Đắk Nông: Huyện Tuy Đức cấp đất trái quy định cho người dân trên đất lâm nghiệp

Hơn 234.000m2 đất lâm nghiệp do Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Nam Tây Nguyên quản lý đã bị Ủy ban nhân dân huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trái quy định cho hai người dân thuộc các tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai.
Đắk Nông: Huyện Tuy Đức cấp đất trái quy định cho người dân trên đất lâm nghiệp
Đường bê-tông được thảm thẳng tắp chạy dài qua diện tích các lô đất mà huyện Tuy Đức cấp cho người dân trên đất lâm nghiệp của Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Nam Tây Nguyên.

Cụ thể, vụ việc bắt đầu được phát hiện vào khoảng tháng 6/2022, khi một số đối tượng trong giới mua bán bất động sản đăng thông tin và tiến hành rao bán 8 thửa đất gồm: số 01, 02, 03, 04, 05, 07, 08 và 09 thuộc tờ bản đồ số 34, nằm trên địa bàn xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức.

Qua tìm hiểu thực tế của các lô đất đang rao bán cho thấy, phần lớn các thửa đất trên đã được người dân tạo lập tài sản trên đất, trồng các loại cây nông nghiệp, cây công nghiệp dài ngày...

Tuy nhiên, tiến hành xác minh nguồn gốc và chủ sở hữu đã phát hiện toàn bộ diện tích đất đang rao bán nêu trên đều nằm tại lô 3n, 4n khoảnh 3 tiểu khu 1467 thuộc lâm phần do Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Nam Tây Nguyên đang quản lý, được Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AM 880993 ngày 19/8/2008.

Về phía Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Nam Tây Nguyên, qua xác minh thực địa, Giám đốc Phạm Hòa Dũng cho rằng, những thửa đất được giới bất động sản rao bán đều nằm trên lâm phần do đơn vị đang bảo vệ, quản lý và đã được tỉnh Đắk Nông cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Vừa qua, Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Nam Tây Nguyên cũng đã tiến hành rà soát, thống kê đất xâm canh trên lâm phần đơn vị đang quản lý, sử dụng và đã phát hiện nhiều diện tích chồng lấn, lấn chiếm, thậm chí đất lâm nghiệp của đơn vị bị huyện Tuy Đức cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân địa phương.

Trong quá trình rà soát, thống kê, một số người dân xâm canh, có đất không hợp tác với lực lượng quản lý bảo vệ rừng, vì cho rằng diện tích đất họ đang sử dụng đã được huyện Tuy Đức cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là hợp pháp…

Thống kê ban đầu cho thấy, có 8 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cấp trên đất lâm nghiệp do Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Nam Tây Nguyên quản lý, với diện tích hơn 23ha.

Sau khi phát hiện vụ việc, nhằm bảo đảm việc quản lý đất đai theo quy định pháp luật, Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Nam Tây Nguyên đã ban hành văn bản số 75/CT-KHKT, với nội dung đề nghị Ủy ban nhân dân huyện Tuy Đức kiểm tra, xác minh những thửa đất nêu trên và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các thửa đất có đúng quy định pháp luật, đúng do Ủy ban nhân dân huyện Tuy Đức cấp hay không, đồng thời xác định rõ vị trí, tọa độ, địa điểm của các thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có chồng lấn, thuộc lâm phần do Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Nam Tây Nguyên hay không?

Đắk Nông: Huyện Tuy Đức cấp đất trái quy định cho người dân trên đất lâm nghiệp ảnh 1
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất huyện Tuy Đức cấp cho ông Vũ Ngọc Luân trên đất lâm nghiệp do Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Nam Tây Nguyên quản lý, sử dụng.

Qua thống kê của Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Nam Tây Nguyên cho thấy, trong số 8 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp trên đất lâm nghiệp của đơn vị thì ông Vũ Ngọc Luân, thường trú tại ấp 02, lô 25, Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai là người đã được Ủy ban nhân dân huyện Tuy Đức cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhiều nhất với diện tích hơn 213.000m2, được chia thành 7 thửa đất.

