27 điểm, thí sinh vẫn trượt hàng loạt trường này - vninfor.vn
Bài liên quan
Du học – Cầu nối tri thức “hòa nhập chứ không hòa tan”
Bộ phim tài liệu mang hy vọng của những cặp vợ chồng mang gen lặn đột biến
Danh tính nữ MC “7 thứ tiếng” của Đường Lên Đỉnh Olympia
Vì sao đề thi tốt nghiệp THPT ngày càng dễ?
(Giáo dục) – Không chỉ những trường Đại học (ĐH) top đầu, thí sinh đạt 27 điểm vẫn trượt nhiều nguyện vọng các trường top giữa.
9 điểm một môn vẫn trượt trường top giữa |
Ngoài ra, để chắc chắn, Hiếu đăng ký thêm hai nguyện vọng vào Trường Đại học Khoa học Tự nhiên và Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Khi các trường công bố điểm chuẩn, Hiếu bất ngờ khi em trượt cả 3 nguyện vọng và chỉ đỗ nguyện vọng cuối cùng.
Nguyện vọng 1 em thiếu 0,6 điểm, nguyện vọng 2 thiếu 0,3 điểm và nguyện vọng 3 thiếu 0,55 điểm”.
Hiếu chỉ đỗ vào Đại học Sư Phạm Hà Nội, phương án dự phòng cuối cùng em đã chọn.
Nếu như năm 2020, điểm chuẩn đại học khiến không ít người “ngã ngửa” với “đỉnh” là 30 điểm/3 môn khối C00 ngành Hàn Quốc học của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) thì năm nay, ngành này tiếp tục giữ vững mức điểm chuẩn 30 điểm.
Cũng ở trường này, có những ngành mà điểm chuẩn khối C00 cũng ở mức gần tuyệt đối như Đông phương học (29,8 điểm), Quan hệ công chúng (29,3 điểm).
Ngoài ra, ngành Báo chí cũng của trường này năm trước có điểm chuẩn là 28,50 điểm/3 môn khối C00 thì năm nay tiếp tục lên tới 28,8 điểm, tức trung bình thí sinh phải được 9,6 điểm/môn mới đỗ.
Điểm chuẩn khối trường Công an hiện đang có điểm chuẩn cao nhất là 30,34 ở ngành Xây dựng lực lượng Công an nhân dân (khối C, dành cho nữ) của Học viện Chính trị Công an nhân dân.
Xếp thứ 2 trong khối các trường công an là điểm chuẩn ngành Nghiệp vụ An ninh của Học viện An ninh Nhân dân với mức 29,99 điểm, áp dụng cho thí sinh nữ ở địa bàn 1 (10 tỉnh miền núi phía Bắc), dự thi khối A01.
Tính đến đầu giờ chiều 16/9, mức điểm chuẩn cao nhất được ghi nhận là 30,5 điểm thuộc về ngành Sư phạm Ngữ văn chương trình chất lượng cao của Trường Đại học Hồng Đức (Thanh Hoá). Mức điểm này cao hơn năm ngoái 1,25 điểm.
Với những ngành này, nếu thí sinh đạt điểm 10 tuyệt đối nhưng không có điểm ưu tiên thì vẫn bị trượt.
Ở nhóm ngành Kinh tế, điểm chuẩn các ngành tại ĐH Ngoại thương đều trên 28,05 điểm. Điểm chuẩn các ngành như Kinh doanh quốc tế, Kinh tế quốc tế, Logistics và Quản lý chuỗi cung cứng, Marketing của ĐH Kinh tế quốc dân đều trên 28 điểm.
Trường ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội có điểm chuẩn trúng tuyển cao nhất là 28,3 điểm (ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng), nhiều ngành khác cũng có mức điểm từ 28 trở lên như kiểm toán, kinh tế quốc tế, thương mại điện tử.
Ngành có mức điểm trúng tuyển vào trường thấp nhất là kinh doanh nông nghiệp, quản lý tài nguyên và môi trường, cùng 26,9 điểm.
Ngành Luật Kinh tế thuộc ĐH Luật Hà Nội cũng lấy đến 29,25 điểm. Ở khu vực phía Nam, ngành Luật Thương mại quốc tế thuộc ĐH Luật TP.HCM điểm chuẩn cũng ở mức cao với 28,5 điểm.
Ở khối ngành kỹ thuật, ngành Công nghệ thông tin tiếp tục giữ vị trí ngành “hot” với mức điểm cao từ khoảng trên 27 đến trên 29 điểm tùy từng trường.
Điểm chuẩn ngành này ở ĐH Bách khoa Hà Nội dao động từ 27,19-28,43 điểm.
Điểm chuẩn ngành Công nghệ thông tin ĐH Công nghệ (ĐH Quốc gia Hà Nội) lên tới 28,75 điểm.
Tại Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, điểm chuẩn ngành Công nghệ thông tin cũng ở mức từ 28,25 với khối A00 và 28,75 điểm với khối A01, D01, D90.
Nhìn chung, điểm chuẩn đại học 2021 các trường top trên tăng 0,5-2 điểm so với năm 2020, riêng trường top giữa tăng đột biến. Đại học Điện lực (Hà Nội) tăng 4-7 điểm, thậm chí ngành Thương mại điện tử tăng từ 16 lên 23,5. Đầu vào Đại học Cần Thơ tăng mạnh ở hầu hết ngành, trong đó nhóm Kỹ thuật và Công nghệ, Nông lâm ngư nghiệp tăng tới 8,5 điểm. Nhiều ngành của Đại học Giao thông Vận tải TP HCM năm ngoái chỉ lấy 15, năm nay lên 20-23 như: Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông (xây dựng cầu đường), Kinh tế xây dựng.
