Làn sóng hoảng loạn đang bao trùm thị trường tài chính toàn cầu

Báo cáo chiến lược mới đây của Chứng khoán MBS cho thấy, thị trường chứng khoán thế giới đồng loạt bán tháo dữ dội trong phiên đầu tuần, nối tiếp xu thế của tuần vừa rồi do nhà đầu tư lo sợ kế hoạch thuế quan đối ứng của Tổng thống Donald Trump sẽ châm ngòi cho một cuộc chiến thương mại căng thẳng trên phạm vi toàn cầu. Nỗi lo sợ này càng gia tăng khi Trung Quốc đã tuyên bố áp thuế quan trả đũa 34% lên toàn bộ hàng hóa Trung Quốc. Phần lớn các chỉ số chính trên toàn cầu đã bước vào thị trường giá xuống hoặc gần ngưỡng thị trường giá xuống (giảm 20% từ đỉnh).

Phiên giao dịch ngày thứ 2 (07/04) tiếp tục trở thành “ngày thứ hai đen tối” khi làn sóng bán tháo cổ phiếu toàn cầu khiến các thị trường lao dốc không phanh, thậm chí cơ chế “phút phích” cũng được kích hoạt. Tại Hồng Kông, chỉ số chứng khoán Hang Seng khép phiên giảm hơn 13%, mức giảm mạnh nhất trong hơn 16 năm sau khi Bắc Kinh tuyên bố áp thuế 34% lên tất cả hàng nhập khẩu từ Mỹ. Thị trường Trung Quốc Đại lục và Nhật Bản đều giảm trên 7%. Thị trường Nhật Bản và Đài Loan đã phải kích hoạt cơ chế "ngắt mạch" do mức độ tổn thất quá lớn.

Thị trường chứng khoán toàn cầu chao đảo, nhà đầu tư nên làm gì?

Chứng khoán thế giới đi vào nhịp điều chỉnh kể từ ngày bầu cử Tổng thống Mỹ (5/11/2024)

Tuần trước, thị trường chứng khoán Mỹ trải qua 2 phiên bán tháo dữ dội vào cuối tuần, sau khi Trung Quốc tuyên bố trả đũa thuế đối ứng của Tổng thống Donald Trump bằng cách áp thuế quan mới lên hàng hóa Mỹ. Động thái của Bắc Kinh thổi bùng mối lo sợ rằng ông Trump đã châm ngòi cho một cuộc chiến thương mại toàn cầu có khả năng đẩy nền kinh tế thế giới vào suy thoái. Đối với chỉ số Dow Jones, phiên giảm hơn 2.230 điểm cuối tuần trước là là phiên giảm mạnh nhất của chỉ số blue-chip này kể từ tháng 6/2020, thời điểm Covid-19 đang căng thẳng. Phiên bán tháo ngày thứ Sáu nối tiếp cú giảm 1.700 điểm trong phiên ngày thứ Năm và đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử giảm Dow Jones trên 1.500 điểm trong hai phiên liên tiếp. Phiên giảm ngày thứ 6 khiến giá trị vốn hóa thị trường của S&P 500 giảm 5 nghìn tỷ USD, theo hãng tin Reuters. Tính từ đầu năm, chỉ số đã giảm khoảng 14%. Cú giảm 6% ngày thứ Sáu của S&P 500 gần với mức giảm 7% mà ở đó cơ chế ngắt mạch giao dịch sẽ được kích hoạt để dừng giao dịch trong 15 phút - cơ chế nhằm mục đích ngăn việc bán tháo đẩy thị trường vào một vòng xoáy giảm.

Thị trường hiện đang định giá 5 lần cắt giảm lãi suất của Fed trước khi kết thúc năm. Làn sóng hoảng loạn đang bao trùm thị trường tài chính toàn cầu và các nhà giao dịch dự báo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ phải cắt giảm lãi suất thêm 5 lần nữa trong năm nay khi nỗi lo suy thoái dâng cao. Thậm chí, họ còn dự báo Fed có thể giảm lãi suất khẩn cấp vào tuần tới.

Thị trường trong nước vừa có tuần giảm mạnh nhất kể từ giữa tháng 5/2022. Chỉ số Vn-Index chốt tuần ở 1.210,67 điểm, giảm -106,79 điểm, tương đương sụt -8,11% so với tuần trước, đánh dấu tuần giảm thứ 3 và xóa sạch thành quả tăng 8 tuần liên tiếp. Nhóm cổ phiếu Midcap và Smallcap đều giảm trên -10%, bên cạnh đó nhóm Vn30 cũng giảm -6,8%.

Với 2 phiên giảm kỷ lục từ nền 1.300 điểm về mức thấp nhất 1.160 điểm, khiến không một nhóm cổ phiếu này đi ngược thị trường, một số nhóm cổ phiếu có mức giảm mạnh như: Cao su tự nhiên (-22,76%), Dệt may (-18,29%), Viettel (-15,67%), BĐS KCN (-15,36%), …

Thị trường chứng khoán toàn cầu chao đảo, nhà đầu tư nên làm gì?
Chỉ số Vn-Index để mất hơn 106 điểm, mức giảm mạnh nhất kể từ giữa tháng 5/2022, đẩy thanh khoản lên mức cao nhất 11 tháng

Thanh khoản toàn thị trường tuần vừa qua đạt 29.864 tỷ đồng, cao nhất 11 tháng qua, tăng +46,8% so với tuần trước đó, trong đó thanh khoản khớp lệnh cũng tăng vọt +59,6% lên 27.112 tỷ đồng. Theo thống kê, thanh khoản tháng 3 đạt 22.741 tỷ đồng, tăng +27,32% so với tháng 2 nhưng vẫn thấp hơn -23,6% so với cùng kỳ. Thanh khoản các phiên đầu tháng 4 đạt bình quân 31.607 tỷ đồng, tăng 29,5% so với cùng kỳ. Lũy kế từ đầu năm, thanh khoản toàn thị trường đạt 21.259 tỷ đồng, tăng nhẹ +0,84% so với mức bình quân năm 2024.
Khối ngoại bán ròng hơn -9.113 tỷ đồng trong tuần vừa qua. Lũy kế từ đầu năm, khối ngoại đã bán ròng -35.300 tỷ đồng. Năm ngoái, khối ngại bán ròng trên toàn thị trường với con số kỷ lục hơn 93.000 tỷ đồng, thì chỉ trong vòng hơn 3 tháng đầu năm nay, khối ngoại đã bán ròng hơn 35.000 tỷ đồng.