Cụ thể: thửa đất số 01, có diện tích 52.557m2; thửa đất số 02, có diện tích 33.853m2; thửa đất số 03, có diện tích 26.763m2; thửa đất số 05, có diện tích 50.000m2; thửa đất số 07, có diện tích 26.509m2; thửa đất số 08, có diện tích 16.5709m2; thửa đất số 09, có diện tích 6.831m2.

Ngoài 7 thửa đất cấp cho ông Vũ Ngọc Luân như đã nêu trên, Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Nam Tây Nguyên còn phát hiện thêm việc Ủy ban nhân dân huyện Tuy Đức cấp cho ông Phạm Ngọc Biết, thường trú tại xã Lạc Lâm, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng thửa đất số 04, tờ bản đồ số 34, với diện tích là 22.048m2.

Đắk Nông: Huyện Tuy Đức cấp đất trái quy định cho người dân trên đất lâm nghiệp ảnh 2
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất huyện Tuy Đức cấp cho ông Vũ Ngọc Luân trên đất lâm nghiệp do Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Nam Tây Nguyên quản lý, sử dụng.

Theo kết quả xác minh thực địa, kiểm tra trên các tọa độ và lồng ghép các hệ thống bản đồ có liên quan của Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Tuy Đức cho thấy, cả 8 thửa đất mà Ủy ban nhân dân huyện Tuy Đức cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Vũ Ngọc Luân và ông Phạm Ngọc Biết đang thuộc lâm phần do Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Nam Tây Nguyên quản lý, sử dụng theo quy định pháp luật, chưa được giao về cho địa phương quản lý.

Tại văn bản số 45/BT-TNMT, Phó Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tuy Đức Nguyễn Quốc Hải cho biết, qua kiểm tra, lồng ghép bản đồ cho thấy vị trí các thửa đất số 01, 02, 03, 04, 05, 07, 08, 09 thuộc tờ bản đồ số 34 đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chồng lên đất của Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Nam Tây Nguyên được Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông cho thuê đất theo Quyết định số 1088/QĐ-UBND ngày 19/8/2008.

Hiện tất cả các thửa đất nêu trên đều được chuyển nhượng cho ông Nguyễn Quốc Dũng, có địa chỉ thường trú tại 16/87/38 Nguyễn Thiện Thuật, phường 2, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, do Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Tuy Đức xác nhận ngày 8/12/2017.

Trước đó, tháng 8/2019, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Tuy Đức đã ban hành văn bản chuyển trả hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất của ông Nguyễn Quốc Dũng cho ông Nguyễn Văn Tý, địa chỉ thửa đất tại xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, với lý do chưa đúng quy định.

Theo đó, qua xác minh thực địa ngày 13/8/2019, tiến hành trên các tọa độ tại các thửa đất số 01, 02, 03, 04, 05, 07, 08 và 09 tờ bản đồ số 34 được đo đạc nghiệm thu năm 2016 lên hệ thống bản đồ địa chính xã Quảng Trực được nghiệm thu năm 2017 và lồng ghép các hệ thống bản đồ liên quan thì toàn bộ diện tích của các thửa đất nêu trên đều thuộc Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Nam Tây Nguyên quản lý, sử dụng, chưa được bàn giao về địa phương.

Vì vậy, cả 8 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp là sai đối tượng sử dụng đất theo điểm d khoản 1 Điều 106 Luật Đất đai năm 2013…

Đắk Nông: Huyện Tuy Đức cấp đất trái quy định cho người dân trên đất lâm nghiệp ảnh 3
Phần lớn các thửa đất cấp trái quy định đã được người dân tạo lập tài sản trên đất, trồng các loại cây nông nghiệp, cây công nghiệp dài ngày...

