Ấn vàng Hoàng đế chi bảo từ Pháp về Việt Nam

Ấn vàng Hoàng đế chi bảo đã được hồi hương và sẽ được trưng bày tại Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng theo quy định của Luật Di sản văn hóa.
Người Việt đã mua thành công ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” Chuyển giao ấn vàng Hoàng đế chi bảo cho Việt Nam

Chiều ngày 16/11, tại Đại sứ quán Việt Nam ở Pháp, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng, Đại sứ Việt Nam tại Pháp - ông Đinh Toàn Thắng, Trưởng Phái đoàn Việt Nam bên cạnh UNESCO - bà Lê Thị Hồng Vân, Cục trưởng Cục Di sản văn hoá Lê Thị Thu Hiền, đại diện Bộ Công an (Việt Nam) và đại diện Bộ Ngoại giao Pháp, đại diện UNESCO đã chứng kiến buổi lễ chuyển giao ấn vàng Hoàng đế chi bảo cho Việt Nam.

Sự kiện này là kết quả của hơn 1 năm đàm phán, thương thảo và thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan về việc dừng đấu giá công khai ấn vàng Hoàng đế chi bảo tại Paris, Pháp tháng 11/2022 và cùng thỏa thuận thống nhất các yêu cầu cho việc chuyển giao ấn vàng cho phía Việt Nam theo đề nghị của Đoàn công tác liên ngành do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì cùng các Bộ Ngoại giao, Tư pháp, Tài chính, Công an và sự hỗ trợ đặc biệt của Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp.

Theo đó, Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng là đơn vị thực hiện trách nhiệm thủ tục chuyển giao ấn vàng từ Pháp cho Việt Nam.

Đoàn Việt Nam và đại diện Bộ Ngoại giao Pháp, đại diện UNESCO chứng kiến buổi lễ chuyển giao ấn vàng Hoàng đế chi bảo cho Việt Nam.

Tại thời điểm Đoàn công tác liên ngành làm việc tại Pháp, tháng 11/2022, mặc dù đã nỗ lực tìm kiếm các nguồn lực hỗ trợ để kịp thời có cơ sở đàm phán, dừng đấu giá và yêu cầu chuyển giao ấn vàng Hoàng đế chi bảo cho phía Việt Nam, tuy nhiên chỉ có ông Nguyễn Thế Hồng, Giám đốc Công ty TNHH Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng, tham gia với mục đích mua để bổ sung sưu tập cá nhân, dự kiến trưng bày tại bảo tàng ngoài công lập - Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng, Bắc Ninh.

Để có cơ sở tham mưu, Lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho phép Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng tham gia và hỗ trợ thực hiện các cam kết tiếp nhận, chuyển giao Ấn vàng cho phía Việt Nam. Ngày 12/11/2022, Cục Di sản văn hóa đã xin phép và ký kết thỏa thuận về việc đàm phán mua ấn vàng Hoàng đế chi bảo từ Pháp đưa về Việt Nam và chuyển nhượng ấn vàng cho Nhà nước với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng, với cam kết: “Bên A và cá nhân ông Nguyễn Thế Hồng cam kết và bảo đảm ấn vàng Hoàng đế chi bảo sẽ chỉ chuyển giao cho Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, trên cơ sở phù hợp với quy định của Điều 43 của Luật Di sản văn hoá, sau một thời gian phù hợp khi Bên A không còn nhu cầu sở hữu, trưng bày, phát huy giá trị tại Bảo tàng Hoàng Gia Nam Hồng, Bắc Ninh, Việt Nam. Chi phí chuyển giao bao gồm: chi phí trả cho việc thuê luật sư đàm phán; chi phí mua ấn vàng từ nhà đấu giá Millon, Pháp (bao gồm các loại thuế, phí liên quan); chi phí đưa ấn vàng về nước (chi phí hải quan, vận chuyển quốc tế)”.

Bên cạnh giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật… ấn vàng Hoàng đế chi bảo là di sản văn hóa có ý nghĩa hết sức quan trọng với dân tộc, là biểu trưng của quyền lực chính trị trong một giai đoạn của tiến trình lịch sử Việt Nam, đánh dấu mốc quan trọng cho sự chuyển giao từ chế độ quân chủ hơn nghìn năm sang nền dân chủ của nhân dân Việt Nam - nhà nước Việt Nam mới - Dân chủ cộng hóa, tiền thân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thời đại Hồ Chí Minh.

