá trị cao, đánh dấu sự phát triển trở thành một trung tâm sản xuất, logistics và kỹ thuật số của khu vực.
Tăng trưởng 2024: Tổ chức quốc tế lạc quan, chuyên gia trong nước thận trọng

Tăng trưởng 2024: Tổ chức quốc tế lạc quan, chuyên gia trong nước thận trọng

Trong khi hầu hết tất cả các tổ chức Quốc tế lạc quan về tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2024, thì một số chuyên gia trong nước lại tỏ ra lo lắng về tốc độ tăng trưởng.

Các tin khác

Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương là Người phát ngôn của Bộ Thông tin và Truyền thông

Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương là Người phát ngôn của Bộ Thông tin và Truyền thông

Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương sẽ là Người phát ngôn của Bộ Thông tin và Truyền thông, trực tiếp phụ trách quản lý lĩnh vực báo chí, truyền thông, xuất bản…
Lợi nhuận khởi sắc của nhóm ngân hàng quốc doanh

Lợi nhuận khởi sắc của nhóm ngân hàng quốc doanh

Các ngân hàng quốc doanh gồm Vietcombank, BIDV, Vietinbank đều ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận vượt trội trong quý III/2024.
Bộ Tài chính đề xuất giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu hết năm 2025

Bộ Tài chính đề xuất giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu hết năm 2025

Bộ Tài vừa hoàn thiện dự thảo Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường (BVMT) đối với xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2025 trình Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH). Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm thuế BVMT đối với xăng dầu, mỡ nhờn trong năm 2025 như hiện hành. Đến năm 2026 trở về mức khung theo quy định.
Kinh tế Việt Nam năm 2024 phục hồi tích cực

Kinh tế Việt Nam năm 2024 phục hồi tích cực

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng kinh tế cao hơn mục tiêu đề ra, các cân đối lớn được bảo đảm (có thặng dư cao); nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài quốc gia và bội chi ngân sách nhà nước được kiểm soát tốt, thấp hơn giới hạn cho phép. Những thay đổi tích cực của người nền kinh tế được doanh nghiệp và nhiều tổ chức ghi nhận.
Dự báo nhu cầu nhân lực tăng cao quý IV

Dự báo nhu cầu nhân lực tăng cao quý IV

Trong những tháng cuối năm, dự báo nhu cầu nhân lực trong nhiều ngành nghề tiếp tục tăng cao khi nền kinh tế phục hồi nhanh.
Công ty Entex, CNCTech trở thành hội viên Hội Tự động hóa Việt Nam

Công ty Entex, CNCTech trở thành hội viên Hội Tự động hóa Việt Nam

Tháng 10/2024, Hội Tự động hóa Việt Nam đã trao Chứng nhận kết nạp thêm nhiều hội viên mới.
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 11/2024

Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 11/2024

Nhiều chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 11 như quy định mức tiền khi đặt lệnh giao dịch mua cổ phiếu; lãi suất tiền gửi; chính sách phát triển hợp tác xã...
Kết luận số 76-KL/TW thổi luồng sinh khí mới vào Petrovietnam

Kết luận số 76-KL/TW thổi luồng sinh khí mới vào Petrovietnam

Sáu tháng qua, kể từ khi Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 76-KL/TW ngày 24/4/2024 về tình hình thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 23/7/2015 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển ngành dầu khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 và một số định hướng cho giai đoạn mới, một không khí lạc quan phấn khởi bao trùm, đang lan tỏa mạnh mẽ trong toàn bộ hệ thống doanh nghiệp của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam).
Làm sao để doanh nghiệp và nhà trường không phải tự “đốt đuốc” tìm nhau?

Làm sao để doanh nghiệp và nhà trường không phải tự “đốt đuốc” tìm nhau?