Từ các tài liệu, văn bản, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chúng tôi thu thập được cho thấy có nhiều điểm còn khuất tất trong quy trình cấp 8 thửa đất nêu trên. Cụ thể, cùng một đối tượng được cấp đất nhưng tại các thời điểm được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có năm sinh, địa chỉ khác nhau.

Tại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 03, tờ bản đồ số 34 cấp cho ông Vũ Ngọc Luân vào ngày 15/4/2008 (thời điểm Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông cho Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Nam Tây Nguyên thuê đất theo Quyết định số 1088/QĐ-UBND là ngày 19/8/2008, trước 6 tháng) ghi nội dung ông Luân sinh năm 1982, có địa chỉ thường trú tại ấp 02, lô 25, Thống Nhất, Đồng Nai.

Còn tại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 07, tờ bản đồ số 34 cấp cho ông Vũ Ngọc Luân vào ngày 19/9/2008 (thời điểm Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông cho Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Nam Tây Nguyên thuê đất theo Quyết định số 1088/QĐ-UBND là ngày 19/8/2008, sau 1 tháng) lại ghi nội dung ông Luân sinh năm 1977, có địa chỉ thường trú tại bon Bu Lum, xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông...

Trong khi đó, qua xác minh của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tuy Đức thì ông Luân chỉ có 1 địa chỉ thường trú tại ấp 02, lô 25, Thống Nhất, Đồng Nai.

Tại tỉnh Đắk Nông, thời gian qua thực trạng làm giả Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; mạo danh giấy tờ tùy thân, giả chữ ký của người khác để làm thủ tục cấp đất, trục lợi cho cá nhân, người thân; nhận hối lộ làm trái quy định về đất đai đã được phát hiện tại một số huyện, thành phố như Đắk Song, Đắk Glong, Gia Nghĩa, Tuy Đức…, trong đó có nhiều cán bộ, đảng viên là lãnh đạo huyện, các phòng, ban, văn phòng đăng ký đất đai, địa chính đã bị bắt, khởi tố, xử lý hình sự.

https://nhandan.vn/dak-nong-huyen-tuy-duc-cap-dat-trai-quy-dinh-cho-nguoi-dan-tren-dat-lam-nghiep-post731456.html
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Yên Bái: Xã Nghĩa Lộ sản xuất an toàn, sản phẩm không lo ế

Yên Bái: Xã Nghĩa Lộ sản xuất an toàn, sản phẩm không lo ế

Nhiều năm qua, người trồng cây ăn quả ở xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ đã đẩy mạnh sản xuất theo hướng an toàn, không thuốc trừ cỏ, không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) với quan niệm “sản xuất an toàn, sản phẩm không lo ế”.
Điện Biên: Trao quà và tặng học bổng học sinh nghèo vượt khó ở Mường Phăng

Điện Biên: Trao quà và tặng học bổng học sinh nghèo vượt khó ở Mường Phăng

Ngày 29/4, tại xã Mường Phăng, TP. Điện Biên Phủ, Quỹ Tâm hồn đẹp (TP. Hà Nội) phối hợp với Phòng Giáo dục - Đào tạo TP. Điện Biên Phủ và Báo Điện Biên Phủ (đơn vị kết nối) tổ chức trao học bổng tặng học sinh nghèo vượt khó.
Điện Biên theo dòng lịch sử

Điện Biên theo dòng lịch sử

Hàng trăm tài, liệu hình ảnh về lịch sử vùng đất Điện Biên từ thuở sơ khai đến nay với những mốc son chói lọi được tái hiện sinh động trong triển lãm “Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ” dưới hình thức trực tuyến 3D. Qua đây, giúp người xem có cái nhìn tổng quát, rõ nét hơn về lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất giàu truyền thống văn hóa, yêu nước. Góp phần nâng cao nhận thức, niềm tự hào về mảnh đất, con người Điện Biên cho thế hệ hôm nay và mai sau.
Yên Bái: Gương sáng Bản Tát