Không chỉ ở khối công lập, điểm chuẩn nhiều trường tư thục tăng vọt. Tại Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, điểm chuẩn ngành Quản trị du lịch và lữ hành tăng tới 10,95, Tài chính – Ngân hàng tăng 10,05, Công nghệ thông tin tăng 10 so với năm ngoái. Đại học Văn Lang (TP HCM) tăng 5-9 điểm ở hầu hết ngành, trong đó Thiết kế đồ họa từ 18 lên 26, Thiết kế thời trang từ 16 lên 25.
3 nguyên nhân
Trước thực tế trên, Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn chỉ ra 3 nguyên nhân chính khiến điểm chuẩn tăng cao.
Thứ nhất, năm nay hơn 1,2 triệu học sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT, tăng 11% so với 900.000 em của năm ngoái. Trong đó, gần 800.000 thí sinh đăng ký xét tuyển đại học, tăng hơn 152.000, tương đương 24%. Việc tăng số lượng thí sinh xét tuyển đại học trong nước có thể vì nhiều gia đình và bản thân các em thay đổi quyết định du học trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh.
Trong khi số thí sinh xét tuyển tăng, chỉ tiêu tuyển sinh theo điểm thi tốt nghiệp THPT của các đại học tương đối ổn định.
“Thí sinh không trúng tuyển ở các đại học top trên đổ về top giữa nên một số ngành tại nhóm trường này tăng vọt. Đây là lý do quan trọng nhất khiến điểm chuẩn tăng”, ông Sơn nói.
Thứ hai, ông Sơn cho rằng là do xu hướng chuyển dịch chọn ngành. Theo thống kê, có 265 ngành tăng từ 5 điểm trở lên.
Trong đó nhóm Kỹ thuật – Công nghệ có 70 ngành, Sư phạm 64, Kinh doanh và Quản lý 42, Xã hội và Nhân văn 32, Pháp luật 10.
Điều này cho thấy, thí sinh đã có sự cân nhắc kỹ lưỡng, hướng tới những ngành ổn định, luôn cần nhân lực trong bối cảnh kinh tế xã hội nhiều biến động.
Thứ ba, là do điểm thi tốt nghiệp THPT cao, nhất điểm môn tiếng Anh, tưng tới 1,26 điểm so với năm ngoái. Vì thế, cũng kéo theo điểm chuẩn của các tổ hợp có môn tiếng Anh tăng lên.
Lãnh đạo ngành giáo dục cho rằng, để hỗ trợ các trường đánh giá chính xác năng lực của thí sinh, tuyển đúng người nhưng vẫn đảm bảo phù hợp, không gây thêm áp lực cho thí sinh và xã hội, thời gian tới Bộ sẽ xây dựng phương án để trao quyền tự chủ cho các trường nhiều hơn, cho phép đại học phối hợp tổ chức các kỳ tuyển sinh riêng bên cạnh sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT.
Nguồn:datviet.trithuccuocsong.vn
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Cường Thịnh Fish - Chất lượng cá sông Đà là giá trị của thương hiệu
Kinh tế - Tài chính 23/12/2024 11:22
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa - Thể thao 23/12/2024 10:14
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu
Đời sống 23/12/2024 10:09
Bellingham đoạt giải thưởng Messi đang thống trị
Đời sống 22/12/2024 21:40
Chelsea chốt giá mua sao Man United
Đời sống 21/12/2024 20:45
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh: Sức trẻ và khát vọng tại Đại học Tài Chính – Ngân hàng Hà Nội
Văn hóa - Thể thao 20/12/2024 09:55
Các tin khác
Viện Pháp luật về môi trường và PT bền vững ký kết hợp tác với Cộng đồng Giá tốt Việt Nam
Văn hóa - Thể thao 20/12/2024 09:53
Diễn biến mới nhất vụ ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng kiện tỉ phú Mỹ
Đời sống 19/12/2024 09:44
HLV Kim: 'Tuyển Việt Nam đi đúng lộ trình'
Đời sống 19/12/2024 09:38
Haaland rục rịch chia tay Man City
Đời sống 18/12/2024 10:05
Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội kỷ niệm 44 năm ngày thành lập
Đời sống 17/12/2024 22:24
Ronaldo 'béo' tranh cử ghế Chủ tịch LĐBĐ Brazil
Đời sống 17/12/2024 15:51
Hùng Huỳnh bị tố bắt chước Jungkook
Đời sống 17/12/2024 15:48
Vết gợn duy nhất trong chiến thắng của MU
Đời sống 16/12/2024 15:57
Nhạc kịch “Cô gái và chiếc xe máy”: Đồng cảm với ước mơ khởi nghiệp của người trẻ
Đời sống 16/12/2024 15:33
Đội đầu tiên bị loại khỏi ASEAN Cup 2024
Đời sống 15/12/2024 09:10
Hoài Lâm nói về việc điều trị tại bệnh viện
Đời sống 15/12/2024 08:10
16 tỉnh, thành phố sẽ tham gia ngày hội Văn hoá các dân tộc Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị
Đời sống 13/12/2024 11:28
Hoa hậu Kỳ Duyên, Tiểu Vy đóng phim Trấn Thành
Đời sống 13/12/2024 11:06
HLV Shin Tae-yong xin lỗi người hâm mộ
Đời sống 13/12/2024 10:46
Tỷ phú Qatar sẵn sàng mua lại MU
Đời sống 12/12/2024 15:31
Ai đang bị bỏ lại ở Chị đẹp 2024?
Đời sống 12/12/2024 15:25
Gala Feeling flow 2024 – Nối vòng tay lớn, lan tỏa đam mê
Văn hóa - Thể thao 12/12/2024 09:00
Album "hay nhất đời" Trịnh Thăng Bình
Đời sống 11/12/2024 10:24
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00