Bất cập về bậc thuế, mức thuế: Nên sửa thế nào?
Đây là quan điểm của luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI xung quanh Dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế) đang được dư luận hết sức quan tâm.
Việc bổ sung các khoản chi thiết yếu vào khoản giảm trừ gia cảnh khi tính thuế thu nhập cá nhân là hợp lý, song cần tính toán kỹ càng để đưa ra cách tính các khoản giảm trừ. Ảnh minh hoạ |
Theo đó, Dự án đã được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, dự kiến được trình Quốc hội cho ý kiến vào Kỳ họp thứ 10 (tháng 10/2025), thông qua tại Kỳ họp thứ 11 (tháng 5/2026).
Tại Báo cáo tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Bộ Tài chính đề xuất nghiên cứu điều chỉnh quy định về mức giảm trừ gia cảnh cho cá nhân người nộp thuế và người phụ thuộc. Theo quy định hiện hành, từ năm 2020 đến nay, mức giảm trừ đối với người nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng, mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.
Bộ Tài chính cho rằng, cần thiết phải rà soát, đánh giá lại để đề xuất phương án sửa đổi, bổ sung quy định về giảm trừ gia cảnh bảo đảm phù hợp với biến động của giá cả, sự gia tăng mức sống dân cư trong giai đoạn vừa qua, dự báo cho thời gian tới, đồng thời không làm giảm vai trò của chính sách thuế thu nhập cá nhân trong hệ thống thuế.
Trong đó, về nghiên cứu bổ sung các khoản giảm trừ đặc thù khác, Luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành quy định về giảm trừ cho bản thân người nộp thuế, giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc mà người nộp thuế phải nuôi dưỡng; đồng thời quy định không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, các khoản trợ cấp, phụ cấp đặc thù, các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo…
Qua nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế cho thấy, hầu hết pháp luật thuế thu nhập cá nhân của các nước đều quy định ba nhóm giảm trừ gồm: giảm trừ chung cho cá nhân người nộp thuế; các khoản giảm trừ cho người phụ thuộc, như giảm trừ cho con, cho vợ hoặc chồng, bố, mẹ…; các khoản giảm trừ có tính chất đặc thù (ví dụ, giảm trừ cho chi phí y tế, giáo dục…).
Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, phạm vi các khoản chi được giảm trừ, mức độ được giảm trừ cần phải được cân nhắc, tính toán phù hợp để vừa đạt được mục tiêu đề ra nhưng cũng không làm giảm vai trò của chính sách thuế thu nhập cá nhân dưới phương diện là một công cụ điều tiết, thực hiện phân phối lại thu nhập.
Về bậc thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành quy định Biểu thuế lũy tiến từng phần áp dụng đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công với 7 bậc thuế: 5%, 10%, 15%, 20%, 25%, 30% và 35%. Qua rà soát cơ cấu biểu thuế hiện nay và nghiên cứu xu hướng cải thiện về mức sống dân cư trong thời gian tới cũng như kinh nghiệm quốc tế, Bộ Tài chính cho rằng, Việt Nam có thể nghiên cứu để cắt giảm số bậc thuế từ 7 bậc xuống mức phù hợp. Đồng thời, xem xét nới rộng khoảng cách thu nhập trong các bậc thuế, bảo đảm điều tiết ở mức cao hơn vào những người có thu nhập ở bậc thuế cao. Thực hiện theo hướng này sẽ góp phần đơn giản hóa, giảm số bậc thuế nhằm tạo thuận lợi cho công tác kê khai, nộp thuế của người nộp thuế.
Về thuế suất thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, chính sách thuế thu nhập cá nhân hiện hành không phân biệt theo thời gian nắm giữ bất động sản của người chuyển nhượng. Bộ Tài chính cho rằng, để điều tiết hợp lý, tránh tình trạng đầu cơ, có thể nghiên cứu để thực hiện thu thuế đối với thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản theo thời gian nắm giữ như kinh nghiệm của một số nước.
Chuyên gia cho rằng, cần có cơ chế giám sát với sự phối hợp giữa các bên về bảo hiểm, y tế, giáo dục, cơ quan thuế để kiểm tra hồ sơ chứng từ, bảo đảm phản ánh trung thực, khách quan, tránh trục lợi. Ảnh minh hoạ |
Bình luận về nội dung này, chuyên gia về thuế, ông Nguyễn Văn Được, Tổng giám đốc Công ty TNHH Kế toán và Tư vấn thuế Trọng Tín đánh giá cao việc sửa đổi toàn diện Luật Thuế thu nhập cá nhân, trong đó bổ sung các khoản chi cần thiết cho cuộc sống của người nộp thuế và người phụ thuộc như chi cho giáo dục, y tế. Tuy nhiên, cần có quy định cụ thể trong luật để tránh tình trạng lợi dụng chính sách và gây thiếu công bằng.
“Để tạo sự công bằng và hài hòa giữa người nộp thuế, Luật cần xác định ngưỡng chi trả hài hòa. Ví dụ, chỉ chấp nhận mức học phí tương ứng mức trường công lập, viện phí theo mức của bệnh viện công. Đồng thời, cần có cơ chế giám sát với sự phối hợp giữa các bên về bảo hiểm, y tế, giáo dục, cơ quan thuế để kiểm tra hồ sơ chứng từ, bảo đảm phản ánh trung thực, khách quan, tránh trục lợi”, ông Được nói.