Tuần vừa qua, thanh khoản toàn thị trường tăng gần 50%, nhiều nhóm cổ phiếu có mức tăng trên 100% kèm tỷ trọng cũng tăng mạnh nhưng đây là dòng tiền được tạo ra từ áp lực bán mạnh, do vậy tuần vừa qua dòng tiền đã rút ra khoảng 90.000 tỷ đồng trong 2 phiên cuối tuần.

Về định giá, hiện tại chỉ số P/E (ttm) của thị trường đã thấp hơn 1 độ lệch chuẩn so với mức bình quân 5 năm. Đây là lần thứ 2 chỉ số P/E về vùng thấp hơn so với mức bình quân 1 đội lệch chuẩn kể từ cuối tháng 10 và đầu tháng 11/2024, thời điểm chỉ số Vn-Index ở vùng 1.250 điểm.

Nhà đầu tư nên ưu tiên bảo toàn vốn

Bối cảnh chung lúc này là các thị trường trên thế giới đã và đang tiệm cận thị trường giá xuống (giảm 20% từ đỉnh gần nhất) hoặc nằm sâu ở trạng thái này. Sự lao dốc của thị trường đã khiến một số người ủng hộ nhiệt thành nhất của Trump trong giới chính trị cũng phải dự báo về hậu quả rộng lớn hơn. Trump - người từng chú ý sát sao đến hiệu suất thị trường chứng khoán trong nhiệm kỳ đầu tiên - đã cho thấy ông sẽ không dễ dàng thay đổi lập trường vì sự sụt giảm do thuế quan gây ra. Vào ngày 04/04, ông khẳng định chính sách sẽ được duy trì và các tập đoàn lớn không lo ngại về kế hoạch thuế quan. Làn sóng hoảng loạn đang bao trùm thị trường tài chính toàn cầu và các nhà giao dịch dự báo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ phải cắt giảm lãi suất thêm 5 lần nữa trong năm nay khi nỗi lo suy thoái dâng cao. Thậm chí, họ còn dự báo Fed có thể giảm lãi suất khẩn cấp vào tuần tới.

Thị trường chứng khoán toàn cầu chao đảo, nhà đầu tư nên làm gì?

Đối với thị trường trong nước, trước 2 phiên giảm mạnh vào cuối tuần trước, thị trường ở trên ngưỡng 1.300 điểm với mức thanh khoản bình quân trên ngưỡng 20.000 tỷ đồng, mức thanh khoản ở tuần vừa qua đã tăng gần 47% cho thấy lượng cổ phiếu được hấp thụ ở chiều xuống cũng rất khá, tuy vậy với 2 phiên liên tiếp lượng tiền đang được tích tụ gần 90 nghìn tỷ đồng cũng là rủi ro khi áp lực giảm của thị trường vẫn rất lớn bởi tác động từ bên ngoài. Chỉ số Vn-Index đã giảm gần 130 điểm (-9,5%) và giảm 180 điểm (-13,5%) đến điểm thấp nhất (1.160 điểm) vẫn thấp hơn so với các thị trường trong khu vực Đông Nam Á cũng như thị trường Mỹ.

Một số thông tin hỗ trợ thị trường như dữ liệu vĩ mô quý 1/2025 hay Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump khẳng định Việt Nam sẵn sàng trao đổi với phía Hoa Kỳ để đưa mức thuế nhập khẩu về 0% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Hoa Kỳ. Tuy vậy, bối cảnh thế giới lúc này tác động mạnh, bên cạnh đó lượng cổ phiếu ở vùng 1.300 điểm sẽ còn gặp áp lực nếu dùng đòn bẩy và khả năng bán kỹ thuật vẫn còn.

Trong kịch bản cơ bản, MBS cho rằng thị trường vẫn chịu áp lực bán kỹ thuật, lúc này nên quan sát chứng khoán thế giới vì các thị trường này tạo đỉnh trước và điều chỉnh trước, do vậy khả năng cũng sẽ tạo vùng cân bằng trước khi mức chiết khẩu đủ hấp dẫn. Về kỹ thuật, mức đáy của tuần trước ở khu vực 1.160 điểm cũng đáng lưu ý vì nếu thị trường xuyên thủng mức hỗ trợ này, đồng nghĩa với xu hướng tăng kể từ năm 2020 sẽ gặp bất lợi, nhà đầu tư nên chuẩn bị kịch bản thận trọng.

"Tâm lý nhà đầu tư đang bi quan khi “bóng ma” thương chiến càn quét qua các thị trường, trading trong một xu hướng xuống thì quản trị danh mục phải đặt lên hàng đầu, cho đến lúc thị trường tạo đáy phải “sống sót”, do vậy nhà đầu tư nên Bảo toàn vốn để có thể sống sót qua tuần này.", chuyên gia MBS khuyến nghị.

Nguồn:Thị trường chứng khoán toàn cầu chao đảo, nhà đầu tư nên làm gì?