Trong cuộc trao đổi với PV Tạp chí Tự động hoá Ngày nay, PGS.TS Trương Ngọc Kiểm, Giám đốc Trung tâm Chuyển giao Tri thức và Hỗ trợ Khởi nghiệp (Đại học Quốc gia Hà Nội - ĐHQGHN) đã chia sẻ về những thách thức và rào cản trong việc kết nối giữa trường đại học và doanh nghiệp tại Việt Nam về hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và thương mại hoá các sản phẩm khoa học công nghệ.
Petrovietnam liên tục thiết lập những kỷ lục trong sản xuất kinh doanh

Petrovietnam liên tục thiết lập những kỷ lục trong sản xuất kinh doanh

Từ năm 2020 trở lại đây, việc triển khai hiệu quả, đồng bộ giải pháp “quản trị biến động” đã giúp Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) vượt khó ngoạn mục, liên tục thiết lập nhiều kỷ lục trong sản xuất kinh doanh, đồng thời tạo đà “vươn tới đỉnh cao mới”.
Nền kinh tế còn đối diện nhiều khó khăn

Nền kinh tế còn đối diện nhiều khó khăn

TS. Nguyễn Quốc Việt, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), khẳng định dù mục tiêu tăng trưởng 2024 trong tầm tay nhưng nền kinh tế Việt Nam còn đối diện với nhiều khó khăn và thách thức.
Mua – bán khó khăn: Vàng đang ở đâu?

Mua – bán khó khăn: Vàng đang ở đâu?

Thời gian qua, người dân liên tục phản ánh khó khăn trong việc mua, bán vàng nhẫn lẫn vàng miếng SJC. Vàng đang ở đâu và làm gì để giao dịch vàng trở lại bình thường là những câu hỏi đang được đặt ra.
Nhà báo Nguyễn Đăng Khang được bổ nhiệm Phó Tổng Biên tập Báo Đại Đoàn Kết

Nhà báo Nguyễn Đăng Khang được bổ nhiệm Phó Tổng Biên tập Báo Đại Đoàn Kết

Sáng 25/10, bà Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đã chủ trì lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Đăng Khang làm Phó Tổng Biên tập Báo Đại Đoàn Kết.
Vinamilk lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường đến học sinh qua siêu nhà máy sữa và trang trại Green Farm

Vinamilk lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường đến học sinh qua siêu nhà máy sữa và trang trại Green Farm

Vừa qua, nhiều bạn học sinh cấp 1 và cấp 2 đã có cơ hội tham quan trang trại Vinamilk Green Farm (ở Tây Ninh) và Nhà máy sữa Việt Nam - siêu nhà máy lớn nhất của Vinamilk (ở Bình Dương). Đây là một hoạt động dành cho các tài năng nhí về lập trình robot đến từ nhiều tỉnh thành trên cả nước.
Đại tá Hà Văn Bắc giữ chức Phó Giám đốc Công an tỉnh Đồng Tháp

Đại tá Hà Văn Bắc giữ chức Phó Giám đốc Công an tỉnh Đồng Tháp

Ngày 25/10, Công an tỉnh Đồng Tháp tổ chức Lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về điều động, bổ nhiệm Đại tá Hà Văn Bắc - Trưởng phòng Cục A05 làm Phó Giám đốc Công an tỉnh Đồng Tháp.
Tìm giải pháp thúc đẩy chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero

Tìm giải pháp thúc đẩy chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero

Sáng ngày 24/10, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội), Tạp chí Tài nguyên và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã tổ chức Hội thảo "Thúc đẩy chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero".
Temu vào Việt Nam: Thay đổi cuộc chơi thương mại điện tử?

Temu vào Việt Nam: Thay đổi cuộc chơi thương mại điện tử?

Việc Temu vào Việt Nam được đánh giá sẽ mang lại những thay đổi đáng kể cho bức tranh thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam.
Khẩn trương gia hạn sử dụng đất, nếu không có thể bị thu hồi

Khẩn trương gia hạn sử dụng đất, nếu không có thể bị thu hồi

Để triển khai Luật Đất đai năm 2024, Hà Nội đề nghị người dân khẩn trương làm thủ tục gia hạn sử dụng đất. Trường hợp không được gia hạn sử dụng đất, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thu hồi đất.
Xem thêm
[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động