Ngày 30/8/1945, khi tuyên bố thoái vị, vua Bảo Đại đã chọn chiếc ấn đẹp nhất, quý nhất, biểu trưng của chế độ quân chủ thời Nguyễn là ấn vàng Hoàng đế chi bảo cùng thanh bảo kiếm mà phụ vương của ông là vua Khải Định (1916 - 1925) trao lại, để bàn giao cho chính quyền cách mạng. Ông Trần Huy Liệu, đại diện cho chính quyền cách mạng, đã tiếp nhận bộ ấn kiếm mang tính biểu tượng này rồi chuyển về Hà Nội ngay trước khi Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đọc Tuyên ngôn Độc lập tại quảng trường Ba Đình vào ngày 2/9/1945.

Sau ngày Toàn quốc kháng chiến (tháng 12/1946), không rõ thông tin về nơi lưu giữ. Năm 1952, hai cổ vật này đã rơi vào tay người Pháp và đến ngày 8/3/1952, người Pháp tổ chức lễ trao lại ấn kiếm cho Cựu hoàng Bảo Đại với vai trò là Quốc trưởng, sau đó được đưa sang Pháp vào năm 1953. Trước khi qua đời (năm 1997), Bảo Đại đã di chúc để lại toàn bộ tài sản ở Pháp, trong đó có ấn vàng Hoàng đế chi bảo cho vợ là bà Monique Baudot, người Pháp. Bà Monique Baudot qua đời năm 2021, các tài sản trên thuộc về những người thừa kế và được giao bán đấu giá tháng 11/2022.

Trong 143 năm tồn tại với 13 đời vua, triều Nguyễn đã chế tác và đưa vào sử dụng hơn 100 chiếc ấn, thường đúc bằng vàng, bạc (gọi là kim bảo), chế tác từ ngọc quý (gọi là ngọc tỷ). Hiện nay, trong sưu tập Kim ngọc bảo tỷ của hoàng đế và vương hậu triều Nguyễn, Bảo tàng Lịch sử quốc gia lưu giữ, bảo quản được 85 Kim ngọc bảo tỷ (trong đó có 2 Kim bảo đời Quốc chúa Nguyễn Phúc), còn lại là Kim ngọc bảo tỷ của 9 đời vua và vương hậu triều Nguyễn.

Đây là sưu tập ấn nằm trong sưu tập Bảo vật hoàng cung triều Nguyễn, được triều đình nhà Nguyễn giao lại cho chính quyền cách mạng năm 1945 (Liên khu IV lưu giữ sau đó bàn giao cho Bộ Tài chính) và Bộ Tài chính giao cho Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (nay là Bảo tàng Lịch sử quốc gia) từ năm 1959. Sau đó, sưu tập được gửi lưu giữ tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đến năm 2007, được bàn giao trở lại cho Bảo tàng Lịch sử Việt Nam lưu giữ, bảo quản và phát huy giá trị cho đến nay.

Nguồn: Ấn vàng Hoàng đế chi bảo từ Pháp về Việt Nam

Tình Lê
vietnamnet.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Nhiều người bắc ghế hầu Thánh mà không biết hầu ai

Nhiều người bắc ghế hầu Thánh mà không biết hầu ai

Nghệ nhân ưu tú Đặng Ngọc Anh - Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam cho rằng còn nhiều biến tướng khiến người có 43 năm ‘bắc ghế hầu Thánh’.
Tháp Thần Nông được ghép từ 1012 chiếc cối đá nhận Bằng kỷ lục Châu Á

Tháp Thần Nông được ghép từ 1012 chiếc cối đá nhận Bằng kỷ lục Châu Á

Tháp Thần Nông với chiều cao 15m, chia thành 5 tầng được ghép bởi 1012 chiếc cối đá xếp vòng ngoài, bên trong là khung cột bê tông được đổ kiên cố được nhận Bằng kỷ lục Châu Á.
Chiêm ngưỡng hiện vật hiếm thấy thời Trần và Phật giáo Yên Tử

Chiêm ngưỡng hiện vật hiếm thấy thời Trần và Phật giáo Yên Tử

Nhiều hiện vật hiếm thấy từ thời nhà Trần được trưng bày cho nhân dân và du khách tới chiêm ngưỡng tại Bảo tàng Quảng Ninh.
20 năm nhìn lại việc thực hiện công ước bảo vệ di sản phi vật thể của UNESCO