Yên Bái: Gương sáng Bản Tát

Nói đến ông Hoàng Văn On, người dân tộc Dao ở thôn Bản Tát, xã Châu Quê Hạ, huyện Văn Yên ai nấy đều nể phục tấm gương sản xuất giỏi tiêu biểu, trở thành tỷ phú từ trồng quế nhiều năm qua. Trồng quế lâu năm, nguồn thu nhập từ cây quế của gia đình ông trung bình hàng năm đạt trên 800 triệu đồng.
Điện Biên: Đổi thay Mường Pồn

Điện Biên: Đổi thay Mường Pồn

Mường Pồn - xã biên giới huyện Điện Biên - nơi chiến sĩ liên lạc Bế Văn Đàn hi sinh anh dũng, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ 70 năm trước. Phát huy truyền thống cách mạng, những năm sau giải phóng, cấp ủy, chính quyền địa phương và người dân nỗ lực khắc phục khó khăn, thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng quê hương ngày càng đổi mới, giàu đẹp.
Yên Bái: Giáo dục thế hệ trẻ về Chiến thắng lịch sử Điên Biên Phủ

Yên Bái: Giáo dục thế hệ trẻ về Chiến thắng lịch sử Điên Biên Phủ

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 là mốc son chói lọi trong lịch sử của dân tộc, mở đầu nền hòa bình cho đất nước. Trân trọng và tự hào về những thành quả mà thế hệ cha ông đã đổ máu xương giành được, thời gian qua, các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã có nhiều cách làm thiết thực để giáo dục cho thế hệ trẻ về ý nghĩa của chiến thắng lịch sử "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Các tin khác

Điện Biên: Diện mạo mới Thanh Nưa

Điện Biên: Diện mạo mới Thanh Nưa

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, quân và dân quanh cứ điểm đồi Độc Lập (nay thuộc xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên) đã kiên cường đứng lên chiến đấu với thực dân Pháp. 70 năm sau Chiến thắng Điện Biên Phủ cứ điểm Độc Lập đã có nhiều đổi thay với diện mạo của một xã nông thôn mới.
Sơn La: Miền đất Sơn La trên hành trình du lịch “về nguồn”

Sơn La: Miền đất Sơn La trên hành trình du lịch “về nguồn”

Những ngày này, tuyến quốc lộ 6 kết nối thủ đô Hà Nội với chiến trường Điện Biên xưa nườm nượp những đoàn xe đưa các cựu chiến binh và du khách về thăm lại chiến trường oanh liệt “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Trên hành trình “du lịch về nguồn” ấy, có rất nhiều đoàn khách dừng chân tại Sơn La, thăm các di tích lịch sử hào hùng của quân và dân ta trong các cuộc kháng chiến diễn ra trên miền đất Tây Bắc.
Sơn La: Lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế hiệu quả

Sơn La: Lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế hiệu quả

Đảng bộ xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu có 382 đảng viên, sinh hoạt ở 20 chi bộ trực thuộc. Những năm qua, Đảng bộ xã đã phát huy vai trò lãnh đạo của cấp ủy trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương, xây dựng và nhân rộng các mô hình kinh tế.
Điện Biên: Bế mạc Triển lãm “Du lịch qua các miền di sản và danh thắng Việt Nam”

Điện Biên: Bế mạc Triển lãm “Du lịch qua các miền di sản và danh thắng Việt Nam”

Tối 24/4, tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa và Thông tin du lịch Điện Biên Phủ đã diễn ra Lễ bế mạc Triển lãm “Du lịch qua các miền di sản và danh thắng Việt Nam”. Đồng chí Lò Văn Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên tới dự.
Điện Biên: Mường Nhé biểu dương điển hình tiên tiến học và làm theo Bác