Về giảm và giãn bậc thuế, theo ông Được, cần giảm xuống còn 5 bậc thay vì 7 bậc như hiện nay. Trong đó, nghiên cứu lợi ích và đánh giá tác động của việc bỏ bậc thuế cao nhất (35%). Đồng thời, nên giãn rộng khoảng cách thu nhập ở các bậc thuế thấp và “co hẹp” ở các bậc thuế cao. Chẳng hạn, quy định hiện hành là thu nhập chịu thuế từ 0 - 5 triệu đồng/tháng chịu thuế suất 5% có thể thay bằng thu nhập chịu thuế từ 0 - 10 triệu đồng/tháng mới chịu thuế suất đó. Tương tự, khoảng cách thu nhập tính thuế ở bậc 5 và bậc 6 hiện là 8 triệu đồng có thể thay bằng 10 triệu đồng…
Trao đổi về nội dung này, luật sư Trương Thanh Đức - Giám đốc Công ty Luật ANVI cũng cho rằng, việc bổ sung các khoản chi thiết yếu trong cuộc sống vào khoản giảm trừ gia cảnh khi tính thuế thu nhập cá nhân là hợp lý, song cần tính toán kỹ càng để đưa ra cách tính các khoản giảm trừ. Theo đó, có thể quy định mang tính “khung” tại Luật và giao Chính phủ hướng dẫn cụ thể tại các văn bản dưới luật để bảo đảm thực thi hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế.
Với việc giảm và giãn bậc thuế, vị chuyên gia cho rằng, nên điều chỉnh theo hướng có thể rút từ 7 bậc xuống còn 3 bậc để đơn giản hóa trong thực hiện đồng thời vẫn có thể không giảm nguồn thu.
Cụ thể, bậc đầu tiên 5% áp dụng cho ngưỡng thu nhập tính thuế thấp để mở rộng phạm vi chịu thuế ở mức thấp theo nguyên lý thuế thu nhập cá nhân chứ không phải là thuế thu nhập cao. Sau đó, chỉ còn 2 bậc là 15% và 30% với khoảng cách xa về ngưỡng thu nhập chịu thuế và bỏ bậc 35%.
“Trong đó, bậc 30% chỉ dành cho giới siêu giàu, chẳng hạn thu nhập trên 1 tỷ đồng/tháng theo giá hiện nay thay vì mức thu nhập trăm triệu cũng phải chịu ngưỡng thuế quá cao trong khi đó không phải là mức thu nhập quá lớn trong điều kiện sống đô thị hiện nay”, luật sư Trương Thanh Đức nói.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Bất cập về bậc thuế, mức thuế: Nên sửa thế nào?
Kinh tế 29/11/2024 17:00
Các tin khác
Gỡ vướng thế chấp tài sản trí tuệ
Kinh tế 29/11/2024 15:00
Đằng sau những tuyên bố áp thuế mạnh mẽ của ông Trump
Kinh tế 29/11/2024 10:00
Vietsovpetro - Biểu tượng của tình hữu nghị tin cậy, bền vững
Kinh tế - Tài chính 29/11/2024 09:38
Eximbank "Bắc tiến" đưa thương hiệu phủ sóng toàn quốc
Kinh tế 29/11/2024 06:36
WB khuyến nghị chính sách để Việt Nam trở thành nền kinh tế thu nhập cao
Kinh tế - Tài chính 28/11/2024 17:00
Empowered Startups: Cơ hội dành cho các doanh nhân và start-up
Kinh tế 28/11/2024 14:00
Ông Trump tăng thuế nhập khẩu, ai chịu thiệt?
Kinh tế 28/11/2024 11:00
Dự báo kinh tế toàn cầu cả năm 2024 tăng thêm từ 0,1 – 0,3 điểm phần trăm
Kinh tế - Tài chính 28/11/2024 08:00
Vinamilk tài trợ “132 kg đạm” cho 11.000 runner VnExpress Marathon Hà Nội
Kinh tế - Tài chính 27/11/2024 16:44
Gánh nặng chi phí từ 2 nhà máy ngưng hoạt động , POM tiếp tục lỗ đậm
Kinh tế - Tài chính 27/11/2024 16:00
Nhiều triển vọng tích cực cho fintech ASEAN
Kinh tế 27/11/2024 14:31
Được đề cử Bộ trưởng Tài chính Mỹ, ông Scott Bessent sẽ hành động ra sao?
Kinh tế 27/11/2024 12:00
PV GAS: “Một đội ngũ, Một mục tiêu” nắm bắt vận hội lớn
Kinh tế 27/11/2024 10:51
ASEAN sẽ trở thành nhân tố chủ chốt toàn cầu?
Kinh tế 27/11/2024 08:00
Ngân hàng cấp tập đẩy vốn, cuối năm lãi suất cho vay giảm?
Kinh tế - Tài chính 27/11/2024 06:20
Elon Musk - "sợi dây" níu giữ quan hệ thương mại Mỹ - Trung
Kinh tế 26/11/2024 17:00
Hơn 2,3 triệu tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp tại TP HCM
Kinh tế 25/11/2024 16:00
Châu Âu thêm cơn "đau đầu" vì ông Donald Trump
Kinh tế - Tài chính 25/11/2024 12:00
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00