20 năm nhìn lại việc thực hiện công ước bảo vệ di sản phi vật thể của UNESCO

Từ năm 2005, khi bắt đầu tham gia Công ước 2003, Việt Nam luôn là thành viên tích cực và có trách nhiệm trong việc thực hiện và thúc đẩy sự phát triển của Công ước tại Việt Nam.
Giới thiệu những sưu tầm mới về nền văn hóa Đông Sơn

Giới thiệu những sưu tầm mới về nền văn hóa Đông Sơn

Trưng bày chuyên đề 'Âm vang Đông Sơn' đang diễn ra tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia, hướng tới kỷ niệm 100 năm phát hiện, nghiên cứu văn hóa Đông Sơn.
Bức tranh hơn 150 năm tuổi gây sốt trên TikTok

Bức tranh hơn 150 năm tuổi gây sốt trên TikTok

Thời gian gần đây, cộng đồng chia sẻ video ngắn TikTok bỗng dưng dành nhiều sự quan tâm và bàn luận về biểu cảm khó chịu của cô gái trong bức tranh ra đời vào năm 1866.

Các tin khác

Chiếc dương cầm 7,5 tỷ xuất hiện trong đêm diễn của Trịnh Minh Hiền

Chiếc dương cầm 7,5 tỷ xuất hiện trong đêm diễn của Trịnh Minh Hiền

'Phượng Linh' là đêm nhạc đặc biệt với sự kết hợp của nhạc sĩ, nghệ sĩ violin Trịnh Minh Hiền và nhạc sĩ, nghệ sĩ dương cầm người Italy Maurizio Mastrini.
Người đẹp chơi cello Hà Miên lần đầu kết hợp cùng con rể Thanh Lam

Người đẹp chơi cello Hà Miên lần đầu kết hợp cùng con rể Thanh Lam

Sự xuất hiện của Thăng Long, con rể của diva Thanh Lam trong tiết mục 'Trở về Surriento' là một điều thú vị của chương trình bởi hiếm có dịp anh cất giọng cùng tiếng cello Hà Miên
Bức họa treo gác bếp trở thành ‘báu vật quốc gia’ của Bảo tàng Louvre

Bức họa treo gác bếp trở thành ‘báu vật quốc gia’ của Bảo tàng Louvre

Sau 4 năm lưu lạc trong phòng bếp của một gia đình, bức họa Christ Mocked của danh hoạ Cimabue đã chính thức được đưa vào bộ sưu tập Báu vật quốc gia của Bảo tàng Louvre (Pháp).
Chiêm ngưỡng viên đá cổ nhất Việt Nam có niên đại gần 3 tỷ năm

Chiêm ngưỡng viên đá cổ nhất Việt Nam có niên đại gần 3 tỷ năm

Hiện vật tiêu biểu, thu hút sự quan tâm của người xem là viên đá cổ nhất Việt Nam có niên đại gần 3 tỷ năm.
Chiêm ngưỡng ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" được đại gia Bắc Ninh đưa về

Chiêm ngưỡng ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" được đại gia Bắc Ninh đưa về

Ấn vàng Hoàng đế chi bảo sau khi hồi hương từ Pháp về Việt Nam được trưng bày tại Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng (Từ Sơn, Bắc Ninh).
"Hành trình rực rỡ" muốn quảng bá văn hóa đến người trẻ

"Hành trình rực rỡ" muốn quảng bá văn hóa đến người trẻ

Show 'Hành trình rực rỡ' khai thác đa dạng văn hóa, thắng cảnh, ẩm thực và con người ở các vùng miền tại Việt Nam, qua đó muốn lan tỏa đến khán giả trẻ.
Bồi dưỡng kiến thức pháp luật về bảo vệ môi trường cho cán bộ, nhân viên

Bồi dưỡng kiến thức pháp luật về bảo vệ môi trường cho cán bộ, nhân viên

Thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức năm 2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ngày 17/11/2023, tại Thành phố Hải Dương, công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) phối hợp với Viện nghiên cứu Pháp luật về môi trường tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật về bảo vệ môi trường cho cán bộ, nhân viên của công ty.
Viện Nghiên cứu Pháp luật về môi trường tổ chức Lễ công bố thành lập Văn phòng đại diện tại tỉnh Hải Dương

Viện Nghiên cứu Pháp luật về môi trường tổ chức Lễ công bố thành lập Văn phòng đại diện tại tỉnh Hải Dương