Điện Biên: Mường Nhé biểu dương điển hình tiên tiến học và làm theo Bác

Sáng 24/4, Ban Thường vụ Huyện ủy Mường Nhé tổ chức Hội nghị biểu dương gương điển hình, tiên tiến trong “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và triển khai Mô hình “Cán bộ, đảng viên 5N” gắn với chuyên đề năm 2024. Hội nghị là đợt sinh hoạt chính trị quan trọng, hướng đến Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và kỷ niệm 134 năm ngày sinh nhật Bác.
Sơn La: Du lịch Quỳnh Nhai sẵn sàng cho kỳ nghỉ lễ

Sơn La: Du lịch Quỳnh Nhai sẵn sàng cho kỳ nghỉ lễ

Nằm cách thành phố Sơn La 60 km, huyện Quỳnh Nhai có nhiều điểm đến tham quan, trải nghiệm hấp dẫn, như: Cầu Pá Uôn, Đảo Trái tim, Đền Linh Sơn Thủy Từ, Suối khoáng nóng bản Bon, Vịnh Uy Phong... Khám phá cảnh đẹp vùng lòng hồ Quỳnh Nhai đang là lựa chọn hấp dẫn cho nhiều du khách dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay. Các điểm du lịch, khách sạn trên địa bàn huyện Quỳnh Nhai đã sắn sàng đón tiếp du khách tới tham quan, trải nghiệm.
Sơn La: Giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ

Sơn La: Giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ

Phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, các hội viên cựu chiến binh trong tỉnh luôn gương mẫu thực hiện các phong trào thi đua, hoạt động ở địa phương, chú trọng giáo dục truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng cho thế hệ trẻ.
Yên Bái vượt khó để phát triển rừng gỗ lớn

Yên Bái vượt khó để phát triển rừng gỗ lớn

Trồng rừng gỗ lớn không chỉ thực hiện ước mong lớn về kinh tế mà còn là hướng đi có ý nghĩa lâu dài, bền vững với môi trường và hệ sinh thái. Tuy nhiên, việc trồng rừng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Yên Bái vẫn còn gặp nhiều khó khăn nhất định đòi hỏi phải có thêm những chính sách, hoạt động hỗ trợ, tạo động lực để nhiều hộ dân tham gia…
Điện Biên: Bí thư Tỉnh ủy Trần Quốc Cường kiểm tra công tác chuẩn bị đón đoàn diễu binh, diễu hành tại Mường Ảng

Điện Biên: Bí thư Tỉnh ủy Trần Quốc Cường kiểm tra công tác chuẩn bị đón đoàn diễu binh, diễu hành tại Mường Ảng

Sáng 21/4, Đoàn công tác của Thường trực Tỉnh ủy, do đồng chí Trần Quốc Cường, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra công tác chuẩn bị đón các đoàn công tác, lực lượng diễu binh, diễu hành Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ của Bộ Quốc phòng cơ động đi qua và dừng chân tại huyện Mường Ảng. Cùng đi có các đồng chí: Mùa A Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Phạm Khắc Quân, Ủy viên BTV, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy.
Yên Bái: Đồng bào Mông Văn Chấn đổi mới tư duy làm kinh tế

Yên Bái: Đồng bào Mông Văn Chấn đổi mới tư duy làm kinh tế

Từng chỉ biết cày cấy, nuôi vài con lợn, con gà, ngày nay, nhiều hộ đồng bào Mông trên địa bàn huyện Văn Chấn đã nghĩ khác, làm khác, mạnh dạn đầu tư để chuyển đổi sang các mô hình kinh tế mới. Điều này không những minh chứng cho sự thay đổi trong tư duy và hành động mà còn thể hiện ý chí, khát khao vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên quê hương.
Điện Biên: Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử

Điện Biên: Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử

Sáng nay (20/4), tại Khách sạn Mường Thanh, TP. Điện Biên Phủ, Sở Công thương tỉnh Điện Biên phối hợp Cục Thương mại điện tử (TMĐT) và kinh tế số, Bộ Công thương tổ chức Hội nghị thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển TMĐT tại Điện Biên và các tỉnh vùng Tây Bắc. Dự hội nghị có đồng chí Phạm Đức Toàn, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; đại diện UBND, Sở Công Thương các tỉnh khu vực Tây Bắc và 200 đại biểu đến từ các Hiệp hội, doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ sở đào tạo trên địa bàn các tỉnh vùng Tây Bắc; doanh nghiệp trong lĩnh vực TMĐT.
Lào Cai có hơn 4.000 ha trồng cây dược liệu

Lào Cai có hơn 4.000 ha trồng cây dược liệu

Theo số liệu thống kế của cơ quan chuyên ngành, đến hết năm 2023, tổng diện tích trồng cây dược liệu trên địa bàn toàn tỉnh đạt 4.105 ha.
Sơn La: Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

Sơn La: Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

Sơn La có 12 dân tộc anh em sinh sống, mỗi dân tộc có nền văn hóa lâu đời, phong phú và đặc sắc. Đó là những di sản văn hóa phi vật thể có giá trị được đồng bào lưu giữ từ thế hệ này sang thế hệ khác, mang ý nghĩa đặc biệt, đại diện cho tín ngưỡng, văn hóa truyền thống và nguồn cội dân tộc.
Yên Bái: Mù Cang Chải phát huy thế mạnh chăn nuôi

Yên Bái: Mù Cang Chải phát huy thế mạnh chăn nuôi

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.
Sơn La: Phát triển vùng nguyên liệu trồng cây gai xanh

Sơn La: Phát triển vùng nguyên liệu trồng cây gai xanh

Ngày 17/4, đồng chí Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì cuộc làm việc với Công ty cổ phần nông nghiệp An Phước – Viramie, bàn giải pháp phát triển vùng nguyên liệu trồng cây gai xanh trên địa bàn tỉnh.
Yên Bái: Du lịch đưa sản vật quê hương vươn xa

Yên Bái: Du lịch đưa sản vật quê hương vươn xa

Trên đà phát triển ngày càng mạnh mẽ, du lịch Yên Bái thúc đẩy vào sự phát triển chung của nền kinh tế - xã hội tại tất cả các địa phương. Không chỉ góp phần quảng bá hình ảnh thiên nhiên, văn hoá, con người, du lịch đã tạo cầu nối đưa các sản vật Yên Bái vươn khắp mọi miền Tổ quốc, đặc biệt là các sản phẩm du lịch liên quan ẩm thực.
Sơn La: Sản phẩm OCOP từ món ăn bình dị của người dân tộc Thái

Sơn La: Sản phẩm OCOP từ món ăn bình dị của người dân tộc Thái

Thúa ố là thức chấm được làm từ đậu tương lên men, là món ăn dân dã của đồng bào dân tộc Thái ở Sơn La. HTX Nông nghiệp bản Pặt, xã Mường Chùm, huyện Mường La, đã nghiên cứu, đầu tư đưa món thúa ố thành sản phẩm OCOP đạt chứng nhận 3 sao.
Bình Phước: Đấu giá quyền sử dụng 19 lô đất thuộc Khu dân cư, đô thị và dịch vụ thương mại Suối Đôi

Bình Phước: Đấu giá quyền sử dụng 19 lô đất thuộc Khu dân cư, đô thị và dịch vụ thương mại Suối Đôi

Ngày 10/5, Công ty Đấu giá hợp danh Luật Việt và Trung tâm Phát triển quỹ đất thị xã Chơn Thành sẽ tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất đối với 19 lô đất (cụm LK-7) tại Khu dân cư, đô thị và dịch vụ thương mại Suối Đôi (Khu phố 6, phường Hưng Long, thị xã Chơn Thành, tỉnh Bình Phước).
Xem thêm
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động