Ngày 18/11/202 tại TP. Hải Dương, Viện Nghiên cứu Pháp luật về môi trường đã tổ chức Lễ công bố thành lập Văn phòng đại diện và bổ nhiệm Trưởng đại diện tại tỉnh Hải Dương. Đây cũng là Văn phòng đại diện đầu tiên của Viện Nghiên cứu Pháp luật về môi trường tại các tỉnh phía Bắc.
Thúc đẩy phát triển văn hoá đọc trên nền tảng TikTok

Thúc đẩy phát triển văn hoá đọc trên nền tảng TikTok

Hội Xuất bản Việt Nam và TikTok Việt Nam đã ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2023-2025 nhằm lan toả văn hoá đọc.
Nghệ thuật sử dụng sa tanh đen, lông thú trên bức họa chân dung thế kỷ 16

Nghệ thuật sử dụng sa tanh đen, lông thú trên bức họa chân dung thế kỷ 16

Danh họa gốc Đức Hans Holbein đã rất tinh tế trong nghệ thuật xử lý, phối màu trên kết cấu sa tanh đen và lông thú khi vẽ bức chân dung Derich Born.
Ấn vàng Hoàng đế chi bảo từ Pháp về Việt Nam

Ấn vàng Hoàng đế chi bảo từ Pháp về Việt Nam

Ấn vàng Hoàng đế chi bảo đã được hồi hương và sẽ được trưng bày tại Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng theo quy định của Luật Di sản văn hóa.
Huyền thoại saxophone có đêm diễn thứ 2 tại Hà Nội

Huyền thoại saxophone có đêm diễn thứ 2 tại Hà Nội

Sau đêm diễn thành công vào tối 14/11 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Kenny G sẽ tiếp tục biểu diễn trên sân khấu Nhà hát Hồ Gươm Hà Nội vào 20h ngày 17/11.
Dị nhân cao 15m của Đỗ Hà Hoài lấy cảm hứng từ những cơn dị ứng

Dị nhân cao 15m của Đỗ Hà Hoài lấy cảm hứng từ những cơn dị ứng

Tác phẩm 'Dị nhân' cao 15m là sự tiến hóa từ những bức tượng mang tên 'Dị ứng' mà nghệ sĩ điêu khắc Đỗ Hà Hoài đã sáng tác 10 năm qua.
Sẽ có bảo tàng, công viên văn hoá nghệ thuật Văn Cao

Sẽ có bảo tàng, công viên văn hoá nghệ thuật Văn Cao

Trung tâm UNESCO Mỹ thuật Việt Nam sẽ đẩy nhanh việc thành lập Viện nghiên cứu và Bảo tàng Văn Cao, xây dựng công viên văn hóa nghệ thuật Văn Cao tại Nam Định.
Quảng Ninh có thêm 5 Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Quảng Ninh có thêm 5 Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

2 nghệ thuật trình diễn dân gian và 3 lễ hội truyền thống ở Quảng Ninh vừa được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Khơi dòng di sản văn hóa hai bên bờ sông Hồng

Khơi dòng di sản văn hóa hai bên bờ sông Hồng

Khách tham quan có cơ hội trải nghiệm tuyến tàu di sản tới Nhà máy xe lửa Gia Lâm và triển lãm pavilion 'Sắp đặt nước và di sản tháp nước Hàng Đậu' tại Lễ hội Thiết kế sáng tạo.
Đạo diễn Hoàng Công Cường muốn đưa gốm Việt ra thế giới

Đạo diễn Hoàng Công Cường muốn đưa gốm Việt ra thế giới

Đạo diễn Hoàng Công Cường tâm sự anh và các cộng sự muốn nâng tầm gốm Việt, đặc biệt là sản phẩm của Bát Tràng, bằng cách đưa chúng ra thế giới.
Bánh mì Việt Nam xếp số 1 trong danh sách 100 món ngon thế giới

Bánh mì Việt Nam xếp số 1 trong danh sách 100 món ngon thế giới

Vượt qua những món ăn nổi danh, bánh mì thịt của Việt Nam xếp vị trí số 1 trong danh sách 100 món ăn cùng bánh mì ngon nhất thế giới. Xếp hạng do độc giả của TasteAtlas, trang thông tin được cho là 'bản đồ ẩm thực thế giới' bình chọn.
Xem thêm
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động